Thứ Năm, 21/11/2024

{Emagazine} - Núi Non Nước - Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

Thứ Tư, 15/05/2024 Đã xem: 73

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

 

Trong ngôi đền thờ Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu nằm ngay dưới chân núi Non Nước, nhiều câu chuyện về danh nhân kiệt xuất triều đại nhà Trần vẫn được người thủ từ đền-ông Nguyễn Đức Hạnh kể với du khách.

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

 

  Lần dở những cuốn sách hiện đang lưu giữ tại đền, người thủ từ chậm rãi đọc lại bài thơ "Dục Thúy Sơn" của Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu, như dẫn dắt chúng tôi quay ngược quá khứ, về với một vùng non nước hữu tình-nguồn cảm hứng thơ ca của bao tao nhân, mặc khách.  

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

Đền thờ Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu dưới chân núi Non Nước.

 

 

Sử sách ghi lại, từ ngàn xưa, núi đã có tên là núi Non Nước. Từ thời Trần ở thế kỷ XIII, Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu (tự là Thăng Phủ, quê ở làng Phúc Thành, tức Phúc Am thuộc tỉnh Ninh Bình) về ẩn dật nơi đây, thấy cảnh núi đẹp, có hình tựa như một con chim trả màu xanh biếc đang nghiêng mình tắm ở cửa biển, ông đã đặt mỹ tự "Dục Thúy Sơn hải khẩu". Theo đó, núi Non Nước được gọi là núi Dục Thúy, Thúy Sơn, cụm từ "sông Vân, núi Thúy" được sử dụng để nói về vùng đất này. Trương Hán Siêu là người đầu tiên lưu bút tích một bài thơ khắc vào đá, chính là bài thơ "đặt tên" cho ngọn núi này "Dục Thúy Sơn".

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

Núi Non Nước nhìn từ trên cao.

 

 

Là nơi được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp được ví như "cửa biển non tiên", Dục Thúy Sơn soi dòng Vân Sàng thơ mộng đã trở thành nguồn cảm hứng của bao danh nhân, thi sĩ trên con đường thiên lý Bắc-Nam qua vùng Ninh Bình. Cảnh đẹp "có một không hai" khiến Nguyễn Trãi khi qua nơi đây đã tức cảnh viết nên bài thơ bất hủ, khắc trên vách đá:

"Cửa biển có non tiên

Từng qua lại mấy phiên

Cảnh tiên rơi cõi tục

Mặt nước nổi đóa sen

Bóng tháp hình trâm ngọc

Gương sông ánh tóc huyền

Chạnh nhớ Trương Thiếu Bảo

Bia khắc dấu rêu hoen"

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

Một số văn bia được khắc trên núi Non Nước.

 

 

Trong nhiều tác phẩm là kết quả nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu của Trung ương cũng như của Ninh Bình đã cho thấy núi Non Nước là nơi lưu giữ dấu ấn vật chất và tinh thần của nhiều vị vua, công hầu, khanh tướng, các danh nhân, thi sĩ nổi tiếng từ hàng trăm năm trước. Đây cũng là một trong những ngọn núi được nhiều danh sĩ lựa chọn làm đề tài để sáng tác thơ, ca bậc nhất ở Việt Nam cho đến nay.

Nhà nghiên cứu Trương Đình Tưởng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Ninh Bình cho rằng: Nếu ví non nước Ninh Bình như một nàng tiên lộng lẫy, kiêu sa, thì Dục Thúy Sơn (núi Non Nước) là viên ngọc kim cương-trang sức long lanh của nàng tiên ấy. Phong cảnh trên non dưới nước hữu tình như một bức tranh thủy mặc. Núi dáng hình con chim trả tắm ở ngã ba sông Vân-sông Đáy. Con chim trả ấy mang trên mình một bảo tàng văn chương đặc sắc, độc nhất vô nhị của cả nước, thi với tuế nguyệt đã hơn 700 năm từ thuở đầu Trương Hán Siêu mài đá viết bài "Linh Tế tháp ký" vào năm 1343 thời nhà Lý… Nơi đây còn là nơi diễn ra những sự kiện oai hùng suốt từ thời Đinh-Lê dựng nước.

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

 

 

Điều dễ nhận thấy là những bài thơ, văn, đại tự khắc trên vách núi Non Nước dù trải qua nhiều dấu mốc lịch sử nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Hệ thống văn bia trên núi Non Nước nhiều năm qua đã trở thành nguồn tư liệu quý để các nhà nghiên cứu hình thành nên các công trình khoa học, tác phẩm sưu tầm, khảo cứu có giá trị.

