Thứ Năm, 21/11/2024

ĐA DẠNG SINH HỌC

Thứ Tư, 19/07/2023 Đã xem: 584

 Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 21.2.LQ.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Luật số 20/2008/QH12 Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

Luật này quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Chương I Những quy định chung của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004Điều 34.3.LQ.9. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩuĐiều 41.5.LQ.15. Các loại tài nguyên du lịchĐiều 3.3.NĐ.6.1. Phạm vi điều chỉnh)

Điều 21.2.LQ.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

Luật này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trực tiếp hoặc liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học tại Việt Nam.

 

Điều 21.2.NĐ.1.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học ngày 11/06/2010 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền.

 

Điều 21.2.NĐ.1.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cơ quan, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động trực tiếp hoặc liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học tại Việt Nam.

 

Điều 21.2.NĐ.2.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP Về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen ngày 21/06/2010 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

Nghị định này quy định về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.

Việc quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm dược phẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật về dược phẩm.

 

Điều 21.2.NĐ.2.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Điều 21.2.NĐ.3.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ngày 12/11/2013 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

Nghị định này quy định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng, cấy nhân tạo loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và việc trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, vận chuyển loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các sản phẩm của chúng phục vụ mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

 

Điều 21.2.NĐ.3.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây được gọi là loài được ưu tiên bảo vệ) tại Việt Nam.

 

Điều 21.2.NĐ.4.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP Về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen ngày 12/04/2017 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

Nghị định này quy định về quản lý hoạt động tiếp cận để sử dụng và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen thuộc chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 45.4.LQ.10. Trách nhiệm trong phát triển công nghiệp dượcĐiều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồngĐiều 24.4.LQ.11. Khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồngĐiều 24.4.LQ.12. Bảo tồn nguồn gen giống cây trồngĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến tiếp cận để sử dụng nguồn gen nhằm mục đích nghiên cứu hoặc phát triển sản phẩm thương mại.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.5.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

(Điều 1 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP Về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước ngày 29/07/2019 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trực tiếp hoặc liên quan đến bảo tồn và sử dụng các vùng đất ngập nước trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.

 

Điều 21.2.TT.1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

(Điều 1 Thông tư số 09/2012/TT-BTNMT Quy định việc cung cấp, trao đổi thông tin và dữ liệu về sinh vật biến đổi gen ngày 22/08/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/10/2012)

 

1. Thông tư này quy định việc cung cấp, trao đổi thông tin và dữ liệu về sinh vật biến đổi gen.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến cung cấp, trao đổi thông tin và dữ liệu về sinh vật biến đổi gen.

 

Điều 21.2.TT.2.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT Quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen ngày 16/05/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

Thông tư này quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận an toàn sinh học).

Cây trồng biến đổi gen được tạo thành do kết quả từ việc lai hai hoặc nhiều cây trồng mang các sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

 

Điều 21.2.TT.2.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học trên lãnh thổ Việt Nam.

 

Điều 21.2.TT.5.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT Quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi ngày 24/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

Thông tư này quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.81. Quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng)

Điều 21.2.TT.5.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi tắt là Giấy xác nhận) trên lãnh thổ Việt Nam.

 

Điều 21.2.TT.6.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT Hướng dẫn mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và mẫu báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học ngày 22/09/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/11/2016)

 

Thông tư này quy định chi tiết Điểm d Khoản 2 Điều 43 Luật Đa dạng sinh học; Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh họcĐiều 21.2.NĐ.1.17. Đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học)

Điều 21.2.TT.6.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/11/2016)

 

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên lãnh thổ Việt Nam.

 

Điều 21.2.TT.7.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ngày 30/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

Thông tư này quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.3.8. Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ)

Điều 21.2.TT.7.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

 

Điều 21.2.TT.8.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại ngày 11/09/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019)

 

Thông tư này quy định chi tiết khoản 5 Điều 13 Nghị định số 59/2017/NĐ- CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Điều 21.2.TT.8.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019)

 

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, đa dạng sinh học và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại.

 

Điều 21.2.TT.10.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT Quy định chi tiết các nội dung tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước ngày 31/08/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

Thông tư này quy định chi tiết các nội dung tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, bao gồm: phân loại, thống kê, kiểm kê đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc; quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng; xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước; tổ chức hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước; tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn.

 

Điều 21.2.TT.10.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trực tiếp hoặc liên quan đến bảo tồn và sử dụng các vùng đất ngập nước trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.

 

Điều 21.2.TT.11.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 10/2020/TT-BTNMT Quy định về báo cáo tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen ngày 29/09/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/11/2020)

 

Thông tư này quy định chi tiết khoản 3 Điều 25 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen (sau đây gọi là Nghị định số 59/2017/NĐ-CP).

 

Điều 21.2.TT.11.2. Đối tượng áp dụng

(Điều 2 Thông tư số 10/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/11/2020)

 

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen, cụ thể:

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP (sau đây gọi là cơ quan có thẩm quyền).

2. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP.

3. Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP.

 

Điều 21.2.LQ.3. Giải thích từ ngữ

(Điều 3 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo tồn đa dạng sinh họclà việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

2. Bảo tồn tại chỗlà bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.

3. Bảo tồn chuyển chỗlà bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

4. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh họclà cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

5. Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

6. Đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học là xác định tính chất nguy hại tiềm ẩn và mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong hoạt động liên quan đến sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen, nhất là việc sử dụng, phóng thích sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.

7. Genlà một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật.

8. Hành lang đa dạng sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau.

9. Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.

10. Hệ sinh thái tự nhiênlà hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ.

11. Hệ sinh thái tự nhiên mớilà hệ sinh thái mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác.

12. Khu bảo tồn thiên nhiên(sau đây gọi là khu bảo tồn)là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.

13. Loài hoang dã là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và phát triển theo quy luật.

14. Loài bị đe dọa tuyệt chủng là loài sinh vật đang có nguy cơ bị suy giảm hoàn toàn số lượng cá thể.

15. Loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên là loài sinh vật chỉ còn tồn tại trong điều kiện nuôi, trồng nhân tạo nằm ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng.

16. Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.

17. Loài di cư là loài động vật có toàn bộ hoặc một phần quần thể di chuyển thường xuyên, định kỳ hoặc theo mùa từ khu vực địa lý này đến khu vực địa lý khác.

18. Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.

19. Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

20. Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

21. Mẫu vật di truyền là mẫu vật thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm mang các đơn vị chức năng di truyền còn khả năng tái sinh.

22. Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.

23. Phát triển bền vững đa dạng sinh họclà việc khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

24. Phóng thích sinh vật biến đổi gen là việc chủ động đưa sinh vật biến đổi gen vào môi trường tự nhiên.

25. Quản lý rủi ro là việc thực hiện các biện pháp an toàn để ngăn ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro đối với đa dạng sinh học trong các hoạt động có liên quan đến sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.

26. Quần thể sinh vật là một nhóm cá thể của cùng một loài sinh vật sinh sống và phát triển trong một khu vực nhất định.

27. Sinh vật biến đổi genlà sinh vật có cấu trúc di truyền bị thay đổi bằng công nghệ chuyển gen.

28. Tri thức truyền thống về nguồn gen là sự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng kiến của người dân địa phương về bảo tồn và sử dụng nguồn gen.

29. Tiếp cận nguồn gen là hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại.

30. Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.

 

Điều 21.2.NĐ.2.3. Giải thích từ ngữ

(Điều 3 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giấy chứng nhận an toàn sinh học là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để chứng nhận sinh vật biến đổi gen an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học và được phép phóng thích vào môi trường trong các điều kiện cụ thể.

2. Sản phẩm của sinh vật biến đổi gen là sản phẩm có chứa toàn bộ hoặc một phần thành phần có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, bao gồm cả mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen không có khả năng tự tạo cá thể mới trong điều kiện tự nhiên.

3. Sinh vật cho là sinh vật cung cấp gen cần chuyển để tạo ra sinh vật biến đổi gen.

4. Sinh vật nhận là sinh vật nhận gen chuyển để tạo ra sinh vật biến đổi gen.

5. An toàn sinh học là các biện pháp quản lý để bảo đảm an toàn đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi.

6. Sự kiện chuyển gen là kết quả của quá trình tái tổ hợp ADN mục tiêu vào một vị trí nhất định trong hệ gen của một loài sinh vật để tạo ra một sinh vật biến đổi gen tương ứng mang gen mục tiêu, bao gồm: sự kiện chuyển gen đơn lẻ là kết quả của quá trình chuyển một gen quy định một tính trạng mong muốn và sự kiện chuyển gen tổ hợp là kết quả của quá trình chuyển từ hai hoặc nhiều gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.

 

Điều 21.2.NĐ.3.3. Giải thích từ ngữ

(Điều 3 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hệ số đa dạng nguồn gen của giống là hệ số được dùng để đánh giá mức độ phong phú về số lượng giống và mức độ đa dạng của các giống cây trồng được tính theo chỉ số đa dạng Simpson.

Hệ số đa dạng nguồn gen giống i: Hg = 1- Σ f2(xi)

f(xi): tỷ lệ phần trăm của diện tích trồng giống i trên tổng số diện tích trồng tất cả các giống của một loài cây trồng.

2. Hoạt động phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học là hoạt động bảo vệ, phục hồi, phát triển nguồn gen, cá thể, quần thể của loài được ưu tiên bảo vệ.

3. Khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ là hoạt động lấy mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ ra khỏi môi trường tự nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc các địa điểm nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ khác.

4. Khu vực phân bố của loài là diện tích được xác định bằng đường biên giới liên tục và ngắn nhất bao quanh tất cả các địa điểm đã biết, được dự đoán có mặt loài đó.

5. Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ là mẫu vật có giấy tờ xác nhận là mẫu vật khai thác, mua, bán, tặng cho, thuê, vận chuyển, nhập khẩu; giấy tờ xác nhận là tang vật tịch thu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ khác chứng minh mẫu vật có nguồn gốc từ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đăng ký.

6. Mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi là mẫu vật) là cá thể còn sống, đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận cơ thể, dịch thể hoặc các sản phẩm, dẫn xuất từ động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

7. Nơi cư trú của loài là diện tích nhỏ nhất cần cho sự tồn tại của quần thể loài nằm trong khu vực phân bố của loài đó.

8. Tiểu quần thể là một nhóm cá thể trong quần thể của một loài bị cách ly và có ít sự trao đổi về mặt di truyền với các nhóm cá thể khác của loài đó.

 

Điều 21.2.NĐ.4.3. Giải thích từ ngữ

(Điều 3 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bên cung cấp” là tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quản lý nguồn gen theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật đa dạng sinh học.

2. Bên tiếp cận; là tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động tiếp cận để sử dụng nguồn gen thuộc chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Bên thứ ba; là tổ chức, cá nhân tiếp cận để sử dụng nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen được chuyển giao từ Bên tiếp cận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

4. Công nghệ sinh học; là bất kỳ ứng dụng công nghệ nào có sử dụng các hệ thống sinh học, cơ thể sống hoặc dẫn xuất của chúng để tạo ra, làm biến đổi sản phẩm hoặc các quá trình vì mục đích sử dụng cụ thể.

5. Chứng nhận tuân thủ quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; là bản thông tin điện tử có các thông tin cơ bản của Giấy phép tiếp cận nguồn gen và Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích do Cơ quan đầu mối quốc gia đăng tải trên Cổng trao đổi thông tin quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học.

6. Dẫn xuất; là một hợp chất hóa sinh được tạo ra một cách tự nhiên do hoạt động biểu hiện của gen hoặc quá trình trao đổi chất của các nguồn tài nguyên sinh học hoặc di truyền, ngay cả khi hợp chất hóa sinh này không chứa các đơn vị có chức năng di truyền.

7. Giấy phép tiếp cận nguồn gen; là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho Bên tiếp cận để thực hiện các hoạt động tiếp cận nguồn gen với các mục đích: nghiên cứu không vì mục đích thương mại; nghiên cứu vì mục đích thương mại; phát triển sản phẩm thương mại.

8. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; là hợp đồng thỏa thuận giữa Bên cung cấp và Bên tiếp cận về các điều khoản và điều kiện để thực hiện hoạt động tiếp cận nguồn gen cho các mục đích sử dụng và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen (sau đây gọi là Hợp đồng).

9. Nghị định thư Nagoya; là tên viết tắt của Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen trong khuôn khổ Công ước Đa dạng sinh học.

10. Nguồn gốc, xuất xứ của nguồn gen; là nơi có nguồn gen ở trạng thái hoang dã hoặc là nơi nguồn gen đã được thuần hóa và sản xuất lâu đời.

11. Sử dụng nguồn gen; là các hoạt động nghiên cứu và phát triển có sử dụng các thành phần di truyền, hóa sinh và dẫn xuất của nguồn gen, bao gồm cả việc áp dụng công nghệ sinh học theo quy định tại Nghị định này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.55. Quản lý nguồn genĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.5.2. Giải thích từ ngữ

(Điều 2 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

Các từ ngữ,sử dụng trong Nghị định được hiểu như sau:

1. Bảo tồn vùng đất ngập nước là duy trì, bảo vệ cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước.

2. Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước là những lợi ích do hệ sinh thái đất ngập nước mang lại cho con người.

3. Đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước là tập hợp các thành phần, các quá trình và các dịch vụ hệ sinh thái đặc trưng cho vùng đất ngập nước tại một thời điểm nhất định.

4. Công ước Ramsar là tên viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.

5. Hệ sinh thái đất ngập nước là khu vực bao gồm quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một vùng đất ngập nước nhất định có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.

6. Khu bảo tồn đất ngập nước là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích đất ngập nước chiếm tỷ lệ từ 50% diện tích của khu bảo tồn trở lên.

7. Khu Ramsar là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận.

8. Vùng đất ngập nước là vùng đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng ngập nước thường xuyên hoặc ngập nước tạm thời theo mùa, kể cả các vùng ven biển, ven đảo có độ sâu không quá 06 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất.

 

Điều 21.2.TT.5.3. Giải thích từ ngữ

(Điều 3 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thực vật biến đổi gen là thực vật, mẫu vật di truyền, sản phẩm trực tiếp của thực vật mang một hoặc nhiều gen mới được tạo ra bằng công nghệ ADN tái tổ hợp.

2. Đánh giá rủi ro của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người và vật nuôi (sau đây gọi tắt là đánh giá rủi ro) là các hoạt động nhằm xác định nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro của thực vật biến đổi gen khi sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

3. Sự kiện chuyển gen là kết quả của quá trình tái tổ hợp ADN mục tiêu vào một vị trí nhất định trong hệ gen của một loài cây để tạo ra một cây tương ứng mang gen mục tiêu.

4. Nước phát triển là nước có nền công nghệ sinh học tiên tiến trong nhóm các nước thuộc Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD và nhóm các nước có nền kinh tế lớn G20.

5. Mã nhận diện duy nhất là mã do Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế xác định cho từng sự kiện chuyển gen.

 

Điều 21.2.LQ.4. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

(Điều 4 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.

2. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo.

3. Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.

4. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

5. Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.NĐ.4.4. Nguyên tắc trong quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

(Điều 4 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ quốc gia.

2. Bên tiếp cận là tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được thực hiện hoạt động tiếp cận nguồn gen khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép.

3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển nguồn gen.

4. Việc chia sẻ lợi ích từ sử dụng nguồn gen phải đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các bên có liên quan và góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên sinh học, thúc đẩy các quá trình nghiên cứu khoa học và thương mại hóa nguồn gen, chú trọng đến vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.LQ.5. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

(Điều 5 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.

2. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.

4. Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.

5. Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.QĐ.2.1.

(Điều 1 Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg Phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học" ngày 31/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/07/2007)

 

Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động quốc gia) với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2010:

a) Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn:

- Củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống rừng đặc dụng (góp phần đạt tỷ lệ che phủ rừng 42 - 43%);

- Phục hồi 50% diện tích rừng đầu nguồn đã bị suy thoái;

- Bảo vệ có hiệu quả các loài động vật, thực vật quý, hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng;

- Ba khu bảo tồn thiên nhiên được công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới hoặc khu dự trữ sinh quyển thế giới và năm khu bảo tồn thiên nhiên được công nhận là di sản ASEAN.

b) Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước và biển:

- Nâng tổng diện tích các khu bảo tồn đất ngập nước và biển có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia lên trên 1,2 triệu ha;

- Phục hồi được 200.000 ha rừng ngập mặn;

- Xây dựng năm (05) khu đất ngập nước đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được công nhận là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar).

c)Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp:

Công bố, hoàn thiện hệ thống bảo tồn nhằm bảo tồn có hiệu quả các giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp bản địa, quý, hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội cao.

d) Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật:

- Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các động thực vật hoang dã quý, hiếm, nguy cấp;

- Kiểm soát, đánh giá và ngăn chặn các loại sinh vật lạ xâm lấn;

- Kiểm định 100% các giống, loài, nguồn gen sinh vật nhập khẩu.

đ) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học:

- Kiện toàn và tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho hệ thống tổ chức, nhất là cho cơ quan đầu mối quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống về đa dạng sinh học và an toàn sinh học, đáp ứng nhu cầu quản lý đối với hai lĩnh vực này;

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, chú trọng đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học và quản lý an toàn sinh học;

- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; phấn đấu có trên 50% dân số thường xuyên được tiếp cận thông tin về đa dạng sinh học, an toàn sinh học và tham gia ý kiến trong việc ra quyết định cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học;

- Bảo đảm 100% sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen được phép lưu hành trên thị trường đã qua đánh giá rủi ro tại Việt Nam, được dán nhãn và bị theo dõi, giám sát theo quy định của pháp luật.

