Các đại biểu dự hội nghị.
Dự hội nghị có đồng chí Vũ Nam Tiến, TUV, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp tỉnh. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo Sở: Khoa học- Công nghệ, Du lịch; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; đại diện các chủ thể sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh.
Đại diện Hội đồng OCOP cấp tỉnh, đồng chí Vũ Nam Tiến nhấn mạnh: sau gần 4 năm thực hiện Chương trình OCOP đã thể hiện được sự phù hợp về định hướng, chính sách để phát huy sản phẩm thế mạnh, có lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa của các địa phương, huy động được sự tham gia của tất cả các cấp, ngành, hệ thống chính trị. Phát triển sản phẩm OCOP trở thành giải pháp, tiếp cận được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng NTM.
Chương trình đã mở ra cơ hội phát triển sản xuất, gia tăng giá trị của nhiều loại sản phẩm của địa phương. Nhiều vùng, địa phương đã phát huy các lợi thế theo nhóm sản phẩm để phát triển thành sản phẩm OCOP. Qua đó, tạo ra phong trào khởi nghiệp sâu rộng ở các địa phương, đã có nhiều HTX, doanh nghiệp tham gia.
Trong năm 2021 đã có 06 hợp tác xã tham gia chương trình; 12 công ty cổ phần; 01 doanh nghiệp tư nhân; 02 hộ gia đình. Cụ thể, đã có 28 sản phẩm đăng ký hồ sơ tham gia dự thi đánh giá, phân hạng (vượt 16,7% so với kế hoạch). Trong đó, nhóm thực phẩm (10 sản phẩm); nhóm thảo dược (06 sản phẩm); nhóm đồ uống (02 sản phẩm); nhóm thủ công mỹ nghệ, trang trí (10 sản phẩm).
Các sản phẩm được Hội đồng OCOP cấp huyện và cấp tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng theo đúng các tiêu chí theo Quyết định 1048, ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của tỉnh Ninh Bình năm 2021 đối với 28 sản phẩm. Trong đó, có 10 sản phẩm đạt hạng 3 sao; 14 sản phẩm đạt 4 sao; 4 sản phẩm có tiềm năng 5 sao (có số điểm từ 90 điểm trở lên).
Trao giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm OCOP 4 sao.
Nhìn chung, các sản phẩm được hỗ trợ chuẩn hóa, như: xây dựng hồ sơ chất lượng sản phẩm; tài liệu quản lý chất lượng nội bộ; viết bài báo để quảng bá sản phẩm; thiết kế hệ thống website, hộp đựng sản phẩm; hoàn thiện và in tem truy suất nguồn gốc; xây dựng câu chuyện sản phẩm; phân tích các chỉ tiêu theo quy định; chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến HACCP…
Để phấn đấu mục tiêu, đến năm 2025, Ninh Bình đạt 150 sản phẩm OCOP, hạng từ 3- 4 sao trở lên, hội nghị đã nhận được các ý kiến, tham luận.
Theo đó, nhấn mạnh việc chú trọng các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của hệ thống quản lý Chương trình OCOP từ tỉnh, huyện, xã và sự hiểu biết của cộng đồng về OCOP ; Tập trung triển khai thực hiện Chương trình OCOP ngay từ đầu năm tại các huyện, thành phố để tiếp nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm của các chủ thể sản xuất.
Phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương...), gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng; Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP;
Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình điểm bán hàng OCOP, Trung tâm giới thiệu OCOP đồng bộ, hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin, nhằm khai thác lợi thế về du lịch nông thôn tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh;
Cùng với đó là thúc đẩy hệ thống thương mại điện tử, hình thành các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), đặc biệt là với các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương;
https://baoninhbinh.org.vn/DATA/DOCUMENTS/2021/12/24/hn-tong-ket-san-pham-ocop-e33e6.mp4
Xây dựng và triển khai các giải pháp để kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, công nhận, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với giám sát - chứng thực.
Theo Baoninhbinh.org.vn
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?