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

 

Nhà nghiên cứu Đặng Công Nga công tác trong ngành Bảo tàng từ năm 1977, là Giám đốc Bảo tàng Hà Nam Ninh rồi Giám đốc Bảo tàng Ninh Bình, đồng thời là  tác giả của nhiều tác phẩm về núi Non Nước và Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu.

Ông Đặng Công Nga chia sẻ: Khi công tác ở Bảo tàng Ninh Bình, làm công tác khảo cổ học nên tôi có nhiều điều kiện để thỏa sức nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về các bài văn, thơ khắc trên vách núi. Trong một thời gian dài hàng chục năm, tôi đã lần tìm mọi ngóc ngách bốn mặt núi, lần dò từng câu chữ văn bia hiện có, đối chiếu với các tài liệu khác để thực hiện chức năng của một người làm công việc nghiên cứu, sưu tầm.

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

Nhà nghiên cứu Đặng Công Nga trong một lần khảo sát trên núi Non Nước.

 

 

Công trình "Núi Non Nước-văn khắc và văn viết từ năm 1945 về trước" của ông được giới chuyên môn đánh giá là một sưu tập, giới thiệu di sản Hán Nôm về núi Non Nước công phu và giá trị. Tác phẩm được đánh giá là một kho tàng tư liệu phong phú, góp phần nghiên cứu nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, xã hội vùng đất Cố đô. Trong cuốn sách của mình, tác giả đã bổ sung được khá nhiều văn bia thời Trần khác có giá trị được khắc ngay dưới chân núi, cùng những bài thơ, minh văn khắc rải rác trên vách đá núi Non Nước được tác giả sao chụp, sưu tập. Cuốn sách đã sưu tập, giới thiệu 189 di văn về núi Non Nước gồm các loại hình văn khắc, văn viết từ năm 1945 trở về trước của 119 tác giả và nhóm tác giả, trong đó có 9 vị vua chúa, 110 vị quan và nhóm quan lại trong Quốc sử quán triều Nguyễn.

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

 

 

Với nhà thơ Trần Lâm Bình, thơ khắc đá lại là nguồn đề tài vô tận để ông nghiên cứu, sưu tầm. Là tác giả của 2 cuốn: "Bút tích thơ xưa khắc đá vùng Hoa Lư và đèo Tam Điệp" và "Thơ Ninh Bình ngàn năm trên vách đá", ông đã đặt chân đến nhiều tỉnh, thành từ Bắc vào Nam, leo trèo rất nhiều ngọn núi có văn bia rồi vào các thư viện để tìm hiểu tài liệu.

Ông chia sẻ: Đi nhiều nơi mới thấy thơ khắc đá ở vùng đất Hoa Lư và đèo Tam Điệp rất đa dạng và phong phú bởi trên con đường thiên lý Bắc-Nam, địa danh Ninh Bình thường là nơi dừng chân của các bậc vua chúa, công hầu, khanh tướng và bao tao nhân mặc khách. Trước vẻ đẹp "bồng lai tiên cảnh", nhiều người đã ngẫu hứng "xuất khẩu thành chương" đề vịnh những bài thơ và cho chạm khắc thơ của mình trên vách núi.

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

Nghinh phong các trên đỉnh núi Non Nước.

 

 

Trong các tác phẩm của mình, nhà thơ Trần Lâm Bình đã làm rõ thêm vai trò của Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu với triều đại nhà Trần cũng như tài thơ phú của ông trong văn học cổ điển. Trương Hán Siêu là người khắc những tấm bia, bài thơ đầu tiên trên vách núi khiến ai đi qua, dừng chân tại núi Non Nước đều muốn thăm thú, kể cả vua chúa. Ông là người đã người có công lớn phát hiện, ca ngợi núi Non Nước, làm cho nó tỏa sáng và bất tử, được nhiều người biết đến và đưa ngọn núi nhỏ của vùng đất Ninh Bình trở thành "núi thơ".