2. Định hướng đến năm 2020:

a)Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái phong phú của Việt Nam; quản lý an toàn sinh học một cách có hiệu quả để bảo vệ sức khỏe nhân dân, môi trường và đa dạng sinh học; có những đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong khu vực và toàn cầu; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về đa dạng sinh học và an toàn sinh học mà Việt Nam là thành viên;

b) Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học ở nước ta;

c) Hoàn chỉnh hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên (trên cạn, đất ngập nước và biển); phục hồi được 50% hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, nhạy cảm đã bị phá huỷ.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn:

a) Xây dựng hệ thống phân hạng thống nhất cho các khu rừng đặc dụng; thực hiện rà soát, quy hoạch và phát triển hệ thống rừng đặc dụng; triển khai áp dụng các mô hình quản lý rừng bền vững;

b) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, (theo Nghị quyết số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 khoá XI, kỳ họp thứ 10 về điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng), đặc biệt tập trung vào các khu rừng đầu nguồn đã bị suy thoái và các hệ sinh thái nhạy cảm;

c) Xây dựng và đề cử các khu bảo tồn thiên nhiên đủ tiêu chuẩn để được công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới và di sản ASEAN;

d) Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong bảo vệ đa dạng sinh học; xây dựng hành lang đa dạng sinh học giữa các khu bảo tồn và bảo tồn trang trại phù hợp với điều kiện của Việt Nam;

đ) Quy hoạch hệ thống bảo tồn chuyển vị theo 8 vùng lãnh thổ (Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ) và triển khai xây dựng ở một số vùng theo quy hoạch;

e) Phát triển các hình thức bảo tồn chuyển vị, đặc biệt đối với các loài động vật, thực vật đặc hữu, quý, hiếm; chú trọng nhân nuôi và gieo trồng một số loài động vật, thực vật quý, hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội cao;

g) Xác định các loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng để thực hiện bảo tồn chuyển vị theo quy hoạch.

2. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước và biển:

a) Xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống các khu bảo tồn đất ngập nước và biển:

- Xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia và cấp tỉnh về quản lý tổng hợp dải ven biển;

- Xây dựng và thực hiện quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước và biển, trong đó chú trọng các phân khu chức năng và vùng đệm; xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo tồn cho từng khu;

- Điều tra, khảo sát, lập hồ sơ và đề nghị công nhận các khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar).

b) Phục hồi và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước và biển:

- Phục hồi và phát triển các rạn san hô, bãi cỏ biển quan trọng;

- Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn; xây dựng và thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển các khu rừng ngập mặn ven biển có tầm quan trọng đối với việc phòng hộ;

- Phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng dễ bị tổn thương về môi trường.

3. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp:

a) Điều tra, kiểm kê, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp;

b) Xây dựng, thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp;

c) Xây dựng và triển khai áp dụng các mô hình bảo tồn và phát triển các loài cây trồng, vật nuôi bản địa quý, hiếm;

d) Áp dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp.

4. Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật:

a) Sử dụng bền vững tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ:

- Kiểm kê, đánh giá hiện trạng, khai thác và sử dụng tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ, chú trọng nguồn dược liệu và cây cảnh; áp dụng công nghệ tiên tiến để chế biến lâm sản nhằm tăng giá trị sử dụng và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;

- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ;

- Xây dựng, triển khai thực hiện, tổng kết và phổ biến áp dụng các mô hình phát triển bền vững lâm sản;

- Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các tri thức bản địa, đặc biệt về cây, con làm thuốc và các nghề chế biến lâm sản ngoài gỗ truyền thống.

b) Sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước và biển:

- Áp dụng các phương thức bảo vệ và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia;

- Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên đất ngập nước và biển phù hợp với tập quán của cộng đồng địa phương;

- Xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên - môi trường và đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước và vùng biển quan trọng.

c) Ngăn chặn, kiểm soát và xử lý nghiêm việc khai thác, buôn bán và sử dụng trái phép tài nguyên sinh vật:

- Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm việc khai thác, kinh doanh và sử dụng trái phép tài nguyên sinh vật, đặc biệt là động vật hoang dã, gỗ và san hô;

- Loại bỏ việc sử dụng các phương thức khai thác tài nguyên sinh vật mang tính huỷ diệt và việc phá huỷ các hệ sinh thái nhạy cảm;

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát buôn bán các loài động vật, thực vật quý, hiếm, nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng cao.

d) Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các loài sinh vật lạ xâm lấn:

- Điều tra và thống kê các loài sinh vật lạ xâm lấn;

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phòng ngừa, kiểm soát sinh vật lạ xâm lấn và xử lý các sự cố do sinh vật lạ xâm lấn gây ra.

đ) Phát triển du lịch sinh thái:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng và quy hoạch mạng lưới du lịch sinh thái trên toàn quốc;

- Xây dựng các mô hình du lịch sinh thái ở một số khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, ưu tiên các vườn quốc gia Cát Bà, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cát Tiên, Phú Quốc và khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ;

- Đề xuất và thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với đa dạng sinh học.

5. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và kiểm soát sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen để bảo vệ có hiệu quả sức khoẻ nhân dân, môi trường và đa dạng sinh học:

a) Thống nhất quản lý nhà nước về đang dạng sinh học và an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Kiện toàn và tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho hệ thống tổ chức, nhất là cho cơ quan đầu mối quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống về đa dạng sinh học và an toàn sinh học. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

b) Xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đa dạng sinh học, trong đó nội dung bảo tồn đa dạng sinh học cần được cân nhắc thấu đáo khi ký phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội;

c) Xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;

d) Xây dựng và tăng cường tiềm lực, cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại và an toàn sinh học; nghiên cứu tạo ra, sử dụng và quản lý an toàn các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ việc đánh giá rủi ro, phân loại mức độ rủi ro và quản lý rủi ro đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Nghiên cứu và ứng dụng thành công các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

đ) Xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện, cấp phép hoạt động và đưa vào sử dụng có hiệu quả hệ thống các phòng thí nghiệm, trong đó có các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia có đủ năng lực phân tích, đánh giá rủi ro và xác định chuẩn xác các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;

e) Xây dựng, đưa vào hoạt động và thống nhất quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

g) Xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm trao đổi thông tin về an toàn sinh học (Biosafety Clearing House).

III. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học:

a) Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là cho cơ quan đầu mối quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống về đa dạng sinh học và an toàn sinh học, đáp ứng nhu cầu quản lý đối với hai lĩnh vực này;

b) Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật để quản lý có hiệu quả, hiệu lực đối với các lĩnh vực đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

c) Thiết lập cơ chế liên bộ, liên vùng để điều phối hoạt động của các ngành, địa phương trong quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

d) Phân cấp và hỗ trợ các địa phương trong quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

đ) Thực hiện lồng ghép các nội dung về đa dạng sinh học và an toàn sinh học vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững.

2. Áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật:

a) Tăng cường điều tra, nghiên cứu cơ bản về tài nguyên sinh vật, tập trung nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm và các hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm;

b) Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm phát hiện và xác định chính xác các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; phân tích, đánh giá rủi ro và quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm chia sẻ thông tin và chủ động tham gia của người dân vào việc bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý an toàn sinh học:

a) Tăng cường công tác tuyên truyên, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; triển khai mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia bảo vệ đa dạng sinh học; xây dựng và tổ chức thường xuyên các chương trình truyền thông, các khoá đào tạo, tập huấn về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

b) Bảo đảm quyền và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thẩm định các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án đầu tư có liên quan đến các khu bảo tồn thiên nhiên và việc ra quyết định về an toàn sinh học;

c) Đa dạng hoá các mô hình quản lý, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng; phát huy truyền thống gắn bó với thiên nhiên của dân tộc.

4. Tăng cường và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho đa dạng sinh học và an toàn sinh học:

a) Bảo đảm chi cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học từ ngân sách nhà nước, trong đó chú trọng đầu tư trực tiếp cho các hoạt động bảo tồn, phát triển và quản lý đa dạng sinh học;

b) Tạo cơ chế thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, chuyển giao công nghệ phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học và quản lý an toàn sinh học;

c) Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý đa dạng sinh học như: thuế và phí khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phí dịch vụ môi trường, quỹ bảo tồn;

d) Lồng ghép các nội dung bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, quản lý an toàn sinh học vào các lĩnh vực tài trợ được ưu tiên như xoá đói, giảm nghèo, y tế và phát triển nông thôn.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học và an toàn sinh học:

a) Tăng cường hợp tác với các nước ASEAN trong việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức diễn đàn, mạng lưới trao đổi kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

b) Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới;

c) Tích cực tham gia và thực hiện các điều ước, hoạt động quốc tế và khu vực về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

d) Đa dạng hoá các hình thức hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia, tổ chức quốc tế và khu vực về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học, trong đó chú trọng trao đổi kinh nghiệm và chuyên gia;

đ) Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học; có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ;

b) Chủ trì thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hành động quốc gia liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chủ trì xây dựng, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện một số nội dung sau đây:

- Đề án kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

- Đề án tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;

- Kế hoạch ngăn chặn và kiểm soát các sinh vật lạ xâm lấn;

- Chương trình tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

- Dự án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

- Chương trình hành động đa dạng sinh học phù hợp với các vùng lãnh thổ: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.

c) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành do Bộ trưởng làm Trưởng ban để tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia. Thành phần, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Văn phòng giúp việc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm Trưởng ban quyết định.

2. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủy sản, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Thương mại, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tổng cục Du lịch, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các nội dung liên quan trong Kế hoạch hành động quốc gia.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: có trách nhiệm cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng vốn để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: có trách nhiệm thực hiện tốt các nội dung liên quan đến địa phương trong Kế hoạch hành động quốc gia, đặc biệt là xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động về đa dạng sinh học của vùng lãnh thổ và địa phương có tính đa dạng sinh học cao.

 

Điều 21.2.LQ.6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng sinh học

(Điều 6 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.

 

Chương II

QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Mục 1

QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA CẢ NƯỚC

Điều 21.2.LQ.7. Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học

(Điều 7 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.

2. Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

3. Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

4. Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

5. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

6. Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.

7. Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.

8. Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

9. Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.

 

Điều 21.2.LQ.8. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước

(Điều 8 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

2. Chiến lược bảo vệ môi trường.

3. Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

4. Kết quả điều tra cơ bản về đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

5. Kết quả thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trước đó.

6. Thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng đa dạng sinh học.

7. Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

 

Điều 21.2.LQ.9. Nội dung quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước

(Điều 9 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Phương hướng, mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng đa dạng sinh học; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương; nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

3. Vị trí địa lý, giới hạn, biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.

4. Vị trí địa lý, diện tích, chức năng sinh thái, biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên.

5. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ các khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, loại hình khu bảo tồn; biện pháp tổ chức quản lý khu bảo tồn; giải pháp ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn.

6. Nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ; loại hình, số lượng, phân bố và kế hoạch phát triển các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

7. Đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học.

8. Tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.LQ.10. Lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của bộ, cơ quan ngang bộ

(Điều 10 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức lập, trình Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ vào quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thuộc phạm vi quản lý.

3. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Điều này.

 

Điều 21.2.NĐ.1.3. Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước

(Điều 3 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Tổ chức điều tra, xác định nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và lập dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

b) Lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;

c) Thẩm định dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

d) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì việc thẩm định. Hội đồng thẩm định liên ngành chịu trách nhiệm về nội dung, tính khả thi của dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

Hội đồng thẩm định liên ngành quyết định theo đa số.

Thành phần của Hội đồng thẩm định liên ngành gồm 9 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; các thành viên là đại diện cấp Vụ của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Y tế và một số chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học.

3. Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước gồm có:

a) Dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

b) Văn bản của Hội đồng thẩm định liên ngành;

c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đã được thẩm định;

d) Ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.1.6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học)

Điều 21.2.NĐ.1.5. Lập, phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ

(Điều 5 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, Bộ, cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thuộc phạm vi quản lý của mình.

2. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định sau đây:

a) Tổ chức điều tra, xác định nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và lập dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thuộc phạm vi quản lý của mình;

b) Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan;

c) Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;

d) Phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định về sự phù hợp giữa quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ với quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

4. Hồ sơ phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ gồm có:

a) Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ;

b) Văn bản thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ đã được thẩm định;

d) Ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Bộ, cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của mình sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.1.6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học)

Điều 21.2.NĐ.1.6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

(Điều 6 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

a) Yêu cầu điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành, địa phương; quốc phòng, an ninh;

b) Khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước;

c) Cần thiết phải thực hiện các dự án quan trọng quốc gia sau khi đã xem xét các phương án khác nhưng không thể thực hiện được;

d) Các trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt, thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt, thông qua điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện theo quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 của Nghị định này.

4. Các nội dung điều chỉnh của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phải được công bố công khai.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.11. Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nướcĐiều 21.2.NĐ.1.3. Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nướcĐiều 21.2.NĐ.1.4. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngĐiều 21.2.NĐ.1.5. Lập, phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang bộ)

Điều 21.2.LQ.11. Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước

(Điều 11 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan có trách nhiệm công bố quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có liên quan công bố quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan.

2. Việc tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

b) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước thuộc phạm vi quản lý;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước tại địa phương;

d) Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, trường hợp có sự khác nhau giữa quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch ngành, lĩnh vực, trừ quy hoạch quốc phòng, an ninh thì ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.1.6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh họcĐiều 21.2.NĐ.2.10. Yêu cầu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen)

Mục 2

QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Điều 21.2.LQ.12. Căn cứ lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(Điều 12 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương.

2. Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước.

3. Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Kết quả thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước đó.

5. Hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn.

6. Nhu cầu bảo tồn, khai thác đa dạng sinh học của địa phương.

7. Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.10. Yêu cầu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen)

Điều 21.2.LQ.13. Nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(Điều 13 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Phương hướng, mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh.

3. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, loại hình khu bảo tồn; biện pháp tổ chức quản lý khu bảo tồn; giải pháp ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn.

4. Nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ; loại hình, số lượng, phân bố và kế hoạch phát triển các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

5. Tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

Điều 21.2.LQ.14. Lập, thẩm định, thông qua, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(Điều 14 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, thẩm định, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định, thông qua, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

Điều 21.2.NĐ.1.4. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(Điều 4 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, thẩm định và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Tổ chức điều tra, xác định nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và lập dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Lấy ý kiến của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan;

c) Thẩm định dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

d) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì việc thẩm định. Hội đồng thẩm định liên ngành chịu trách nhiệm thẩm định về nội dung, tính khả thi của dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hội đồng thẩm định liên ngành quyết định theo đa số.

Thành phần của Hội đồng thẩm định liên ngành gồm 9 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các thành viên là lãnh đạo của các sở, ban, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Y tế; đại diện cấp Vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học.

3. Hồ sơ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:

a) Dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung uơng;

b) Văn bản của Hội đồng thẩm định liên ngành;

c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được thẩm định;

d) Ý kiến của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 11.1.LQ.10. Phân loại đấtĐiều 21.2.NĐ.1.6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học)

Điều 21.2.LQ.15. Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(Điều 15 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

Chương III

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN

Mục 1

KHU BẢO TỒN

Điều 21.2.LQ.16. Khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn

(Điều 16 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Khu bảo tồn bao gồm:

a) Vườn quốc gia;

b) Khu dự trữ thiên nhiên;

c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

d) Khu bảo vệ cảnh quan.

2. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học, giá trị đa dạng sinh học, quy mô diện tích, khu bảo tồn được phân thành cấp quốc gia và cấp tỉnh để có chính sách quản lý, đầu tư phù hợp.

3. Khu bảo tồn phải được thống kê, kiểm kê diện tích; xác lập vị trí trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nước biển.

4. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí phân cấp khu bảo tồn.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 4. Phân loại rừngĐiều 49. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng đặc dụngĐiều 50. Tổ chức quản lý rừng đặc dụngĐiều 51. Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004)

Điều 21.2.NĐ.1.7. Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn

(Điều 7 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia là các khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu quy định tại Điều 17, khoản 2 Điều 18, khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20 của Luật Đa dạng sinh học.

2. Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho các hệ sinh thái của địa phương đó;

b) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

3. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

a) Là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài hoang dã thuộc Danh mục cấm khai thác ngoài tự nhiên, nơi sinh sản, tránh rét của các loài di cư;

b) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

4. Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu bảo tồn đáp ứng các tiêu chí chủ yếu sau đây:

a) Có cảnh quan môi trường, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên nhưng không đáp ứng các tiêu chí thành lập khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia;

b) Có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc xác định các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc tế, quốc gia, địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho vùng sinh thái và hệ sinh thái đại diện cho các hệ sinh thái tự nhiên của địa phương; cảnh quan, nét đẹp, độc đáo của thiên nhiên; các giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.17. Vườn quốc giaĐiều 21.2.LQ.18. Khu dự trữ thiên nhiênĐiều 21.2.LQ.19. Khu bảo tồn loài - sinh cảnhĐiều 21.2.LQ.20. Khu bảo vệ cảnh quan)

Điều 21.2.LQ.18. Khu dự trữ thiên nhiên

(Điều 18 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Khu dự trữ thiên nhiên gồm có:

a) Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia;

b) Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh.

2. Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:

a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

3. Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 4. Phân loại rừng của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc giaĐiều 21.2.NĐ.1.7. Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn)

Điều 21.2.LQ.19. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

(Điều 19 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh gồm có:

a) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia;

b) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh.

2. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:

a) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.

3. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địa bàn.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 4. Phân loại rừng của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc giaĐiều 21.2.NĐ.1.7. Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn)

Điều 21.2.LQ.20. Khu bảo vệ cảnh quan

(Điều 20 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Khu bảo vệ cảnh quan gồm có:

a) Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia;

b) Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh.

2. Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:

a) Có hệ sinh thái đặc thù;

b) Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;

c) Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

3. Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu thuộc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan trên địa bàn.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 4. Phân loại rừngĐiều 25. Cho thuê rừngĐiều 50. Tổ chức quản lý rừng đặc dụngĐiều 51. Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiênĐiều 67. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc giaĐiều 21.2.NĐ.1.7. Tiêu chí phân cấp khu bảo tồn)

Điều 21.2.LQ.21. Nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn

(Điều 21 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; việc đáp ứng các tiêu chí chủ yếu để xác lập khu bảo tồn.

2. Thực trạng các hệ sinh thái tự nhiên, các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài hoang dã khác, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên.

3. Diện tích đất, mặt nước; hiện trạng sử dụng đất, mặt nước; số lượng dân cư sống tại nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

4. Trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích dự kiến thành lập khu bảo tồn.

5. Vị trí địa lý, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính; ranh giới từng phân khu; phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn.

6. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn.

7. Tổ chức quản lý khu bảo tồn.

8. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn.

9. Tổ chức thực hiện dự án thành lập khu bảo tồn.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia)

Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia

(Điều 22 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Việc lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được thực hiện theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.

2. Trình tự, thủ tục lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được quy định như sau:

a) Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn theo các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20 của Luật này và lập dự án thành lập khu bảo tồn;

b) Tổ chức lấy ý kiến bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân các cấp, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn;

c) Tổ chức thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia gồm có:

a) Văn bản đề nghị thành lập khu bảo tồn của cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia;

b) Dự án thành lập khu bảo tồn với các nội dung quy định tại Điều 21 của Luật này;

c) Ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này và ý kiến của các bên liên quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

d) Kết quả thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 17. Vườn quốc giaĐiều 21.2.LQ.18. Khu dự trữ thiên nhiênĐiều 21.2.LQ.19. Khu bảo tồn loài - sinh cảnhĐiều 21.2.LQ.20. Khu bảo vệ cảnh quanĐiều 21.2.LQ.21. Nội dung của dự án thành lập khu bảo tồnĐiều 21.2.LQ.23. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc giaĐiều 21.2.LQ.27. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn)

Điều 21.2.NĐ.1.8. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia

(Điều 8 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của mình;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc khu rừng đặc dụng, vùng biển có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này.

3. Thành phần của Hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 7 thành viên theo quy định sau đây:

a) Đối với Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các thành viên là lãnh đạo của các sở, ban, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đại diện cấp Vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học;

b) Đối với Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn quy định tại điểm b và c, khoản 1 Điều này: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thành viên là đại diện cấp Vụ của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến xây dựng dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia và chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học.

4. Nội dung thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn bao gồm:

a) Mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn;

b) Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích khu bảo tồn, các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn;

c) Các dự án phục hồi sinh thái trong khu bảo tồn;

d) Quy chế quản lý khu bảo tồn;

đ) Các nội dung khác theo yêu cầu của cơ quan thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của tỉnh để Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến chính thức bằng văn bản, trước khi trình Thủ tướng quyết định thành lập.

 

Điều 21.2.LQ.23. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia

(Điều 23 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia.

2. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn và vùng đệm;

b) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính;

c) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn;

d) Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;

đ) Phương án ổn định hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn;

e) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn.

3. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia được gửi đến Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có khu bảo tồn, cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc giaĐiều 21.2.LQ.27. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn)

Điều 21.2.LQ.24. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn và quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh

(Điều 24 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Căn cứ vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh sau khi có ý kiến của Uỷ ban nhân dân các cấp có liên quan, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn và ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh; nội dung quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.27. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn)

Điều 21.2.LQ.25. Sử dụng đất trong khu bảo tồn

(Điều 25 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Căn cứ quyết định thành lập khu bảo tồn, cơ quan có thẩm quyền giao đất theo quy định của Luật đất đai có trách nhiệm giao đất cho Ban quản lý khu bảo tồn hoặc tổ chức khác được giao quản lý khu bảo tồn.

2. Việc sử dụng đất và việc chuyển mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Chương VIII ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT)

Điều 21.2.TT.11.3. Báo cáo kết quả việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

(Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/11/2020)

 

1. Mẫu báo cáo kết quả việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen (sau đây gọi là báo cáo), bao gồm:

a) Báo cáo hoạt động tiếp cận nguồn gen theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo tình hình, kết quả sử dụng nguồn gen theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu đối với nguồn gen đã được cho phép đưa ra nước ngoài theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Ngôn ngữ sử dụng trong báo cáo là tiếng Việt và được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:

a) Bản giấy: đối với tổ chức: là bản có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức, dấu của tổ chức thực hiện báo cáo (nếu có); đối với cá nhân: là bản có chữ ký, ghi rõ họ tên của cá nhân thực hiện báo cáo và xác nhận của tổ chức đã bảo lãnh cho cá nhân (nếu có);

b) Bản điện tử: được thể hiện dưới dạng ảnh (định dạng pdf) của báo cáo giấy theo quy định tại điểm a khoản này hoặc dưới dạng tệp tin điện tử được xác thực bằng chữ ký số của người đại diện theo pháp luật của tổ chức thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm gửi báo cáo theo thời hạn sau:

a) Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày kết thúc hoạt động thu thập mẫu nguồn gen theo Kế hoạch tiếp cận nguồn gen được ban hành kèm theo Quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen có trách nhiệm báo cáo hoạt động tiếp cận nguồn gen quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Định kỳ 2 năm một lần (trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc năm thứ 2 theo hiệu lực của Quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen) có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả sử dụng nguồn gen quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

4. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này, chậm nhất sau 3 tháng, kể từ ngày kết thúc chương trình học tập, nghiên cứu có trách nhiệm báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu đối với nguồn gen đã được cho phép đưa ra nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

5. Báo cáo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua các phương thức khác theo quy định pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền đã cấp phép. Báo cáo phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực của thông tin, số liệu báo cáo và tổ chức, cá nhân lập báo cáo chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã cung cấp trong báo cáo.

 

Điều 21.2.LQ.26. Phân khu chức năng và ranh giới khu bảo tồn

(Điều 26 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Khu bảo tồn có các phân khu chức năng sau đây:

a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;

b) Phân khu phục hồi sinh thái;

c) Phân khu dịch vụ - hành chính.

2. Khu bảo tồn phải được cắm mốc để xác lập ranh giới; phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong khu bảo tồn phải được xác định diện tích, vị trí trên thực địa hoặc tọa độ trên mặt nước biển.

3. Ban quản lý khu bảo tồn hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có khu bảo tồn tổ chức việc cắm mốc phân định ranh giới khu bảo tồn.

 

Điều 21.2.LQ.27. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn

(Điều 27 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý khu bảo tồn theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.

2. Việc quản lý khu bảo tồn phải được thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý khu bảo tồn.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.22. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc giaĐiều 21.2.LQ.23. Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc giaĐiều 21.2.LQ.24. Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn và quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnhĐiều 21.2.LQ.33. Báo cáo về hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn)

Điều 21.2.NĐ.1.9. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn

(Điều 9 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các khu bảo tồn có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của mình.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc khu rừng đặc dụng trên cạn, vùng biển có diện tích thuộc địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích thuộc địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.

 

Điều 21.2.NĐ.1.11. Chuyển tiếp khu bảo tồn đã được thành lập trước ngày Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực

(Điều 11 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2012 việc rà soát các khu bảo tồn đã được thành lập trước ngày Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực.

2. Rà soát việc đáp ứng các tiêu chí chủ yếu của khu bảo tồn theo quy định của Luật Đa dạng sinh học, Nghị định này. Các khu bảo tồn không đáp ứng các tiêu chí chủ yếu thì phải thành lập dự án chuyển đổi.

3. Trách nhiệm lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá và lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của mình;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá và lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc khu rừng đặc dụng trên cạn, vùng biển có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, đánh giá và lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn cấp quốc gia vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này.

4. Cơ quan có trách nhiệm lập dự án chuyển đổi khu bảo tồn quy định tại khoản 3 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chuyển đổi khu bảo tồn.

 

Điều 21.2.LQ.28. Tổ chức quản lý khu bảo tồn

(Điều 28 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Khu bảo tồn cấp quốc gia có Ban quản lý. Ban quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính.

2. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, khu bảo tồn cấp tỉnh được giao cho Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.

 

Điều 21.2.LQ.29. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn

(Điều 29 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có các quyền và trách nhiệm sau đây:

1. Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn;

2. Xây dựng, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;

3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn;

4. Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;

5. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;

6. Được chia sẻ lợi ích từ hoạt động tiếp cận nguồn gen thuộc phạm vi khu bảo tồn;

7. Quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.3.16. Trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ)

Điều 21.2.LQ.30. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn

(Điều 30 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Khai thác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chế quản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tham gia, hưởng lợi ích từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu bảo tồn;

c) Hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ, bồi thường, tái định cư theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn;

đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Điều này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.1.10. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn)

Điều 21.2.NĐ.1.10. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn

(Điều 10 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn là các hộ gia đình, cá nhân được quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai.

2. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 30 Luật Đa dạng sinh học và các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Được ưu tiên khai thác đất, mặt nước, rừng phục vụ canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và mục đích khác không bị pháp luật cấm;

b) Được ưu tiên lập dự án khai thác khu bảo tồn phục vụ du lịch sinh thái và các hoạt động dịch vụ khác không trái với quy định của pháp luật;

c) Được ưu tiên tuyển dụng, tham gia quản lý khu bảo tồn;

d) Được chia sẻ lợi ích từ các hoạt động kinh doanh du lịch, khai thác các nguồn lợi, các dự án hỗ trợ khu bảo tồn, từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn và các lợi ích khác theo quy định của pháp luật;

đ) Có nghĩa vụ bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.30. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn)

Điều 21.2.LQ.31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn

(Điều 31 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

Tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Khai thác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chế quản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

2. Tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen và các hoạt động hợp pháp khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;

3. Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn;

4. Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của pháp luật;

5. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 21.2.LQ.32. Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn

(Điều 32 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Vị trí, diện tích vùng đệm được quy định trong quyết định thành lập khu bảo tồn và phải được xác định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nước biển.

2. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải tuân thủ quy chế quản lý vùng đệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

3. Chủ dự án đầu tư trong vùng đệm của khu bảo tồn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Hội đồng thẩm định theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; trong thành phần Hội đồng thẩm định phải có đại diện ban quản lý khu bảo tồn.

Trường hợp dự án đầu tư trong vùng đệm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường hoặc phát tán chất thải độc hại thì quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải xác định khoảng cách an toàn để không gây tác động xấu đến khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Mục 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG)

Điều 21.2.LQ.33. Báo cáo về hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn

(Điều 33 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Định kỳ 3 năm một lần, Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học củakhu bảo tồn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.

2. Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thực trạng, tình trạng phục hồi và kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;

b) Thực trạng và kế hoạch bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong khu bảo tồn;

c) Yêu cầu đặt ra đối với bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;

d) Hiện trạng sử dụng đất trong khu bảo tồn.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.27. Trách nhiệm quản lý khu bảo tồn)

Mục 2

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN

Điều 21.2.LQ.34. Điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên

(Điều 34 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Các hệ sinh thái tự nhiên phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững.

2. Hệ sinh thái rừng tự nhiên phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Hệ sinh thái tự nhiên trên biển phải được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định của pháp luật về thủy sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sử dụng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.35. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiênĐiều 21.2.LQ.36. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng)

Điều 21.2.LQ.35. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước tự nhiên

(Điều 35 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Đất ngập nước tự nhiên là vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước thường xuyên hoặc tạm thời, kể cả vùng biển có độ sâu không quá 6 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất.

2. Việc thống kê, kiểm kê vùng đất ngập nước tự nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, xác lập chế độ phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên và xác lập vị trí, diện tích vùng đất ngập nước tự nhiên trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.34. Điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên)

Điều 21.2.NĐ.5.3. Nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước

(Điều 3 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Việc bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước phải được thực hiện trên nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước.

2. Tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung quanh vùng đất ngập nước và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước.

3. Đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.

 

Điều 21.2.NĐ.5.4. Quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước

(Điều 4 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước gồm:

1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; các quy định của Công ước Ramsar.

2. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi cả nước và từng địa phương.

3. Thống kê, kiểm kê; điều tra, đánh giá, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước; quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước quan trọng; lập, thẩm định, ban hành và điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc.

4. Tổ chức lập, thẩm định, thành lập và quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước; đề cử công nhận và quản lý khu Ramsar; hướng dẫn quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn.

5. Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng.

7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

 

Điều 21.2.NĐ.5.5. Các hoạt động khuyến khích trên vùng đất ngập nước

(Điều 5 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cộng đồng dân cư đầu tư, tham gia vào các hoạt động sau đây:

1. Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và loài chim di cư tại vùng đất ngập nước.

2. Phục hồi các vùng đất ngập nước quan trọng, các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên đã bị suy thoái hoặc bị khai thác quá mức; duy trì và phòng ngừa sự biến đổi các đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước.

3. Giám sát các hoạt động trên vùng đất ngập nước quan trọng; phát hiện và thông báo kịp thời với cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng.

4. Thực hiện mô hình sinh kế bền vững về môi trường, mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, các hoạt động du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật.

 

Điều 21.2.NĐ.5.6. Thống kê, kiểm kê các vùng đất ngập nước

(Điều 6 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

Các vùng đất ngập nước phải được thống kê, kiểm kê và công bố theo quy định của pháp luật về đất đai; pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

 

Điều 21.2.NĐ.5.7. Điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước

(Điều 7 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Các vùng đất ngập nước được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ bảo tồn và sử dụng bền vững.

2. Thông tin cơ bản cần thu thập, điều tra và đánh giá đối với vùng đất ngập nước:

a) Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển; diện tích (ha) vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước;

b) Các chức năng, dịch vụ hệ sinh thái cơ bản; các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của vùng đất ngập nước;

c) Các loài cư trú, sinh sống và phát triển trên vùng đất ngập nước, bao gồm các loài bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, di cư; loài và số lượng cá thể chim nước;

d) Các mối đe dọa, hình thức bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá đối với các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý và đề xuất các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Điều 21.2.NĐ.5.8. Tiêu chí xác định vùng đất ngập nước quan trọng

(Điều 8 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Vùng đất ngập nước quan trọng là vùng đất ngập nước có diện tích từ 50 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc từ 5 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa, có chứa hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

a) Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái;

b) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm hoặc của 1.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên hoặc nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của ít nhất một loài thủy sản có giá trị;

c) Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái cho một vùng sinh thái của địa phương, liên tỉnh, quốc gia, quốc tế;

d) Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với địa phương, quốc gia, quốc tế.

2. Vùng đất ngập nước quan trọng được phân cấp thành vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia và vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương.

3. Vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia là vùng đất ngập nước quan trọng có diện tích từ 5.000 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc vùng có diện tích từ 300 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa và đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:

a) Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái liên tỉnh hoặc quốc gia;

b) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu hoặc 05 loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc của 10.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên;

c) Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái của một vùng liên tỉnh hoặc quốc gia;

d) Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với quốc gia.

4. Vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương là vùng đất ngập nước quan trọng thuộc địa bàn quản lý của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia quy định tại khoản 3 Điều này.

 

Điều 21.2.NĐ.5.9. Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng

(Điều 9 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng có các nội dung cơ bản sau:

a) Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước;

b) Diện tích vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước;

c) Tiêu chí đáp ứng vùng đất ngập nước quan trọng và phân cấp vùng đất ngập nước quan trọng;

d) Hình thức quản lý, bảo tồn vùng đất ngập nước.

2. Trên cơ sở đề xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tổ chức thẩm định và ban hành Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc.

3. Điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng:

a) Định kỳ 05 năm một lần hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi cả nước;

b) Trong trường hợp có biến động về diện tích các vùng đất ngập nước quan trọng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ có liên quan gửi kết quả thống kê, kiểm kê vùng đất ngập nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng.

4. Các vùng đất ngập nước quan trọng trong Danh mục được công bố là một nội dung của quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học và quy hoạch tỉnh.

 

Điều 21.2.NĐ.5.10. Quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng

(Điều 10 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm:

a) Diện tích, ranh giới của vùng đất ngập nước, các kiểu đất ngập nước;

b) Chế độ thủy văn, chất lượng môi trường nước, trầm tích đáy;

c) Đa dạng sinh học và mối đe dọa.

2. Tổ chức thực hiện quan trắc:

a) Cơ quan quản lý vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm tổ chức quan trắc các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Các điểm quan trắc chất lượng môi trường nước, trầm tích trên các vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia, địa phương là một bộ phận của mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường quốc gia, địa phương;

c) Việc quan trắc chế độ thủy văn trên các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc thủy văn.

 

Điều 21.2.NĐ.5.11. Cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước

(Điều 11 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước là một phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học và bao gồm:

a) Các thông tin, dữ liệu về điều tra, kiểm kê, đánh giá và quan trắc các vùng đất ngập nước;

b) Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về các vùng đất ngập nước;

e) Thông tin, dữ liệu khác liên quan đến các vùng đất ngập nước.

2. Định kỳ 03 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước thống nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.NĐ.5.12. Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước

(Điều 12 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của Luật đa dạng sinh học.

2. Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia khi:

a) Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;

b) Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học.

3. Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh khi:

a) Thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;

b) Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp tỉnh theo quy định của Luật đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.NĐ.5.13. Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia

(Điều 13 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý và gửi hồ sơ về Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định.

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia. Hội đồng thẩm định bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thành viên là đại diện của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia; chuyên gia và đại diện của các cơ quan khác có liên quan.

2. Trình tự lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia:

a) Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia;

b) Lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan (đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên), ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;

d) Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia với các nội dung sau: mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn; mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn; vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn, các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn; kế hoạch quản lý khu bảo tồn; tổ chức quản lý khu bảo tồn và các ý kiến của các bên liên quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

đ) Lập hồ sơ đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều này và trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập.

