Thứ Năm, 21/11/2024

Ý NGHĨA CHÚ CUỘI, CHỊ HẰNG DỊP TRUNG THU

Thứ Tư, 31/08/2022 Đã xem: 11149

“Bóng trăng trắng ngà có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối mơ, lặng im ta nói Cuội nghe, ở cung trăng mãi làm chi,…” lời bài hát cứ mỗi khi Tết Trung Thu về lại vang lên khắp phố phường nhưng ít ai biết tại sao lại có sự xuất hiện của chú Cuội, chị Hằng vào Tét Trung Thu và ý nghĩa của hai nhân vật này?

1.Chị Hằng Nga là ai? 

Ngày xưa, trong nhân gian tương truyền rằng trên trời xuất hiện mười mặt trời, làm cho trời đất nóng bức đến nỗi các sinh vật không thể sống sót nổi. Chính lúc ấy đã xuất hiện vị anh hùng với thần lực có khả năng bắn hạ mặt trời là Hậu Nghệ. Hậu Nghệ đã vượt đèo trèo lên đỉnh núi Côn Lôn rồi giương nó thần bắn rụng chín mặt trời.

Sau này Hậu Nghệ lấy một người vợ tốt bụng xinh đẹp tên là Hằng Nga, Hậu Nghệ rất thương yêu Hằng Nga. Đến một ngày Hậu Nghệ xin được thuốc trường sinh bất tử, thuốc này uống vào sẽ lập tức bay lên trời làm tiên từ Vương Mẫu nương nương nhưng vì còn vấn vương không nỡ rời xa vợ nên đưa thuốc cho Hằng Nga giữ dùm nhưng không ngờ bị Bồng Mông phát hiện. Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các cung nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

Xem thêm: SỰ TÍCH HẰNG NGA – CHỊ HẰNG TẾT TRUNG THU

 

2.Chú Cuội là ai? 

Theo truyền thuyết từ ngàn xưa kể lại, chú Cuội vốn là 1 chàng tiều phu. Cuội vô cùng khỏe mạnh, ngày ngày chàng vào rừng đốn củi, thi thoảng săn bắn thú rừng đem bán để làm kế sinh nhai. Dọc đường đi, Cuội gặp lão ăn mày nằm chết trên bãi cỏ. Không ngần ngại, Cuội bứt ngay mấy lá cứu giúp ông lão đã thoát cửa tử. Nghe Cuội kể đầu đuôi, ông kêu lên: "Đây là cây đa có phép "cải tử hoàn sinh". Con chăm sóc cây đừng tưới nước bẩn kẻo cây bay lên trời đó". Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người người. Ai ai cũng kính nể. Một lần, Cuội cứu sống cô con gái sảy chân chết đuối cho lão địa chủ. Nét mặt hồng hào, sự sống quay trở lại, cô xin lấy Cuội làm chồng. Đôi lứa xứng đôi hưởng những tháng ngày hạnh phúc. Ngặt một nỗi, cô vợ có tính hay quên. Những khi đi làm xa, Cuội dặn "có tiểu thì đi bên Tây, chớ tiểu bên Đông, cây dông lên trời" mà cô vợ như lú lẫn ruột gan, vừa nghe xong là quên ngay.

Một chiều, cô vợ không nhớ lời dặn cứ nhắm vào cây quý tiểu. Bỗng nhiên mặt đất chuyển động, gió thổi ào ào, cây đa đảo mạnh, bật gốc phi lên trời xanh. Vừa lúc Cuội đi kiếm củi về, hớt hải nhảy bổ đến níu cây lại. Nhưng sức người có hạn, cây đa kéo cả Cuội cứ thế bay lên cung trăng. Từ đấy, cứ mỗi dịp ngày rằm, ánh trăng sáng nhất, khi ngước nhìn lên, người ta thấy một vết đen hình cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc. Đó chính là chú Cuội đang chờ ngày được trở về trần gian.

3. Ý nghĩa của chú Cuội và chị Hằng dịp Trung Thu

Tóm lại, nhân gian tương truyền rằng, Hằng Nga là vị thần luôn ao ước một lần xuống trần gian dạo chơi. Vào năm đó, Ngọc Hoàng mở cuộc thi làm bánh, Hằng Nga có dịp xuống trần để tìm hiểu cách làm và gặp Cuội.

Kể từ đó, trong tiềm thức mọi người rằm tháng Tám là lúc chị Hằng Nga và chú Cuội xuống trần gian vui chơi. Vào dịp trung thu, các hoạt động như múa lân, rước đèn ông sao được các em thích thú. Mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ để cúng giữa sân rồi cùng nhau ngắm trăng và phá cỗ. Dịp Trung thu cũng là dịp để mọi người đi làm ăn xa về nhà đoàn viên …

Thư viện ảnh
Xem thêm
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?