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

 

 

Có thể thấy văn bia tại Di tích quốc gia đặc biệt núi Non Nước đã nhận được sự quan tâm lớn của nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong nước, trong tỉnh. Có thể nhắc đến một số tác phẩm tiêu biểu: đề tài nghiên cứu khoa học "Văn học Ninh Bình ngàn năm" của Hội VHNT tỉnh; "Núi Non Nước - văn khắc và văn viết từ năm 1945 về trước" của tác giả Đặng Công Nga; Thơ văn xưa vịnh di tích - Danh thắng Ninh Bình" của tác giả Lã Đăng Bật; tuyển tập thơ văn núi Dục Thúy của tác giả Tạ Ngọc Hùng; Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình (Trương Đình Tưởng chủ biên); "Thơ núi Non Nước đương đại", do hai tác giả Lã Đăng Bật và Thanh Thản sưu tầm, biên soạn; "Bút tích thơ xưa khắc đá vùng Hoa Lư và đèo Tam Điệp" và "Thơ Ninh Bình ngàn năm trên vách đá" của tác giả Trần Lâm Bình…

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

Các nhà nghiên cứu khảo sát văn bia trên núi Non Nước.

 

 

Nỗ lực và tâm huyết của các nhà nghiên cứu đã thể hiện lòng tự hào về Non Nước - Núi thơ, góp phần tái hiện đầy đủ vẻ đẹp và những giá trị trường tồn của Di tích quốc gia đặc biệt, niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc, của người Ninh Bình, ngợi ca công đức của Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu.

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

Các bạn trẻ say sưa tìm hiểu các văn bia trên núi Non Nước.

 

 

Các nghiên cứu đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ và khẳng định các giá trị lịch sử, văn hóa, tư liệu của hệ thống văn bia, góp phần làm rõ giá trị nổi bật của Di tích quốc gia đặc biệt núi Non Nước. Qua đó cho thấy trách nhiệm của thế hệ sau trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương Ninh Bình, là việc làm thiết thực góp phần quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống.

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

Du khách thập phương tham quan núi Non Nước.

 

 

Với các giá trị về lịch sử, văn hóa và tư liệu đặc sắc, núi Non Nước thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương và các nhà nghiên cứu trong nước, quốc tế. Hàng năm, di tích đón khoảng 12.000-15.000 lượt du khách đến tham quan. Đây cũng là địa chỉ quen thuộc của các nhà trường trên địa bàn tỉnh khi thực hiện các nội dung giáo dục về lịch sử, văn hóa địa phương.

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

 

 

Với vị trí, cảnh quan thiên nhiên đẹp, núi Non Nước còn được xem như biểu tượng của vùng đất Ninh Bình. Không chỉ đi vào thơ, nhạc, ngày nay, hình ảnh núi Non Nước còn được các họa sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh lấy làm nguồn cảm hứng sáng tác nhiều bức tranh, ảnh nghệ thuật có giá trị.

Thời gian qua, thành phố Ninh Bình đã quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo một số hạng mục của núi Non Nước như: đường lên đỉnh núi treo cờ, cột cờ, nghênh phong các… nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của nhân dân địa phương và du khách.

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

Lễ kết nạp đoàn cho các em học sinh trên đỉnh núi Non Nước.

 

 

Bên cạnh đó, thành phố thường xuyên kiểm tra, thực hiện kịp thời các hoạt động bảo vệ, giữ gìn và khôi phục nguyên trạng các văn bia trên vách núi, không để rễ cây và rêu bám làm ảnh hưởng xấu đến các bản khắc. Việc đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan, bảo đảm an ninh trật tự khu vực công viên Thúy Sơn, núi Non Nước được chú trọng. Khi thực hiện các hoạt động xây dựng công viên núi Thúy luôn đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo tồn di sản, vừa đảm bảo hài hòa, phù hợp để tôn vinh giá trị của núi Non Nước, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân và du khách.

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

 

  Với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt, năm 1962 núi Non Nước đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích danh thắng cấp quốc gia; năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1954/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Non Nước.  

 

 

Emagazine Núi Non Nước Bảo tàng văn chương độc đáo của vùng đất Cố đô

Hội thảo Khoa học "Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống văn bia tại Di tích quốc gia đặc biệt núi Non Nước".

 

 

Trước yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn hiện nay, nhất là giá trị lịch sử, văn hóa, tư liệu của hệ thống văn bia tại Di tích, Ninh Bình cần có các giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị các văn bia nói riêng và di tích núi Non Nước nói chung, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa tại địa phương. Điều đó cũng góp phần hiện thực hóa khát vọng của Ninh Bình là xây dựng thành phố di sản thiên niên kỷ từ những di sản của cha ông để lại, xây dựng Dục Thúy Sơn trở thành di sản văn hóa, thiên nhiên của nhân loại...

Theo Báo Ninh Bình

 

 

Thư viện ảnh
Xem thêm
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?