3. Nội dung dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước bao gồm:

a) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; việc đáp ứng các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn đất ngập nước;

b) Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên, nhân tạo, đặc thù; các loài nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; các loài hoang dã khác; cảnh quan môi trường, giá trị văn hóa, lịch sử, nét đẹp độc đáo của tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;

c) Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất ngập nước; hiện trạng kinh tế và xã hội khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, các mối đe dọa đến vùng đất ngập nước và phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

d) Trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;

đ) Vị trí địa lý, diện tích của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính; ranh giới từng phân khu; phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;

e) Kế hoạch quản lý khu bảo tồn;

g) Tổ chức quản lý khu bảo tồn;

h) Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;

i) Tổ chức thực hiện dự án thành lập khu bảo tồn.

4. Hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia gồm có:

a) Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo quyết định thành lập khu bảo tồn;

b) Dự án thành lập khu bảo tồn bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;

d) Văn bản đồng ý của các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

5. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia gồm có:

a) Văn bản đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia và dự thảo quyết định thành lập khu bảo tồn đã được hoàn thiện sau họp Hội đồng thẩm định;

b) Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia đã được hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định và các bên liên quan;

c) Ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;

d) Văn bản đồng ý của các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

đ) Kết quả thẩm định và biên bản họp Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia.

6. Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia.

7. Quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có nội dung theo quy định của Luật đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.NĐ.5.14. Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh

(Điều 14 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh:

a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh; Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành về Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên gia và đại diện của các cơ quan khác có liên quan.

2. Trình tự lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh như sau:

a) Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh;

b) Lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này;

c) Tổ chức lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban ngành có liên quan và ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh;

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban, ngành liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản.

d) Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Nội dung thẩm định bao gồm: mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn; mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn; vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn, các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn; kế hoạch quản lý khu bảo tồn; tổ chức quản lý khu bảo tồn và ý kiến của các bên liên quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh.

đ) Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập.

3. Hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh gồm có:

a) Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo Quyết định thành lập khu bảo tồn;

b) Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này;

c) Ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban ngành có liên quan, ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong và tiếp giáp với khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn.

4. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh gồm có:

a) Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo Quyết định thành lập khu bảo tồn đã được hoàn thiện sau họp Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn;

b) Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước đã được hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định và ý kiến của các bên liên quan tại điểm c khoản 3 Điều này;

c) Kết quả thẩm định và biên bản họp Hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh.

6. Quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn và vùng đệm;

b) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính;

c) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn;

d) Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;

đ) Phương án ổn định hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn;

e) Tổ chức quản lý khu bảo tồn, gồm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý khu bảo tồn;

g) Kinh phí vận hành hoạt động khu bảo tồn;

h) Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và các tổ chức có liên quan trong quản lý khu bảo tồn và tổ chức thực hiện quyết định thành lập khu bảo tồn.

 

Điều 21.2.NĐ.5.15. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước

(Điều 15 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được thực hiện theo quy định của Luật đa dạng sinh học.

2. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật đa dạng sinh học và các nhiệm vụ đặc thù sau đây:

a) Quản lý các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước theo Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Tổ chức thực hiện các hoạt động về bảo tồn vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn theo các chương trình, kế hoạch, đề án hoặc đề tài, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Tổ chức triển khai các hoạt động du lịch sinh thái, phương án chia sẻ lợi ích trong sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái khu bảo tồn đất ngập nước sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

d) Phối hợp với lực lượng kiểm ngư, kiểm lâm, cảnh sát biển, lực lượng cứu hộ, cứu nạn, các cơ quan quản lý chuyên môn cấp tỉnh và cộng đồng dân cư thực hiện quản lý, bảo tồn và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước;

đ) Thực hiện các chương trình kiểm soát, cô lập, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại trong vùng đất ngập nước quan trọng và chương trình bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc vùng đất ngập nước;

e) Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.

 

Điều 21.2.NĐ.5.16. Xác lập và quản lý các hoạt động trong phân khu chức năng của khu bảo tồn đất ngập nước

(Điều 16 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Các khu bảo tồn đất ngập nước được phân khu chức năng. Các phân khu chức năng phải xác định diện tích; ranh giới, tọa độ trên bản đồ trong dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và đánh dấu, thả mốc ranh giới trên thực địa sau khi có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm:

a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là khu vực được xác lập với diện tích đủ để bảo tồn nguyên vẹn mẫu chuẩn hệ sinh thái đất ngập nước theo diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái này;

b) Phân khu phục hồi sinh thái là khu vực được xác lập để phục hồi, bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm đảm bảo khả năng tái tạo hệ sinh thái này;

c) Phân khu dịch vụ - hành chính là khu vực được xác lập để phục vụ công tác điều hành, quản lý khu bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, du lịch sinh thái, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

2. Các hoạt động diễn ra trong từng khu bảo tồn đất ngập nước phải tuân thủ Quy chế quản lý cụ thể của khu bảo tồn do cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này và không trái với các quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này.

3. Quy định đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

a) Không tiến hành các hoạt động: ngăn cản đường đi của các loài thủy sinh; điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; cư trú trái phép; lấn chiếm đất ngập nước, chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất; phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên và các hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu bảo tồn đất ngập nước;

b) Không triển khai các hoạt động làm thay đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước, bao gồm: thay đổi chế độ thủy văn; gây ô nhiễm môi trường; thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái và biến động thành phần loài;

c) Không săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; không chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và xây dựng công trình, nhà ở, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Bảo vệ sự phát triển tự nhiên của hệ sinh thái, sinh cảnh tự nhiên của các loài chim nước, chim di cư và bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài bản địa;

đ) Được thu thập các mẫu vật của các loài sinh vật theo quy định của pháp luật;

e) Được thực hiện các biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh, suy thoái hệ sinh thái trong phân khu.

4. Quy định đối với phân khu phục hồi sinh thái:

a) Tuân thủ các quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này; không chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp; xây dựng công trình, nhà ở trái phép; không săn bắt các loài chim nước, chim di cư; bảo vệ các loài thuộc các Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài bản địa;

b) Khoanh nuôi tự nhiên phục hồi các loài thủy sinh, trồng và làm giàu hệ sinh thái rừng ngập mặn bằng các loài bản địa; khôi phục hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và các sinh cảnh thích hợp của các loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;

c) Được thả, nuôi phục hồi các loài sinh vật bản địa; phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên trong phân khu;

d) Được thu thập mẫu vật các loài sinh vật theo quy định của pháp luật;

đ) Được triển khai hoạt động du lịch sinh thái, giải trí theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện các giải pháp phòng ngừa biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước và phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước trong phân khu.

5. Quy định đối với phân khu dịch vụ hành chính:

a) Tuân thủ các quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này;

b) Việc xây dựng công trình hoặc dự án đầu tư phát triển phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, kết hợp với các hoạt động phục vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trong phạm vi khu bảo tồn đất ngập nước phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Được nuôi trồng thủy sản bền vững về môi trường và khoanh nuôi các loài sinh vật bản địa theo quy định của pháp luật;

d) Được thu thập mẫu vật các loài sinh vật theo quy định của pháp luật;

đ) Được thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, giải trí và một số hoạt động khác theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên trong phân khu.

 

Điều 21.2.NĐ.5.17. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước

(Điều 17 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn là một nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.

2. Cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn triển khai xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn theo nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước:

a) Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên;

b) Mục tiêu, phạm vi quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn đất ngập nước;

c) Các phân khu chức năng của khu bảo tồn, các chương trình về bảo tồn, sử dụng bền vững và phục hồi đa dạng sinh học; kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;

d) Các mối đe dọa đến khu bảo tồn đất ngập nước và hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững vùng đất ngập nước;

đ) Các đề tài, dự án ưu tiên và khái toán kinh phí vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu bảo tồn đất ngập nước; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học;

e) Giải pháp và tổ chức thực hiện.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương; Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Kế hoạch quản lý khu bảo tồn thuộc thẩm quyền quản lý của bộ.

 

Mau 01.02.118.NĐ.doc

Điều 21.2.NĐ.5.18. Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước

(Điều 18 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Cơ quan quản lý khu bảo tồn xây dựng Quy chế quản lý khu bảo tồn sau khi được thành lập và trình cấp có thẩm quyền ban hành. Đối với Quy chế quản lý khu bảo tồn thuộc địa bàn của một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương phải có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

2. Nội dung cơ bản của Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước bao gồm:

a) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;

b) Ranh giới khu bảo tồn và phân khu chức năng;

c) Quản lý các hoạt động trong khu bảo tồn;

d) Quyền hạn, trách nhiệm của Tổ chức quản lý khu bảo tồn; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có ranh giới hoặc diện tích nằm trong khu bảo tồn, vùng đệm khu bảo tồn và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các hoạt động của khu bảo tồn;

đ) Nguồn lực và tổ chức thực hiện Quy chế.

3. Trách nhiệm ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.

 

Điều 21.2.NĐ.5.19. Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước

(Điều 19 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Tiêu chí xác định vùng đệm:

a) Vùng đệm được xác định là khu vực liền kề, bao quanh ranh giới khu bảo tồn đất ngập nước và được xác định theo ranh giới hành chính cấp xã; đối với khu vực không có địa giới hành chính có độ rộng tối thiểu 1.000 mét tính từ ranh giới khu bảo tồn đất ngập nước;

b) Phạm vi ranh giới, diện tích vùng đệm được xác định trên bản đồ và thực địa đồng thời với việc lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.

2. Vùng đệm được quản lý nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các tác động bất lợi tới khu bảo tồn đất ngập nước; hạn chế các dự án, hoạt động gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu bảo tồn đất ngập nước.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có diện tích quản lý nằm trong vùng đệm thực hiện trách nhiệm:

a) Tuyên truyền, vận động nhân dân trong địa bàn vùng đệm tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự xâm hại đến khu bảo tồn đất ngập nước;

b) Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học vùng đệm theo quy định của pháp luật;

c) Phối hợp với tổ chức quản lý khu bảo tồn, cơ quan quản lý khu bảo tồn hoặc các bên có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khu bảo tồn trong phạm vi quyền hạn theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có trách nhiệm:

a) Tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia quản lý khu bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm;

b) Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên ngành có liên quan trong giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến vùng đệm;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các bên liên quan triển khai các dự án đầu tư vùng đệm, giảm áp lực đến đa dạng sinh học khu bảo tồn đất ngập nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hoặc có các hoạt động trong vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước có trách nhiệm và quyền được tham gia thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn và phát triển bền vững vùng đệm do cơ quan quản lý khu bảo tồn hoặc chính quyền địa phương tổ chức.

 

Điều 21.2.NĐ.5.20. Chuyển đổi, chuyển hạng, chuyển cấp khu bảo tồn đất ngập nước

(Điều 20 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan có diện tích đất ngập nước chiếm từ 50% diện tích khu bảo tồn trở lên được xem xét chuyển đổi thành khu bảo tồn đất ngập nước và được hưởng chính sách đầu tư về bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

2. Khu bảo tồn đất ngập nước được xem xét để chuyển hạng, chuyển cấp quản lý căn cứ theo tình hình thực tế và tiêu chí phân hạng, phân cấp khu bảo tồn đất ngập nước quy định tại Điều 12 Nghị định này.

3. Việc chuyển hạng, chuyển cấp quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được thực hiện theo các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định này.

 

Điều 21.2.NĐ.5.21. Điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn đất ngập nước

(Điều 21 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Khu bảo tồn đất ngập nước được xem xét điều chỉnh ranh giới, diện tích để phù hợp với thực tiễn quản lý.

2. Việc điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn đất ngập nước được thực hiện theo các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước tại Điều 13, Điều 14 Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

 

Điều 21.2.NĐ.5.22. Quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng thuộc rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển

(Điều 22 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

Các khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển nằm trên hoặc có một phần diện tích đất ngập nước thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm thực hiện các hoạt động sau đây:

1. Xây dựng nội dung về bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước trong các kế hoạch, quy chế quản lý khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển.

2. Thực hiện các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, duy trì chế độ thủy văn tự nhiên và đảm bảo chất lượng môi trường nước đối với các vùng đất ngập nước trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo quy định của Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

3. Đánh giá hiện hạng vùng đất ngập nước trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển và thực hiện giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học vùng đất ngập nước.

4. Báo cáo định kỳ 03 năm một lần hoặc đột xuất về công tác quản lý vùng đất ngập nước trong khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển cho cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.NĐ.5.23. Quản lý các khu Ramsar

(Điều 23 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Nội dung quản lý các hoạt động trong khu Ramsar:

a) Thực hiện các quy định đối với quản lý khu bảo tồn đất ngập nước;

b) Xây dựng và triển khai chương trình bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước; kế hoạch quản lý khu Ramsar; quan trắc, đánh giá sự biến động đặc tính sinh thái của khu Ramsar, định kỳ 06 năm một lần;

c) Thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin về khu Ramsar theo yêu cầu của cơ quan đầu mối quốc gia Công ước Ramsar và báo cáo kịp thời sự biến đổi đặc tính sinh thái của khu Ramsar;

d) Thực hiện đánh giá hiệu quả quản lý các khu Ramsar và các yêu cầu về bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước của Ban thư ký Công ước Ramsar.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar; thành lập, vận hành hoạt động mạng lưới các khu Ramsar trên toàn quốc.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề cử, quản lý Các khu Ramsar và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Công ước Ramsar tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Điều 21.2.NĐ.5.24. Tổ chức quản lý vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn

(Điều 24 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn; xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn trên địa bàn.

2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động trên các vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo Quy chế phối hợp quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng và các quy định pháp luật có liên quan.

 

Điều 21.2.NĐ.5.25. Quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn

(Điều 25 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Yêu cầu đối với các hoạt động trên vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn:

a) Duy trì chế độ thủy văn tự nhiên của vùng đất ngập nước; duy trì, bảo vệ các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước;

b) Không tiến hành các hoạt động gây ô nhiễm môi trường vùng đất ngập nước quan trọng; không gây tổn hại đến các loài nguy cấp, quý, hiếm và sinh cảnh của các loài chim nước di cư, chim nước, nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sản;

c) Bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa của vùng đất ngập nước;

d) Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; không triển khai các dự án đầu tư gây tổn hại đến chức năng, dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và làm thay đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng;

đ) Triển khai các biện pháp phòng ngừa sự biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng; phục hồi vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái;

e) Thực hiện nội dung quy định tại Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

2. Nội dung cơ bản của Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng gồm có:

a) Ranh giới và diện tích vùng đất ngập nước quan trọng;

b) Các mối đe dọa đến vùng đất ngập nước và yêu cầu đối với các hoạt động trong vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm các yêu cầu cụ thể của hoạt động được phép, không được phép triển khai trong vùng đất ngập nước quan trọng;

c) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động trên vùng đất ngập nước, các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp có địa bàn quản lý nằm trong hoặc giáp ranh với vùng đất ngập nước quan trọng và các bên có liên quan đến vùng đất ngập nước quan trọng;

d) Nguồn lực tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng.

3. Các khu rừng phòng hộ, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

 

Điều 21.2.NĐ.5.26. Chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái của vùng đất ngập nước quan trọng

(Điều 26 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Nguyên tắc chia sẻ lợi ích:

a) Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, giữa bảo tồn và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái thuộc vùng đất ngập nước quan trọng;

b) Các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức quản lý khu bảo tồn được chia sẻ một phần lợi ích bằng tiền thu được từ các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước hoặc các kết quả nghiên cứu trong khu bảo tồn đất ngập nước để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước.

2. Các bên liên quan được chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng bao gồm:

a) Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về vùng đất ngập nước;

b) Cộng đồng được tham gia khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật;

c) Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo vệ vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật;

d) Ủy ban nhân dân các cấp có diện tích thuộc vùng đất ngập nước quan trọng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

3. Các hoạt động chia sẻ lợi ích trên các vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm:

a) Khai thác, sử dụng trực tiếp các giá trị, sản phẩm từ vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm các hoạt động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác lâm sản, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác;

b) Các hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị phi vật thể, gồm có: du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và đào tạo, quảng bá sản phẩm, hình ảnh về vùng đất ngập nước quan trọng, khu bảo tồn đất ngập nước.

4. Nội dung cơ bản của phương án chia sẻ lợi ích bao gồm:

a) Hiện trạng các dịch vụ hệ sinh thái vùng đất ngập nước, danh mục các lợi ích được chia sẻ;

b) Định lượng, thời điểm, phương thức, biện pháp khai thác, sử dụng dịch vụ hệ sinh thái;

c) Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được chia sẻ lợi ích;

d) Giám sát quản lý, đánh giá tác động của việc khai thác, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.

5. Trách nhiệm của các bên liên quan được chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước:

a) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo phương án chia sẻ lợi ích;

b) Thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ứng phó các sự cố gây ô nhiễm môi trường, suy thoái các vùng đất ngập nước quan trọng khi triển khai các hoạt động trên vùng đất ngập nước.

 

Điều 21.2.NĐ.5.27. Tài chính cho quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước

(Điều 27 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước được chi từ các nguồn tài chính sau:

a) Ngân sách nhà nước cấp, gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân cấp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Các nhiệm vụ chi từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật ngân sách nhà nước;

b) Đầu tư, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài;

c) Các nguồn thu được từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ tại vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật.

2. Nhà nước đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho các hoạt động sau:

a) Triển khai các hoạt động về bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quy định tại Điều 4 Nghị định này;

b) Vận hành bộ máy, các hoạt động quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và mạng lưới các khu Ramsar trên toàn quốc.

3. Ưu tiên ngân sách chi thường xuyên từ nguồn sự nghiệp môi trường cho các hoạt động, nhiệm vụ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

 

Điều 21.2.NĐ.5.28. Chính sách đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng

(Điều 28 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm:

a) Ưu tiên hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quy định tại Điều 5 Nghị định này;

b) Hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước.

2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:

a) Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước;

b) Đầu tư xây dựng phát triển vùng đệm phục vụ bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar; các mô hình sinh kế bền vững tại vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước và mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng;

c) Các hạng mục đầu tư khác liên quan đến quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật.

3. Nhà nước ưu đãi đầu tư cho các hoạt động sau đây:

a) Phục hồi các sinh cảnh, môi trường sống của các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; phục hồi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái;

b) Bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài chim di cư, chim nước thuộc các vùng đất ngập nước quan trọng;

c) Chuyển đổi các sinh kế bền vững về môi trường và hài hòa với thiên nhiên, đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.NĐ.5.29. Phát triển nguồn nhân lực và huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước

(Điều 29 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Phát triển nguồn nhân lực về quản lý vùng đất ngập nước:

a) Kiện toàn tổ chức quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng từ trung ương đến địa phương;

b) Tăng cường năng lực về quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước cho đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường ở trung ương và địa phương;

c) Nâng cao kỹ năng quản trị tài nguyên đất ngập nước cho các tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, cộng đồng dân cư và các bên liên quan đến các vùng đất ngập nước quan trọng.

2. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước:

a) Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều có quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thông tin liên quan đến vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật; được đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự tham gia trong bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước;

b) Thúc đẩy các phương thức quản lý, đồng quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng với sự tham gia của cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp và các bên có liên quan trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng; phát triển các mô hình cộng đồng quản lý bền vững vùng đất ngập nước quan trọng;

c) Nâng cao trách nhiệm và đảm bảo chia sẻ công bằng lợi ích của cộng đồng trong bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng;

d) Bảo tồn và phát huy giá trị, tri thức truyền thống, bản địa trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng;

đ) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước cho mọi tầng lớp nhân dân bằng các phương thức truyền thông theo quy định của pháp luật, chú trọng sử dụng đến các phương thức truyền thông mới, có hiệu quả cao.

 

Điều 21.2.NĐ.5.30. Nguồn lực thực hiện Công ước Ramsar và hợp tác quốc tế về bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước

(Điều 30 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Đẩy mạnh các hoạt động và huy động nguồn lực thực hiện Công ước Ramsar, hợp tác quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trao đổi chuyên gia, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học về đất ngập nước trong và ngoài nước.

2. Huy động, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và các hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, dự án song phương, đa phương, các tổ chức quốc tế về xây dựng các mô hình quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Điều 21.2.NĐ.5.31. Trách nhiệm của các cơ quan cấp bộ

(Điều 31 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Nghị định này;

b) Quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

c) Hướng dẫn: thống kê, kiểm kê và phân loại đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc; quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng; xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước; tổ chức Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn; tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước hoặc vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn;

d) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Nghị định này.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý các hoạt động bảo tồn và sử dụng các vùng đất ngập nước quan trọng;

b) Cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến các vùng đất ngập nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi cho hoạt động quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đầu tư cho các nhiệm vụ, dự án được sử dụng vốn đầu tư công để quản lý, phát triển các vùng đất ngập nước quan trọng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

5. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước theo Nghị định này và pháp luật có liên quan.

 

Điều 21.2.TT.10.3. Phân loại đất ngập nước

(Điều 3 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

1. Phân loại đất ngập nước là việc xác định các kiểu đất ngập nước phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

2. Căn cứ vào các yếu tố thủy văn, hải văn, địa hình, địa mạo, điều kiện thổ nhưỡng, mức độ tác động của con người và ảnh hưởng của các yếu tố biển, lục địa, các vùng đất ngập nước được chia thành 03 (ba) nhóm như sau:

a) Vùng đất ngập nước ven biển, ven đảo là những vùng đất ngập nước tự nhiên mặn, lợ ở ven biển, ven đảo (ký hiệu nhóm I);

b) Vùng đất ngập nước nội địa là những vùng đất ngập nước ngọt tự nhiên nằm trong lục địa hoặc nằm gần ven biển (ký hiệu nhóm II);

c) Vùng đất ngập nước nhân tạo là các vùng đất ngập nước được hình thành do tác động của con người (ký hiệu nhóm III).

3. Vùng đất ngập nước ven biển, ven đảo được xác định gồm các vùng sau:

a) Vùng đất ngập nước tính từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến đường mép nước biển thấp nhất (ngấn thủy triều thấp nhất) trung bình trong nhiều năm;

b) Vùng đất ngập nước tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm trở ra phía biển đến độ sâu 06 mét so với mặt nước biển.

4. Vùng đất ngập nước không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này là vùng đất ngập nước nội địa và ranh giới được xác định từ đường mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm trở vào đất liền.

5. Căn cứ vào điều kiện địa hình, địa mạo, thủy văn, hải văn, thổ nhưỡng, thảm thực vật, yếu tố sinh vật, hiện trạng sử dụng đất và mặt nước, các vùng đất ngập nước thuộc 03 nhóm quy định tại khoản 2 Điều này được phân loại thành 26 kiểu đất ngập nước theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

 

PHỤ LỤC I.doc

Điều 21.2.TT.10.4. Thống kê, kiểm kê đất ngập nước

(Điều 4 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

1. Việc thống kê, kiểm kê đất ngập nước đối với các nhóm quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, cụ thể:

a) Thống kê, kiểm kê các vùng đất ngập nước quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Thống kê, kiểm kê các vùng đất ngập nước quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện thống kê, kiểm kê đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý và gửi kết quả thống kê, kiểm kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Điều 21.2.TT.10.5. Quan trắc các vùng đất ngập nước quan trọng

(Điều 5 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

1. Việc quan trắc chế độ thủy văn các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc thủy văn. Việc quan trắc chất lượng môi trường nước, trầm tích các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc môi trường.

2. Nội dung quan trắc đa dạng sinh học và các mối đe dọa vùng đất ngập nước quan trọng thực hiện như sau:

a) Đa dạng sinh học: quan trắc số lượng và thành phần các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm; số cá thể loài được ưu tiên bảo vệ; số lượng cá thể các loài chim nước, chim di cư;

b) Mối đe dọa: quan trắc số lượng các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; số lượng các hoạt động khai thác bất hợp pháp tại vùng đất ngập nước quan trọng;

c) Các nội dung quan trắc quy định tại điểm a, điểm b khoản này được thực hiện theo phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. Tần suất quan trắc tối thiểu 01 lần/năm.

3. Diện tích, ranh giới của vùng đất ngập nước quan trọng và các kiểu đất ngập nước được quan trắc theo phương pháp điều tra, khảo sát thực tế với tần suất quan trắc tối thiểu 01 lần/năm.

4. Kết quả quan trắc quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này gửi đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

 

Điều 21.2.TT.10.6. Xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước

(Điều 6 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước theo Mẫu đề cương quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo:

a) Báo cáo được thực hiện bằng 01 trong 02 hình thức sau: báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, đóng dấu theo quy định; báo cáo bằng văn bản điện tử, có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan, đóng dấu theo quy định;

b) Báo cáo được gửi tới nơi nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau đây: trực tiếp; dịch vụ bưu chính; hệ thống thư điện tử; hệ thống phục vụ công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo:

a) Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính đến ngày 15 tháng 11 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 11 của kỳ báo cáo;

b) Thời hạn gửi báo cáo: định kỳ 03 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.

 

PHỤ LỤC II.doc

Điều 21.2.TT.10.7. Thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước

(Điều 7 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

 

Điều 21.2.TT.10.8. Điều kiện tiến hành cuộc họp hội đồng thẩm định

(Điều 8 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

Cuộc họp hội đồng thẩm định được tiến hành khi đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:

1. Có đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước đối với khu bảo tồn cấp quốc gia và khoản 3 Điều 14 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước đối với khu bảo tồn cấp tỉnh.

2. Có sự tham gia của Chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng là đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia; đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh; và có trên hai phần ba (2/3) tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập.

 

Điều 21.2.TT.10.9. Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định

(Điều 9 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, công khai, biểu quyết và quyết định theo đa số.

2. Ý kiến của từng thành viên hội đồng và ý kiến của hội đồng được thể hiện trong biên bản họp hội đồng thẩm định.

3. Hội đồng kết luận theo 02 mức độ: đạt yêu cầu khi có từ hai phần ba (2/3) số thành viên hội đồng theo quyết định thành lập trở lên đánh giá đạt và đạt với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung; không đạt yêu cầu khi trên một phần ba (1/3) số thành viên hội đồng đánh giá không đạt yêu cầu.

4. Kết quả thẩm định là kết luận của Chủ tịch hội đồng thẩm định theo 02 mức độ quy định tại khoản 3 Điều này.

Trong trường hợp kết quả thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn không đạt yêu cầu, cơ quan được giao lập dự án hoàn thiện hồ sơ dự án theo kết luận của hội đồng và gửi cơ quan tổ chức thẩm định đề hội đồng họp thẩm định lại.

5. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

 

Điều 21.2.TT.10.10. Trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng thẩm định

(Điều 10 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

1. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch hội đồng:

a) Quyết định triệu tập cuộc họp hội đồng thẩm định;

b) Điều hành cuộc họp hội đồng thẩm định;

c) Xử lý các ý kiến được nêu trong cuộc họp hội đồng thẩm định; kết luận cuộc họp hội đồng và chịu trách nhiệm về các kết luận của hội đồng thẩm định;

d) Ký biên bản cuộc họp hội đồng thẩm định và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản họp hội đồng thẩm định theo Mẫu số 3.3 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của thành viên hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của thành viên hội đồng thẩm định:

a) Xem xét nghiên cứu, đánh giá, góp ý hoàn thiện nội dung hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước;

b) Tham gia cuộc họp hội đồng thẩm định, trường hợp không tham dự cuộc họp hội đồng, có trách nhiệm gửi bản nhận xét đối với hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cho cơ quan tổ chức thẩm định trước khi cuộc họp hội đồng thẩm định được tiến hành ít nhất 01 ngày làm việc;

c) Viết bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước theo Mẫu số 3.1 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và trình bày bản nhận xét tại cuộc họp hội đồng thẩm định;

d) Điền phiếu thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước theo Mẫu số 3.2 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Có ý kiến tại cuộc họp hội đồng thẩm định; bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của hội đồng thẩm định;

e) Viết nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước đã được chỉnh sửa, bổ sung sau cuộc họp hội đồng thẩm định khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tổ chức thẩm định;

g) Tham gia các hoạt động có liên quan đến thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước khi Chủ tịch hội đồng hoặc cơ quan tổ chức thẩm định yêu cầu;

h) Có trách nhiệm trước cơ quan tổ chức thẩm định về các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định; đảm bảo các quy định về bảo mật thông tin có trong hồ sơ, quá trình thẩm định theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

 

PHỤ LỤC III.doc

Điều 21.2.TT.10.11. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước

(Điều 11 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

1. Căn cứ vào quy mô diện tích, giá trị đa dạng sinh học, môi trường, quyền sử dụng đất của khu vực thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và điều kiện thực tiễn, cơ quan có thẩm quyền thành lập khu bảo tồn quyết định tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước đảm bảo các điều kiện phù hợp để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; thực hiện kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được phê duyệt theo Mẫu đề cương quy định tại Phụ lục IV và quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được phê duyệt theo Mẫu đề cương quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

 

PHỤ LỤC IV.doc

PHỤ LỤC V.doc

Điều 21.2.TT.10.12. Tổ chức quản lý vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn

(Điều 12 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước;

b) Các nhiệm vụ quy định tại Điều 32 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động trên các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn có trách nhiệm thực hiện Quy chế phối hợp quản lý quy định tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư này.

 

Điều 21.2.TT.10.13. Quy chế phối hợp quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn

(Điều 13 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xây dựng quy chế phối hợp quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

2. Nội dung quy chế phối hợp quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn được xây dựng và thực hiện theo Mẫu đề cương quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

 

PHỤ LỤC VI.doc

Điều 21.2.NĐ.5.32. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

(Điều 32 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Thực hiện quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn quản lý; tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này, các văn bản có liên quan về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn.

2. Tổ chức quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương; thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước và phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên, các vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái.

3. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng sống trong, xung quanh vùng đất ngập nước và tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến vùng đất ngập nước quan trọng.

4. Bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định.

5. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ có liên quan hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng; quản lý các khu bảo tồn liên tỉnh có diện tích thuộc địa bàn và cung cấp các kết quả điều tra, kiểm kê vùng đất ngập nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Điều 21.2.TT.4.1.

(Điều 1 Thông tư số 14/2013/TT-BTNMT Quy định về quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế-kỹ thuật thiết kế, xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển ngày 21/06/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/08/2013)

 

Ban hành kèm theo Thông tư này Quy trình kỹ thuật và Định mức kinh tế - kỹ thuật thiết kế, xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển.

 

Điều 21.2.LQ.36. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng

(Điều 36 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng có hệ sinh thái tự nhiên đặc thù hoặc đại diện cho một vùng phải được điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và xác lập chế độ phát triển bền vững.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và xác lập chế độ phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụngkhông thuộc hệ sinh thái rừng.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.34. Điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên)

Chương IV

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LOÀI SINH VẬT

Mục 1

BẢO VỆ LOÀI THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Điều 21.2.LQ.37. Loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

(Điều 37 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Loài được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bao gồm:

a) Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;

b) Giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm.

2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý, bảo vệ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 41. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừngĐiều 47. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộĐiều 51. Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiênĐiều 56. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004Chương II QUẢN LÝ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNGNGUY CẤP, QUÝ, HIẾM của Nghị định 32/2006/NĐ-CP Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành ngày 30/03/2006Chương III NUÔI SINH SẢN, NUÔI SINH TRƯỞNG, TRỒNG CẤY NHÂN TẠO CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM của Nghị định 82/2006/NĐ-CP Về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ban hành ngày 10/08/2006)

Điều 21.2.NĐ.1.12. Tiêu chí xác định các loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc Danh mục được ưu tiên bảo vệ

(Điều 12 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Loài động vật, thực vật hoang dã; giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi chung là loài được ưu tiên bảo vệ) là loài đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Đang bị đe doạ tuyệt chủng;

b) Đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hoá - lịch sử.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc xác định các loài có giá trị đặc biệt về khoa học, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hoá - lịch sử.

 

Điều 21.2.NĐ.1.13. Chế độ quản lý, bảo vệ các loài được ưu tiên bảo vệ

(Điều 13 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Việc điều tra, kiểm kê và đánh giá tình trạng loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:

a) Điều tra, kiểm kê số lượng và đánh giá tình trạng nơi sinh sống định   kỳ 5 năm một lần đối với loài được ưu tiên bảo vệ để có kế hoạch bảo vệ phù hợp;

b) Khoanh vùng lập dự án thành lập khu bảo tồn đối với nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được ưu tiên bảo vệ.

2. Việc lập hồ sơ loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:

a) Mỗi loài được ưu tiên bảo vệ phải được lập hồ sơ riêng với các nội dung về số lượng, phân bố, tình trạng nơi sinh sống, nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và các nội dung khác liên quan đến công tác bảo tồn loài đó;

b) Hồ sơ của loài được ưu tiên bảo vệ phải được cập nhật 5 năm một lần theo số liệu điều tra trên thực tế;

c) Hồ sơ của loài được ưu tiên bảo vệ được lập thành 03 bộ để lưu ở cơ quan trực tiếp được giao bảo tồn loài đó, Bộ quản lý loài đó và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Việc bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:

a) Mỗi loài được ưu tiên bảo vệ được bảo tồn thông qua một chương trình bảo tồn riêng và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm về công tác bảo tồn loài đó;

b) Loài được ưu tiên bảo vệ mất nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa thì được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

c) Mẫu vật di truyền của các loài được ưu tiên bảo vệ phải được lưu giữ lâu dài phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn trách nhiệm, chế độ bảo tồn, lập, phê duyệt và thực hiện chương trình bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ.

 

Điều 21.2.NĐ.3.4. Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ

(Điều 4 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

Loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chí sau:

1. Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;

2. Là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học; y tế; kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa - lịch sử theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.3.5. Xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng)

Điều 21.2.NĐ.3.5. Xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng

(Điều 5 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

1. Loài động vật hoang dã, thực vật hoang đã được xác định là loài có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau:

a) Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười (10) năm gần nhất hoặc ba (03) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba (03) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá;

b) Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú;

c) Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành và có một trong các điều kiện: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể từ 20% trở lên trong năm (05) năm gần nhất hoặc hai (02) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất;

d) Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành;

đ) Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ.

2. Giống cây trồng được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau:

a) Hệ số đa dạng nguồn gen của giống thấp hơn 0,25;

b) Tỷ lệ hộ trồng dưới 10% tổng số hộ trồng tại nơi xuất xứ;

c) Diện tích trồng dưới 0,5 héc ta đối với nhóm cây lương thực, thực phẩm; dưới 0,3 héc ta đối với nhóm cây công nghiệp hàng năm; dưới 0,1 héc ta đối với nhóm cây rau, cây hoa; hoặc số lượng dưới 250 cá thể đối với nhóm cây công nghiệp lâu năm; dưới 500 cá thể đối với nhóm cây ăn quả, cây cảnh.

3. Giống vật nuôi được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi số lượng con giống thuần chủng dưới 100 cá thể cái giống và dưới 05 cá thể đực giống, hoặc toàn bộ đàn có số lượng cá thể dưới 120.

4. Loài vi sinh vật, nấm được xác định là loài có số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi loài bị suy giảm quần thể ít nhất 50% trong thời gian mười (10) năm tính tới thời điểm đánh giá và đang sống trong môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.3.4. Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ)

Điều 21.2.NĐ.3.6. Xác định loài có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử

(Điều 6 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

1. Loài có giá trị đặc biệt về khoa học là loài mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống.

2. Loài có giá trị đặc biệt về y tế là loài mang các hợp chất có hoạt tính sinh học quan trọng được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm y dược.

3. Loài có giá trị đặc biệt về kinh tế là loài có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa.

4. Loài có giá trị đặc biệt về sinh thái, cảnh quan và môi trường là loài giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.

5. Loài có giá trị đặc biệt về văn hóa - lịch sử là loài có quá trình gắn với lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư.

 

Điều 21.2.NĐ.3.7. Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

(Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định số 64/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/09/2019)

 

1. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

2. Định kỳ ba (03) năm một lần hoặc khi thấy cần thiết, Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Phu luc I.doc

Điều 21.2.NĐ.3.8. Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

(Điều 8 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

1. Trình tự, thủ tục thẩm định, hồ sơ:

a) Tổ chức, cá nhân đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài ưu tiên bảo vệ gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị theo Mẫu số 01, Phụ lục II Nghị định này và ba (03) bộ hồ sơ với các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 38 Luật đa dạng sinh học;

b) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần;

c) Trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định phải thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định, thông báo kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành, các cơ quan khoa học, tổ chức có liên quan khác và các chuyên gia;

Trong trường hợp cần thiết phải xác minh thông tin tại hiện trường, cơ quan thẩm định tổ chức cho Hội đồng thẩm định tiến hành xác minh: Thời gian xác minh thông tin tại hiện trường không tính vào thời gian thẩm định.

d) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan thẩm định gửi văn bản đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ kèm theo hồ sơ và kết quả thẩm định của Hội đồng tới Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đề nghị của các cơ quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

2. Cơ quan thẩm định:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định đối với loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

 

Mau so 01_Mau don de nghi dua loai vao hoac ra Danh muc loai duoc uu tien bao ve.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.1. Phạm vi điều chỉnh)

Điều 21.2.TT.7.3. Trách nhiệm của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

(Điều 3 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) có trách nhiệm tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định hồ sơ các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (sau đây gọi tắt là Hồ sơ đề nghị thẩm định).

 

Điều 21.2.TT.7.4. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định

(Điều 4 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

1. Tổng cục Môi trường là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.

2. Cơ quan thường trực Hội đồng có nhiệm vụ sau:

a) Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định thành lập Hội đồng thẩm định;

b) Tổ chức rà soát, đánh giá tính đầy đủ của nội dung Hồ sơ đề nghị thẩm định trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định;

c) Tổ chức lấy ý kiến các tổ chức, các chuyên gia độc lập đối với nội dung hồ sơ đề nghị thẩm định và tổng hợp ý kiến trước khi tổ chức Hội đồng thẩm định;

d) Cung cấp Hồ sơ đề nghị thẩm định và tài liệu tổng hợp ý kiến góp ý của các tổ chức, chuyên gia cho các ủy viên Hội đồng thẩm định; tổ chức cho các ủy viên Hội đồng thẩm định tham gia kiểm tra thực địa khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thẩm định;

đ) Tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định; báo cáo Hội đồng thẩm định các vấn đề liên quan đến các cuộc họp theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Thông tư này;

e) Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định; thông báo kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị;

g) Lập dự toán, thanh quyết toán các khoản chi phí hoạt động của Hội đồng thẩm định theo quy định;

h) Lưu giữ, quản lý Hồ sơ đề nghị thẩm định và tài liệu về quá trình thẩm định;

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao liên quan đến quá trình thẩm định Hồ sơ đề nghị thẩm định.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.12. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm địnhĐiều 21.2.TT.7.13. Điều kiện tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định)

Điều 21.2.TT.7.5. Thành phần của Hội đồng thẩm định

(Điều 5 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, số lượng và thành phần ủy viên Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.

2. Hội đồng thẩm định bao gồm tối thiểu 11 thành viên là đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia và nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có ít nhất 50% là chuyên gia và nhà khoa học. Thành phần của Hội đồng thẩm định như sau:

a) Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định;

c) 02 ủy viên phản biện là các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học;

d) Ủy viên thư ký là lãnh đạo của Cơ quan chuyên môn trực thuộc Tổng cục Môi trường;

đ) Các ủy viên gồm đại diện các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Mẫu quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

 

Phu luc 1_Mau Quyet dinh thanh lap Hoi dong tham dinh loai dong vat hoang da thuc vat hoang da de nghị dua vao hoac dua ra khoi Danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx

Điều 21.2.TT.7.6. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định

(Điều 6 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại Điều 9 Thông tư này, Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:

1. Quyết định triệu tập phiên họp Hội đồng thẩm định.

2. Điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định theo trình tự quy định tại Điều 13 Thông tư này.

3. Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng.

4. Xử lý các ý kiến được nêu trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và kết luận các cuộc họp của Hội đồng thẩm định.

5. Ký biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ Tài nguyên và Môi trường về các kết luận đưa ra trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định.

6. Có ý kiến (đồng ý thông qua hoặc đồng ý không thông qua) đối với hồ sơ sau khi đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng thẩm định và căn cứ theo ý kiến đánh giá của 02 ủy viên phản biện.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.9. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm địnhĐiều 21.2.TT.7.13. Điều kiện tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định)

Điều 21.2.TT.7.7. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định

(Điều 7 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại Điều 9 Thông tư này, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định còn có trách nhiệm và quyền hạn như Chủ tịch Hội đồng thẩm định trong trường hợp có sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.9. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định)

Điều 21.2.TT.7.8. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên phản biện

(Điều 8 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại Điều 9 Thông tư này, ủy viên phản biện có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:

1. Viết bản nhận xét theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 Thông tư này.

2. Rà soát, đánh giá và có ý kiến (đồng ý thông qua hoặc đồng ý không thông qua) đối với Hồ sơ đề nghị thẩm định sau khi đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng thẩm định.

 

Phu luc 2_Mau ban nhan xet cua uy vien phan bien doi voi ho so loai dong vat hoang da thuc vat hoang da de nghi dua vao hoac dua ra khoi Danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.9. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định)

Điều 21.2.TT.7.9. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định

(Điều 9 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

1. Trách nhiệm:

a) Nghiên cứu, đánh giá về các hồ sơ đề nghị thẩm định do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định cung cấp; viết bản nhận xét theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này và gửi cho Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định trước khi cuộc họp được tiến hành ít nhất 02 ngày làm việc;

b) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; và các hoạt động khác trong quá trình thẩm định Hồ sơ đề nghị thẩm định theo sự bố trí của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định; trường hợp không thể tham dự cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải thông báo và gửi bản nhận xét cho Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định trước khi cuộc họp được tiến hành ít nhất 02 ngày làm việc;

c) Quản lý các tài liệu được cung cấp đảm bảo không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại các tài liệu này theo yêu cầu của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khách quan, trung thực của các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với Hồ sơ đề nghị thẩm định và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.

2. Quyền hạn:

a) Đề nghị Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định: cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, số liệu và nội dung liên quan đến hồ sơ đề nghị thẩm định; tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác phục vụ trực tiếp cho công việc thẩm định;

b) Đối thoại trực tiếp với các bên liên quan tại các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; được bảo lưu ý kiến và ghi trong biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định;

c) Được hưởng chế độ thù lao và thanh toán các chi phí liên quan theo quy định pháp luật hiện hành khi thực hiện các hoạt động thẩm định Hồ sơ đề nghị thẩm định.

 

Phu luc 3_Mau ban nhan xet cua uy vien Hoi dong doi voi ho so loai dong vat hoang da thuc vat hoang da de nghi dua vao hoac dua ra khoi Danh mục loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.6. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm địnhĐiều 21.2.TT.7.7. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm địnhĐiều 21.2.TT.7.8. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên phản biện)

Điều 21.2.TT.7.10. Trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên thư ký

(Điều 10 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại Điều 9 Thông tư này, ủy viên thư ký còn có trách nhiệm và quyền hạn như sau:

1. Cung cấp các mẫu bản nhận xét và phiếu đánh giá Hồ sơ đề nghị thẩm định cho các thành viên Hội đồng thẩm định.

2. Báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định về những tồn tại chính của Hồ sơ đề nghị thẩm định trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp ý kiến của các ủy viên Hội đồng thẩm định và thông tin do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định cung cấp (nếu có); đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng không tham gia phiên họp của Hội đồng thẩm định.

3. Ghi, hoàn chỉnh biên bản theo Mẫu biên bản họp Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này; ký và trình biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định để Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, ký.   

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của Hội đồng thẩm định theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thẩm định và Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.

5. Trường hợp không tham dự phiên họp của Hội đồng thẩm định, Ủy viên thư ký báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định để cử 01 ủy viên của Hội đồng thẩm định làm thư ký của phiên họp.

 

Phu luc 5_Mau bien ban hop Hoi dong tham dinh ho so loai dong vat hoang da thuc vat hoang da de nghi dua vao hoac dua ra khoi Danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx

Điều 21.2.TT.7.11. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định

(Điều 11 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

1. Thành phần đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định lựa chọn và mời tham dự.

2. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định được phát biểu ý kiến, chịu sự điều hành của Chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định không được bỏ phiếu trong các phiên họp.

 

Điều 21.2.TT.7.12. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định

(Điều 12 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

1. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận công khai, trực tiếp giữa các thành viên của Hội đồng.

2. Phiên họp Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.4. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định)

Điều 21.2.TT.7.13. Điều kiện tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định

(Điều 13 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

Các phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định chỉ tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau:

1. Có sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng thẩm định hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định khi được Chủ tịch Hội đồng thẩm định ủy quyền điều hành phiên họp trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng thẩm định vắng mặt.

2. Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng thẩm định theo quyết định thành lập, trong đó có ít nhất 01 ủy viên phản biện và 03 chuyên gia, nhà khoa học.

3. Có đầy đủ các bản nhận xét của các thành viên vắng mặt trước phiên họp Hội đồng thẩm định.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.7.4. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm địnhĐiều 21.2.TT.7.6. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định)

Điều 21.2.TT.7.14. Nội dung và trình tự tiến hành các phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định

(Điều 14 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

1. Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt về quá trình xử lý Hồ sơ đề nghị thẩm định, cung cấp bản tổng hợp ý kiến góp ý, phản biện của tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học và thông tin về hoạt động của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định diễn ra trước phiên họp Hội đồng thẩm định.

2. Đại diện Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định trình bày tóm tắt nội dung Hồ sơ đề nghị thẩm định và trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá sơ bộ nội dung hồ sơ, tài liệu liên quan và tổng hợp bản nhận xét đánh giá của các ủy viên Hội đồng thẩm định.

3. Các ủy viên Hội đồng thẩm định và đại biểu tham gia phiên họp Hội đồng thẩm định trao đổi, thảo luận về những vấn đề chưa rõ (nếu có) của Hồ sơ đề nghị thẩm định.

4. Các ủy viên phản biện và các thành viên khác của Hội đồng thẩm định trình bày bản nhận xét và phiếu đánh giá nội dung Hồ sơ đề nghị thẩm định.

5. Ủy viên thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng thẩm định vắng mặt.

6. Các đại biểu tham dự phát biểu ý kiến.

7. Hội đồng thẩm định có thể họp riêng với sự tham gia của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định (do người chủ trì phiên họp quyết định) để thống nhất nội dung kết luận của Hội đồng thẩm định.

8. Người chủ trì phiên họp công bố dự thảo kết luận của Hội đồng thẩm định.

9. Các thành viên Hội đồng thẩm định, Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định phát biểu ý kiến về dự thảo kết luận của người chủ trì phiên họp đưa ra.

10. Người chủ trì phiên họp thông qua kết luận của Hội đồng thẩm định và tuyên bố kết thúc phiên họp.

 

Điều 21.2.TT.7.15. Kết luận của Hội đồng thẩm định

(Điều 15 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

1. Kết luận của Hội đồng thẩm định phải thể hiện rõ những nội dung sau đây:

a) Những tồn tại, thiếu sót của Hồ sơ đề nghị thẩm định; các yêu cầu, khuyến nghị liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ (nếu có) dựa trên ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định;

b) Căn cứ kết quả kiểm phiếu đánh giá theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 3 Điều này, kết luận theo 01 trong 03 mức độ: đồng ý thông qua; đồng ý thông qua với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung; không đồng ý thông qua.

2. Nguyên tắc đưa ra kết luận của Hội đồng thẩm định:

a) Đồng ý: khi tất cả thành viên Hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu đánh giá đồng ý;

b) Đồng ý với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ: khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc đồng ý thông qua với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

c) Không đồng ý: khi có trên 1/3 số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua.

 

Điều 21.2.TT.7.16. Hồ sơ của phiên họp Hội đồng thẩm định

(Điều 16 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

1. Biên bản phiên họp Hội đồng thẩm định (có chữ ký, ghi rõ họ, tên của Chủ tịch Hội đồng thẩm định và người ghi biên bản).

2. Bản báo cáo tóm tắt việc thẩm định chất lượng nội dung hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thẩm định các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

3. Bản nhận xét của ủy viên và tổng hợp thông tin góp ý, phản biện của tổ chức và chuyên gia về chất lượng nội dung hồ sơ, tài liệu liên quan các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

4. Phiếu đánh giá của các ủy viên Hội đồng thẩm định tham dự phiên họp.

5. Các tài liệu khác có liên quan đến các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

 

Điều 21.2.TT.7.17. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định

(Điều 17 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

Kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định được bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định pháp luật hiện hành. Định mức chi cho hoạt động của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Điều 21.2.LQ.38. Đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

(Điều 38 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Căn cứ vào quy định tại Điều 37 của Luật này, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đề nghị loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:

a) Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án điều tra, nghiên cứu về loài sinh vật ở Việt Nam;

b) Tổ chức, cá nhân được giao quản lý rừng, khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, biển và hệ sinh thái tự nhiên khác;

c) Hội, hiệp hội và tổ chức khác về khoa học và công nghệ, môi trường.

2. Đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được lập thành hồ sơ gửi bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để tổ chức thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này.

3. Hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gồm có:

a) Tên phổ thông, tên bản địa, tên khoa học của loài được đề nghị;

b) Vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, điều kiện sống và tình trạng nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được đề nghị;

c) Các đặc tính cơ bản, tính đặc hữu, giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hoá - lịch sử của loài được đề nghị;

d) Mức độ bị đe dọa tuyệt chủng của loài được đề nghị;

đ) Chế độ quản lý, bảo vệ và yêu cầu đặc thù khác;

e) Kết quả tự đánh giá và đề nghị việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

 

Điều 21.2.LQ.39. Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

(Điều 39 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Bộ, cơ quan ngang bộ sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ phải tổ chức Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏiDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để lập Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trình Chính phủ quyết định.

2. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏiDanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

 

Điều 21.2.LQ.40. Quyết định loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

(Điều 40 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Chính phủ quyết định loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ với các nội dung chính sau đây:

a) Tên loài;

b) Đặc tính cơ bản của loài;

c) Chế độ quản lý, bảo vệ đặc thù.

2. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Định kỳ 3 năm một lần hoặc khi có nhu cầu, loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được điều tra, đánh giá quần thể để sửa đổi, bổ sung.

 

Điều 21.2.LQ.41. Bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

(Điều 41 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Khu vực có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật này sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa phải được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn.

2. Nhà nước thành lập hoặc giao cho tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học để bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

3. Việc đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và việc thả loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ cơ sở cứu hộ vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

4. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc thả vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 1. của Quyết định 82/2008/QĐ-BNN Về việc công bố Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển ban hành ngày 17/07/2008Điều 21.2.LQ.43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học)

Điều 21.2.NĐ.1.14. Trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

(Điều 14 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ các loài động vật, thực vật thuộc hệ sinh thái rừng trên cạn;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ các loài thuộc hệ sinh thái biển, đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các hệ sinh thái hỗn hợp khác không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a khoản này.

2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định và gửi kết quả thẩm định đến tổ chức, cá nhân đề xuất. Trường hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định thì gửi kết quả thẩm định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị và ý kiến thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ.

 

Điều 21.2.NĐ.1.15. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đưa loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng

(Điều 15 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Ủy ban nhân cấp tỉnh chấp thuận việc đưa loài được ưu tiên bảo vệ từ môi trường tự nhiên về nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả từ cơ sở cứu hộ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng.

2. Trình tự, thủ tục đề nghị đưa loài được ưu tiên bảo vệ từ môi trường tự nhiên về nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả từ cơ sở cứu hộ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng được quy định như sau:

a) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học lập dự án nuôi loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở đa dạng sinh học của mình hoặc thả loài được ưu tiên bảo vệ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét dự án, tình trạng loài được ưu tiên bảo vệ để chấp thuận việc cho phép nuôi loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc thả loài được ưu tiên bảo vệ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch quy định việc lập dự án nuôi loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả loài được ưu tiên bảo vệ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng; điều kiện, trình tự, thủ tục bàn giao loài được ưu tiên bảo vệ cho cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, tái thả loài được ưu tiên bảo vệ ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng.

 

Điều 21.2.NĐ.1.16. Điều kiện nuôi, trồng, cứu hộ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ

(Điều 16 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được cấp giấy chứng nhận được nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ.

2. Việc thành lập cơ sở cứu hộ các loài hoang dã phải đáp ứng yêu cầu cứu hộ đối với các loài được ưu tiên bảo vệ.

3. Nguồn gen, mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ phải được lưu giữ lâu dài trong các phòng thí nghiệm và các ngân hàng gen.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc cứu hộ các loài hoang dã; việc lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ.

 

Mục 2

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LOÀI SINH VẬT

Điều 21.2.LQ.42. Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

(Điều 42 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gồm:

a) Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

b) Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;

c) Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

2. Cơ sở có đủ các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:

a) Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;

b) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;

c) Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm có:

a) Đơn đăng ký thành lập;

b) Dự án thành lập;

c) Giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, cứu hộ loài hoang dã, lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền, đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.1.17. Đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh họcĐiều 21.2.NĐ.3.13. Nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ)

Điều 21.2.NĐ.1.17. Đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

(Điều 17 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải có văn bản đề nghị thành lập gửi Ủy bân nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học.

3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và nêu rõ lý do.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học;

b) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mà cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đó không tiến hành hoạt động;

c) Có hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

5. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thành lập trước ngày Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực mà không đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 42 của Luật Đa dạng sinh học, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải bổ sung đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận trước 31 tháng 12 năm 2012.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu đơn đăng ký có nội dung chủ yếu của dự án thành lập, mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.42. Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh họcĐiều 21.2.TT.6.1. Phạm vi điều chỉnh)

Điều 21.2.TT.6.3. Mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

(Điều 3 Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/11/2016)

 

1. Mẫu Đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

 

Phu luc 1_Mau don dang ky thanh lap chung nhan co so bao ton da dang sinh hoc.docx

Phu luc 2_Mau du an thanh lap co so bao ton da dang sinh hoc.docx

Phu luc 3_Mau giay chung nhan co so bao ton da dang sinh hoc.docx

Điều 21.2.NĐ.3.9. Điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng và lập hồ sơ loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

(Điều 9 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

1. Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài được ưu tiên bảo vệ

a) Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm: Vùng phân bố, nơi cư trú, tình trạng quần thể, tình trạng môi trường sống; mức độ bị đe dọa tuyệt chủng; các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử; hiện trạng quản lý, bảo vệ và phát triển loài;

b) Nội dung điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ gồm: số lượng hộ gia đình, cơ sở nuôi, trồng; diện tích nuôi, trồng, số lượng cá thể; mức độ đa dạng nguồn gen của giống; mức độ bị đe dọa tuyệt chủng; công tác quản lý, bảo vệ; các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử.

2. Lưu giữ thông tin điều tra, quan trắc, đánh giá và lập hồ sơ loài được ưu tiên bảo vệ

a) Mỗi loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải được lập hồ sơ riêng với các nội dung về số lượng, phân bố, tình trạng nơi sinh sống, nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và các nội dung khác liên quan đến công tác bảo tồn loài đó;

b) Hồ sơ của loài được ưu tiên bảo vệ phải được cập nhật theo số liệu điều tra thực tế; Hồ sơ được lập thành ít nhất hai (02) bộ: Một (01) bộ lưu giữ tại cơ quan quản lý trực tiếp loài được ưu tiên bảo vệ, một (01) bộ lưu giữ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Trách nhiệm điều tra, quan trắc, đánh giá và báo cáo tình trạng loài được ưu tiên bảo vệ

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, hướng dẫn việc điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thống kê, tổng hợp thông tin về diễn biến loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trên toàn quốc;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, hướng dẫn việc điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thống kê, tổng hợp thông tin về diễn biến giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ trên toàn quốc; gửi thông tin tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về loài được ưu tiên bảo vệ;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã và theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm.

Điu 10. Bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

1. Bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ

a) Việc bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ được thực hiện tại các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tuân thủ các quy định của Nghị định này;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc bảo tồn các loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ sinh sống tại khu vực tự nhiên chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn;

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc bảo tồn các giống cây trồng, giống vật nuôi tại các hộ gia đình, cá nhân; vi sinh vật và nấm được ưu tiên bảo vệ;

d) Mỗi loài được ưu tiên bảo vệ được bảo tồn thông qua một chương trình bảo tồn riêng và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm về công tác bảo tồn loài đó.

2. Các dự án, hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến nơi cư trú, đường di chuyển, nơi kiếm ăn của loài ưu tiên được bảo vệ phải có các biện pháp giảm thiểu phù hợp, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên.

3. Trường hợp loài động vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ đe dọa đến tài sản hoặc tính mạng của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh xem xét, quyết định phương án tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân và hạn chế tổn hại đến loài động vật hoang dã.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi, các loài vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 21.2.TT.6.4. Báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

(Điều 4 Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/11/2016)

 

Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tình trạng bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

 

Phu luc 4_Mau bao cao tinh trang bao ton loai thuoc Danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve cua co so bao ton da dang sinh hoc.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học)

Điều 21.2.NĐ.3.11. Khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

(Điều 11 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

1. Điều kiện khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;

b) Bảo đảm không làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên;

c) Có Giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;

d) Được sự đồng ý của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đối với hoạt động khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên, Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với hoạt động khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đối với hoạt động khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, ngoài cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Hồ sơ cấp phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác theo Mẫu số 02, Phụ lục II Nghị định này;

b) Phương án khai thác theo Mẫu số 03, Phụ lục II Nghị định này;

c) Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài tại khu vực khai thác theo Mẫu số 04, Phụ lục II Nghị định này;

d) Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc Quyết định phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Văn bản đồng ý của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;

e) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.

3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép khai thác nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này và phí thẩm định cấp giấy phép khai thác cho Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;

c) Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên hoặc Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nơi sẽ tiến hành hoạt động khai thác, tổ chức liên quan khác và các chuyên gia;

d) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác cho tổ chức, cá nhân đăng ký, trường hợp từ chối cấp giấy phép khai thác phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Giấy phép khai thác được quy định theo Mẫu số 05, Phụ lục II Nghị định này;

đ) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác phải tuân thủ các quy định trong Giấy phép khai thác và Phương án khai thác đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khắc phục sự cố nếu gây suy thoái môi trường sinh thái, phá hủy tài sản của nhà nước và người dân theo quy định của pháp luật.

4. Kiểm tra, giám sát và xác nhận mẫu vật khai thác của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và xác nhận mẫu vật khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên; Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và xác nhận mẫu vật khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện quy định đóng dấu búa kiểm lâm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với mẫu vật là gỗ. Giấy xác nhận mẫu vật khai thác theo Mẫu số 06, Phụ lục II Nghị định này;

b) Khi phát hiện ra tổ chức, cá nhân khai thác không thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép khai thác, Phương án khai thác đã được phê duyệt hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm a Khoản này và yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng ngay việc khai thác, đồng thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, xử lý;

c) Chậm nhất ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này để tiến hành kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu và xác nhận mẫu vật khai thác;

d) Chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày hết hạn giấy phép khai thác, tổ chức, cá nhân phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả khai thác, kèm theo biên bản nghiệm thu và bản sao có chứng thực Giấy xác nhận mẫu vật khai thác.

5. Hiệu lực của giấy phép khai thác, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Giấy phép khai thác có hiệu lực trong một (01) năm. Hai (02) tháng trước khi giấy phép khai thác hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn giấy phép khai thác phải gửi đơn đề nghị gia hạn giấy phép tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét gia hạn. Mỗi giấy phép khai thác được gia hạn không quá hai (02) lần;

b) Giấy phép khai thác bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng phương án khai thác, khai thác vượt quá số lượng ghi trong giấy phép khai thác và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài khai thác trong tự nhiên; quá thời hạn sáu (06) tháng, kể từ ngày được phép khai thác quy định trong giấy phép khai thác mà tổ chức, cá nhân đó không tiến hành hoạt động khai thác; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;

c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác có trách nhiệm xem xét gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác.

6. Việc khai thác giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Mau so 02_Mau don de nghi cap giay phep khai thac laoi thuoc danh muc duoc uu tien bao ve.docx

Mau so 03_Mau phuong an khai thac loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx

Mau so 05_Mau giay phep khai thac loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx

Mau so 06_Mau giay xac nhan mau vat khai thac.docx

Điều 21.2.NĐ.3.13. Nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

(Điều 13 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

1. Điều kiện nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo giống ban đầu được thực hiện tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật đa dạng sinh học, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều này;

b) Loài được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng phải có nguồn gốc hợp pháp và thuộc Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

2. Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nuôi, trồng:

a) Đơn đăng ký nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo Mẫu số 11, Phụ lục II Nghị định này;

b) Đề án nuôi, trồng loài được ưu tiên bảo vệ theo đăng ký. Nội dung đề án gồm các thông tin cơ bản về: Đặc điểm sinh thái học của loài; quy mô và kế hoạch nuôi, trồng, phát triển loài; cơ sở hạ tầng, quy trình kỹ thuật nuôi, trồng; năng lực tài chính, chuyên môn; biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường;

c) Giấy tờ chứng minh bảo đảm điều kiện nuôi, trồng loài bao gồm các thông tin được quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật đa dạng sinh học.

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nằm ngoài Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:

a) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, tổ chức kiểm tra thực tế và cấp giấy phép nuôi, trồng theo Mẫu số 12, Phụ lục II Nghị định này, trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

4. Hộ gia đình, cá nhân hiện đang nuôi, trồng giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nhưng chưa đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải khai báo với chính quyền địa phương sở tại và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Trường hợp cá thể động vật hoang dã bị chết trong quá trình nuôi, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận và quyết định xử lý theo một trong các phương án sau:

a) Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để nghiên cứu, lưu giữ, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng;

b) Tiêu hủy đối với trường hợp cá thể động vật hoang dã chết do bị bệnh dịch hoặc không thể xử lý theo phương án quy định tại Điểm a Khoản này.

6. Thu hồi Giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ:

a) Giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng nội dung quy định trong Giấy phép; cơ sở nuôi, trồng loài không đảm bảo điều kiện nuôi, trồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật đa dạng sinh học; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ có trách nhiệm thu hồi giấy phép.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi, trồng và tái thả lại nơi sinh sống tự nhiên đối với loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

 

Mau so 11_Mau don dang ky nuoi trong loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx

Mau so 12_Mau giay phep nuoi trong loai thuoc dnah muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.42. Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh họcĐiều 21.2.NĐ.3.14. Cứu hộ, đưa loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng)

Điều 21.2.NĐ.3.17. Nguồn tài chính cho bảo tồn và phát triển loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ

(Điều 17 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

1. Tài chính cho công tác bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ được sử dụng từ các nguồn:

a) Ngân sách nhà nước cấp;

b) Đầu tư, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

c) Thu từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ được sử dụng cho các mục đích sau đây:

a) Điều tra cơ bản; điều tra định kỳ; điều tra theo yêu cầu quản lý; quan trắc; thống kê; báo cáo;

b) Xây dựng, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu và lập báo cáo về loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;

c) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;

d) Lập, thẩm định hồ sơ đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;

đ) Thực hiện chương trình, dự án bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;

e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ;

g) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, lưu giữ hợp pháp loài được ưu tiên bảo vệ;

h) Cứu hộ, giám định mẫu vật và thực hiện các phương án xử lý tang vật, động vật hoang dã bị chết trong quá trình cứu hộ; tái thả động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ về môi trường sinh sống tự nhiên phù hợp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh họcĐiều 21.2.LQ.47. Cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ)

Điều 21.2.LQ.43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

(Điều 43 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các quyền sau đây:

a) Hưởng chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Tiếp nhận, thực hiện dự án hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

c) Hưởng các khoản thu từ hoạt động du lịch và các hoạt động khác của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;

d) Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ nguồn gen do mình quản lý;

đ) Nuôi, trồng, nuôi sinh sản, cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;

e) Trao đổi, tặng cho loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật;

g) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;

b) Đăng ký, khai báo nguồn gốc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Có biện pháp phòng dịch, chế độ chăm sóc, chữa bệnh cho các loài tại cơ sở của mình;

d) Tháng 12 hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở của mình;

đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 41 của Luật này cho phép đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của mình hoặc thả loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ cơ sở cứu hộ của mình vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng;

e) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.41. Bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệĐiều 21.2.NĐ.3.16. Trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệĐiều 21.2.NĐ.3.17. Nguồn tài chính cho bảo tồn và phát triển loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệĐiều 21.2.TT.6.1. Phạm vi điều chỉnhĐiều 21.2.TT.6.4. Báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học)

Điều 21.2.NĐ.3.16. Trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong bảo tồn loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

(Điều 16 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

1. Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm và quyền lợi:

a) Tuân thủ các quy định tại Điều 29 Luật đa dạng sinh học và quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học;

b) Điều tra, quan trắc, đánh giá hiện trạng loài được ưu tiên bảo vệ; kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, xác nhận mẫu vật được khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên trong phạm vi quản lý của mình và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật;

c) Được hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị thực hiện các giải pháp bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ tại khu bảo tồn thiên nhiên;

d) Được hỗ trợ tài chính cho hoạt động bảo tồn loài được ưu tiên bảo vệ theo các quy định pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, thủy sản.

2. Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm và quyền lợi:

a) Tuân thủ các quy định tại Điều 43 Luật đa dạng sinh học;

b) Đăng ký, khai báo nguồn gốc loài tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng tại cơ sở;

c) Trường hợp có thay đổi số lượng cá thể nuôi, trồng tại cơ sở, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải thông báo cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xác nhận;

d) Lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ và phát triển cá thể loài được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở do mình quản lý;

đ) Phối hợp với các cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học có liên quan để thực hiện công tác bảo tồn và phát triển loài tại cơ sở do mình quản lý;

e) Tháng 12 hàng năm, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ tại cơ sở;

g) Được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;

h) Được cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp hỗ trợ nguồn nhân lực, hướng dẫn kỹ thuật bảo tồn các loài được ưu tiên bảo vệ.

3. Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất; các hành vi khai thác, lưu giữ, vận chuyển, trao đổi, mua bán, tặng cho trái phép phải báo cho các cơ quan thực thi pháp luật nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Nhà nước có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, khai báo các hành vi vi phạm pháp luật về loài được ưu tiên bảo vệ.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.29. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồnĐiều 21.2.LQ.43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học)

Điều 21.2.NĐ.3.18. Trách nhiệm của các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước đối với loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

(Điều 18 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của Nghị định này;

b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, bảo vệ loài được ưu tiên bảo vệ;

c) Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển loài được ưu tiên bảo vệ;

d) Tổ chức điều tra, đánh giá, thẩm định hồ sơ loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục;

đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu về loài được ưu tiên bảo vệ, các chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; công bố kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

e) Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định cấp Giấy phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của Nghị định này;

b) Điều tra, đánh giá, thẩm định hồ sơ giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; đề nghị đưa loài vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ;

c) Xây dựng chương trình bảo tồn giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mức phí, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn mức chi cho các hoạt động cứu hộ, giám định mẫu vật và tiêu hủy mẫu vật chết trong quá trình cứu hộ.

4. Các Bộ, ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định của Nghị định này.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.

 

Điều 21.2.LQ.44. Loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên

(Điều 44 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Việc khai thác có điều kiện loài hoang dã trong tự nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về thuỷ sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể việc bảo vệ loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên và việc khai thác loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên; định kỳ công bố Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên và Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấmĐiều 41. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừngĐiều 44. Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng của Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 03/12/2004)

Điều 21.2.LQ.45. Nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

(Điều 45 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy định của Luật này.

2. Việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo một số loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng, cấy nhân tạo phục vụ mục đích thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Điều 21.2.QĐ.1.1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn.

(Điều 1 Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN Ban hành Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn ngày 05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2006 )

 

Danh muc_80_2005_QD-BNN.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.6. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt)

Điều 21.2.QĐ.1.2. Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung theo định kỳ cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm.

(Điều 2 Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2006)

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.6. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt)

Điều 21.2.LQ.46. Trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyển các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và mẫu vật di truyền, sản phẩm của chúng

(Điều 46 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

Việc trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyển loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và mẫu vật di truyền của chúng phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái; việc trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, vận chuyển một số loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các sản phẩm của chúng phục vụ mục đích thương mại được thực hiện theo quy định cụ thể của Chính phủ.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Mục 3 QUẢN LÝ THEO GIẤY PHÉP, THEO ĐIỀU KIỆN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU)

Điều 21.2.NĐ.3.12. Trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

(Điều 12 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

1. Việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;

b) Có giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.

2. Hồ sơ cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07, Phụ lục II Nghị định này;

b) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật;

c) Văn bản thỏa thuận về trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ;

d) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện ba (03) bộ hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều này và phí thẩm định cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về việc chấp nhận hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;

c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho tổ chức, cá nhân đề nghị; trường hợp từ chối cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật được quy định theo Mẫu số 08, Phụ lục II Nghị định này.

4. Hiệu lực giấy phép, gia hạn, thu hồi giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:

a) Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có hiệu lực trong sáu (06) tháng. Một (01) tháng trước khi Giấy phép hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã phải có đơn đề nghị gia hạn giấy phép và không quá một (01) lần gia hạn cho một giấy phép;

b) Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bị thu hồi trong các trường hợp sau: Không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép, vượt quá số lượng ghi trong giấy phép; quá thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày được cấp giấy phép mà tổ chức, cá nhân không tiến hành hoạt động trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã; vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật đa dạng sinh học và văn bản pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học;

c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ có trách nhiệm xem xét gia hạn hoặc thu hồi giấy phép.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.          

6. Việc lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đảm bảo các điều kiện an toàn trong quá trình lưu giữ, vận chuyển mẫu vật. Hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển theo Mẫu số 09, Phụ lục II Nghị định này; giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật; giấy chứng nhận kiểm dịch đối với mẫu vật là động vật sống, thực vật sống; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ;

b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy xác nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị lưu giữ, vận chuyển mẫu vật, trường hợp từ chối cấp giấy xác nhận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy xác nhận lưu giữ, vận chuyển được quy định theo Mẫu số 10, Phụ lục II Nghị định này.

7. Hộ gia đình, cá nhân lưu giữ, vận chuyển giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lưu giữ và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 

Mau so 07_Mau don de nghi cap giay phep trao doi mua ban tang cho thue loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx

Mau so 08_Mau cap giay phep trao doi mua ban tang cho thue loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx

Mau so 09_Mau don de nghi cap giay xac nhan luu tru van chuyen loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx

Mau so 10_Mau giay xac nhan luu giu van chuyen loai thuoc danh muc loai nguy cap quy hiem duoc uu tien bao ve.docx

Điều 21.2.LQ.47. Cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

(Điều 47 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương, bị bệnh phải được đưa vào cơ sở cứu hộ để cứu chữa, nuôi dưỡng, chăm sóc và thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng.

2. Tổ chức, cá nhân phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh có trách nhiệm báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất. Sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc báo cơ sở cứu hộ nơi gần nhất.

3. Cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sau khi được cứu hộ trở lại trạng thái bình thường được xem xét thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng. Trường hợp cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên thì được xem xét đưa vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.

4. Chính phủ quy định cụ thể việc cứu hộ loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.3.17. Nguồn tài chính cho bảo tồn và phát triển loài thuộc Danh mục loài ưu tiên bảo vệ)

Điều 21.2.NĐ.3.14. Cứu hộ, đưa loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng

(Điều 14 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

1. Các loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, sau khi xử lý tịch thu còn khỏe mạnh thì cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thả lại nơi sinh sống tự nhiên phù hợp; trong trường hợp không đảm bảo điều kiện để thả lại nơi sinh sống tự nhiên do bị thương, bị bệnh thì đưa vào cơ sở cứu hộ để cứu chữa, nuôi dưỡng, chăm sóc.

2. Cơ sở cứu hộ khi nhận được thông báo về loài cần cứu hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải triển khai cứu hộ kịp thời, lập hồ sơ theo dõi đối với từng cá thể loài được cứu hộ và thông báo cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Sau khi cá thể loài được cứu hộ đã phục hồi, cơ sở cứu hộ phải báo cáo cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc thả lại nơi sinh sống tự nhiên của loài hoặc chuyển tới cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.

4. Trường hợp cá thể loài cứu hộ bị chết trong quá trình cứu hộ, cơ sở cứu hộ phải báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và thực hiện phương án xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 của Nghị định này.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật về cứu hộ, tái thả lại loài được ưu tiên bảo vệ vào môi trường sống tự nhiên hoặc chuyển tới cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.

Điu 15. Xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài thuộc Danh mc loài được ưu tiên bảo vệ

1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ chỉ được thực hiện nhằm phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái hoặc tạo nguồn giống ban đầu.

2. Ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành về xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với loài thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

3. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê về xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ tới Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng việc xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.3.13. Nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ)

Điều 21.2.LQ.48. Bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng

(Điều 48 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức điều tra, đánh giá giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng để đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

2. Việc tiếp cận nguồn gen cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng được thực hiện theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Mục 1 QUẢN LÝ, TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺLỢI ÍCH TỪ NGUỒN GENMục 2 LƯU GIỮ, BẢO QUẢN MẪU VẬT DI TRUYỀN; ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN; QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ NGUỒN GEN; BẢN QUYỀN TRI THỨC TRUYỀN THỐNG VỀ NGUỒN GEN)

Điều 21.2.LQ.49. Bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng

(Điều 49 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập, bảo quản loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng để đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

2. Việc tiếp cận nguồn gen loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng được thực hiện theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Mục 1 QUẢN LÝ, TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺLỢI ÍCH TỪ NGUỒN GENMục 2 LƯU GIỮ, BẢO QUẢN MẪU VẬT DI TRUYỀN; ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN; QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ NGUỒN GEN; BẢN QUYỀN TRI THỨC TRUYỀN THỐNG VỀ NGUỒN GEN)

Mục 3

KIỂM SOÁT LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI

Điều 21.2.LQ.50. Điều tra và lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại

(Điều 50 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Loài ngoại lai xâm hại bao gồm loài ngoại lai xâm hại đã biết và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra để lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định loài ngoại lai xâm hại, thẩm định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại.

 

Điều 21.2.TL.1.1. Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại

(Điều 1 Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại ngày 26/09/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/11/2013)

 

1. Loài ngoại lai xâm hại đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Đã tự thiết lập quần thể trong tự nhiên, đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với các sinh vật bản địa, có khả năng phát tán mạnh; có xu hướng hoặc đang gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện ở Việt Nam;

b) Qua khảo nghiệm, thử nghiệm thể hiện có xâm hại.

2. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại:

a) Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện ở Việt Nam đáp ứng một trong các tiêu chí sau: chưa tự thiết lập được quần thể trong tự nhiên, có xu hướng lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn, gây hại đối với loài bản địa; hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm, điều tra, đánh giá thấy biểu hiện nguy cơ xâm hại;

b) Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chưa xuất hiện ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chí sau: loài chưa du nhập vào Việt Nam; đã được ghi nhận xâm hại từ hai quốc gia trở lên có điều kiện sinh thái tương tự với Việt Nam.

 

Điều 21.2.TL.1.2. Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này

(Điều 2 Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/11/2013)

 

1. Danh mục loài ngoại lai xâm hại (Phụ lục 1).

2. Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại (Phụ lục 2).

 

Phu luc 1_Danh muc loai ngoai lai xam hai.docx

Phu luc 2_Danh muc loai ngoai lai xam hai co nguy co xam hai.docx

Điều 21.2.TL.1.3. Sửa đổi, bổ sung danh mục loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại

(Điều 3 Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/11/2013)

 

1. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ, cơ quan ngang bộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định và tổng hợp danh mục loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo các tiêu chí quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ kết quả thẩm định, xem xét, sửa đổi, bổ sung danh mục loài ngoại lai xâm hại và danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

 

Điều 21.2.LQ.51. Kiểm soát việc nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại, sự xâm nhập từ bên ngoài của loài ngoại lai

(Điều 51 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Cơ quan hải quan chủ trì phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm trong việc nhập khẩu loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng xâm nhập của loài ngoại lai từ bên ngoài để có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.

 

Điều 21.2.LQ.52. Kiểm soát việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại

(Điều 52 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.

2. Việc nuôi trồng, phát triển loài ngoại laitrong khu bảo tồn chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học của khu bảo tồn và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc khảo nghiệm và việc cấp phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai.

 

Điều 21.2.LQ.53. Kiểm soát sự lây lan, phát triển của loài ngoại lai xâm hại

(Điều 53 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Nhà nước đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư thực hiện các chương trình cô lập và diệt trừ loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực phân bố, lập kế hoạch cô lập và diệt trừ loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại tại địa phương.

3. Tổ chức, cá nhân phát hiện loài ngoại lai xâm hại phải thông báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất. Sau khi nhận được thông báo, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp kiểm soát.

 

Điều 21.2.LQ.54. Công khai thông tin về loài ngoại lai xâm hại

(Điều 54 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công khai Danh mục loài ngoại lai xâm hại, thông tin về khu vực phân bố, mức độ xâm hại của loài ngoại lai xâm hại trên trang thông tin điện tử của mình.

2. Cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu có trách nhiệm niêm yết Danh mục loài ngoại lai xâm hại tại cửa khẩu.

3. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin, tuyên truyền về loài ngoại lai xâm hại và biện pháp kiểm soát, cô lập, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại.

 

Chương V

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN

Mục 1

QUẢN LÝ, TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺLỢI ÍCH TỪ NGUỒN GEN

(Mục này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.48. Bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủngĐiều 21.2.LQ.49. Bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng của Luật 20/2008/QH12 Đa dạng sinh học ban hành ngày 13/11/2008Điều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồngĐiều 24.4.LQ.11. Khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng của Luật 31/2018/QH14 Trồng trọt ban hành ngày 19/11/2018)

Điều 21.2.LQ.55. Quản lý nguồn gen

(Điều 55 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân quản lý nguồn gen theo quy định sau đây:

a) Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn quản lý nguồn gen trong khu bảo tồn;

b) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen quản lý nguồn gen thuộc cơ sở của mình;

c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất, rừng, mặt nước quản lý nguồn gen thuộc phạm vi được giao quản lý, sử dụng;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nguồn gen trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.3. Giải thích từ ngữ)

Điều 21.2.LQ.56. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen

(Điều 56 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các quyền sau đây:

a) Điều tra, thu thập nguồn gen được giao quản lý;

b) Trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen được giao quản lý cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;

c) Hưởng lợi ích do tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn gen chia sẻ theo quy định tại Điều 58 và Điều 61 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hoạt động trao đổi, chuyển giao, cung cấp nguồn gen cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại;

b) Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Kiểm soát việc điều tra, thu thập nguồn gen của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý nguồn gen.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.58. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi íchĐiều 21.2.LQ.59. Giấy phép tiếp cận nguồn genĐiều 21.2.LQ.61. Chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen)

Điều 21.2.LQ.57. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen

(Điều 57 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen được quy định như sau:

1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen;

2. Hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo quy định tại Điều 58 và Điều 61 của Luật này;

3. Đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

4. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen.

 

Điều 21.2.NĐ.1.18. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen và cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Điều 18 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010, bị bãi bỏ bởi Điều 28 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật Đa dạng sinh học để được cấp phép tiếp cận nguồn gen.

2. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải đăng ký bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nguồn gen;

b) Sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp nhận việc đăng ký tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân tiến hành ký văn bản thoả thuận về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen. Văn bản thỏa thuận về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen;

c) Gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen.

3. Giấy phép tiếp cận nguồn gen được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với loài được ưu tiên bảo vệ;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp khác không thuộc quy định tại điểm a khoản này;

c) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy định tại điểm a, b khoản này có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đã đề nghị cấp phép tiếp cận nguồn gen và nêu rõ lý do;

d) Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi điều tra, thu thập mẫu vật di truyền, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen là đối tượng tiếp cận.

Giấy phép tiếp cận nguồn gen do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Điều 21.2.NĐ.4.6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Điều 6 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen của giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản và giống cây lâm nghiệp.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.20. Yêu cầu đối với học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam đưa nguồn gen ra nước ngoàiĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.7. Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Điều 7 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Các đối tượng sau đây phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen:

a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại;

b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp cận nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam vì bất cứ mục đích nào;

c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen được tiếp cận ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 Nghị định này.

2. Đối tượng là cá nhân đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có bằng cấp chuyên môn (từ đại học trở lên) về một trong các lĩnh vực: sinh học, công nghệ sinh học, dược học và khoa học nông nghiệp;

b) Là thành viên của tổ chức khoa học và công nghệ đang hoạt động theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, dược học, khoa học nông nghiệp và được tổ chức này bảo lãnh bằng văn bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

 

Mau so 01_Mau van ban bao lanh cua to chuc khoa hoc va cong nghe cho ca nhan de nghi cap giay pheptiep can nguon gen.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.8. Yêu cầu đối với đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn genĐiều 21.2.NĐ.4.12. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn genĐiều 21.2.NĐ.4.20. Yêu cầu đối với học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam đưa nguồn gen ra nước ngoàiĐiều 21.2.NĐ.4.25. Báo cáo kết quả việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi íchĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.8. Yêu cầu đối với đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Điều 8 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

Khi có nhu cầu tiếp cận nguồn gen, đối tượng quy định tại Điều 7 Nghị định này phải thực hiện các bước sau đây:

1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp.

3. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận Hợp đồng.

4. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung; hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.7. Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn genĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.9. Đăng ký tiếp cận nguồn gen

(Điều 9 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách: Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử.

2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Đơn đăng ký tiếp cận nguồn gen theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập; xuất trình bản chính, hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của cá nhân đăng ký;

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký tiếp cận nguồn gen phải có văn bản hợp tác với tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam;

d) Đối với việc đăng ký tiếp cận nguồn gen thuộc chương trình, dự án, đề tài chung có sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân phải có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân đại diện để thực hiện đăng ký tiếp cận nguồn gen.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký về việc xác nhận hoặc từ chối đăng ký tiếp cận nguồn gen, đồng thời nêu rõ lý do từ chối.

 

Mau so 02_Mau don dang ky tiep can nguon gen.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.12. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Điều 12 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị) được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện. Hồ sơ đề nghị, bao gồm:

a) Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

b) Hợp đồng ký giữa các bên liên quan đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Văn bản chấp thuận của bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tiếp cận nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện;

d) Tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này đối với trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đề nghị.

2. Thời gian để gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tối đa là 12 tháng, tính từ ngày văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen được phát hành. Hồ sơ đề nghị gửi sau thời hạn này được xem là không hợp lệ.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.7. Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn genĐiều 21.2.NĐ.4.14. Thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen; chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn genĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.13. Thẩm định và cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Điều 13 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để thông báo về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 60 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

2. Tổ chức thẩm định:

a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại;

b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ đề nghị tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại. Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia.

3. Nội dung thẩm định:

a) Việc đáp ứng các điều kiện, nội dung quy định tại Điều 59 Luật đa dạng sinh học;

b) Tính đầy đủ và chính xác của thông tin trong hồ sơ đề nghị;

c) Sự phù hợp của nội dung Hợp đồng với quy định hiện hành của pháp luật;

d) Việc đánh giá tác động về tiếp cận nguồn gen đối với đa dạng sinh học, kinh tế và xã hội;

đ) Năng lực thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của tổ chức, cá nhân.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký ; đồng thời nêu rõ lý do.

5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định, chỉ định đơn vị trực thuộc làm cơ quan thường trực thẩm định và quy định cụ thể về nhiệm vụ của cơ quan này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.TT.8.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại

(Điều 3 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019)

 

1. Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (sau đây gọi là Hội đồng) do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đối với từng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hội đồng có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (sau đây gọi là Hồ sơ).

3. Các hoạt động của Hội đồng thực hiện thông qua Cơ quan thường trực thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại (sau đây gọi là Cơ quan thường trực thẩm định). Trách nhiệm của Cơ quan thường trực thẩm định quy định tại Điều 9 Thông tư này.

4. Hội đồng có quyền yêu cầu Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp thông tin, tài liệu và những vấn đề liên quan đến Hồ sơ để nghiên cứu, thẩm định.

5. Thành viên Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

 

Điều 21.2.TT.8.4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng

(Điều 4 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019)

 

1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, công khai, biểu quyết và quyết định theo đa số.

2. Ý kiến của từng thành viên Hội đồng và ý kiến thẩm định của Hội đồng được thể hiện trong biên bản cuộc họp Hội đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Hội đồng kết luận theo 01 trong 03 mức độ:

a) Đồng ý thông qua: khi có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá đồng ý thông qua, trong đó phải có ít nhất 01 Ủy viên Phản biện;

b) Đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: khi có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá đồng ý thông qua hoặc đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, trong đó phải có ít nhất 01 Ủy viên Phản biện;

c) Không đồng ý thông qua: khi có trên một phần ba số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua hoặc cả 02 Ủy viên Phản biện có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua.

 

Điều 21.2.TT.8.5. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng

(Điều 5 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019)

 

Hội đồng có số lượng thành viên từ 07 đến 09 người, tổng số thành viên phải là số lẻ, trong đó:

1. Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc lãnh đạo của Cơ quan thường trực thẩm định.

2. Phó chủ tịch Hội đồng và Ủy viên thư ký là các công chức của Cơ quan thường trực thẩm định.

3. Các Ủy viên gồm đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Bộ có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen và các chuyên gia, cán bộ khoa học có chuyên môn phù hợp.

 

Điều 21.2.TT.8.6. Trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Hội đồng

(Điều 6 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019)

 

1. Ủy viên Hội đồng:

a) Xem xét nghiên cứu, đánh giá nội dung hồ sơ và các tài liệu liên quan do Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp;

b) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng, trường hợp không tham dự cuộc họp Hội đồng, có trách nhiệm gửi bản nhận xét đối với Hồ sơ cho Cơ quan thường trực thẩm định trước khi cuộc họp được tiến hành ít nhất 01 ngày làm việc;

c) Viết bản nhận xét và điền phiếu đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 và Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này; trình bày bản nhận xét tại cuộc họp của Hội đồng;

d) Có ý kiến tham gia tại cuộc họp Hội đồng; bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của Hội đồng;

đ) Viết nhận xét về Hồ sơ đã  được chỉnh sửa, bổ sung sau cuộc họp của Hội đồng khi có yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan thường trực thẩm định;

e) Tham gia các hoạt động có liên quan đến hoạt động của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng hoặc Cơ quan thường trực thẩm định yêu cầu;

g) Chịu trách nhiệm trước Cơ quan thường trực thẩm định và trước pháp luật về các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với Hồ sơ và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định; đảm bảo các quy định về bảo mật thông tin có trong Hồ sơ, quá trình thẩm định theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

2. Chủ tịch Hội đồng:

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

a) Quyết định triệu tập cuộc họp của Hội đồng;

b) Điều hành cuộc họp của Hội đồng theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

c) Xử lý các ý kiến được nêu trong cuộc họp của Hội đồng; kết luận cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về các kết luận của Hội đồng;

d) Ký biên bản cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản các cuộc họp của Hội đồng.

3. Phó Chủ tịch Hội đồng:

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Phó Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.

4. Ủy viên Hội đồng là đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen:

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy viên Hội đồng là đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tiếp cận nguồn gen còn có trách nhiệm cung cấp cho Hội đồng các thông tin, tài liệu liên quan đến nguồn gen được đề nghị tiếp cận tại địa phương; chịu trách nhiệm về các thông tin, tài liệu cung cấp cho Hội đồng.

5. Ủy viên Thư ký:

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy viên Thư ký còn có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

a) Cung cấp các mẫu bản nhận xét và phiếu đánh giá Hồ sơ cho các thành viên Hội đồng;

b) Trước cuộc họp của Hội đồng, báo cáo Chủ tịch Hội đồng về những nội dung chính của Hồ sơ trên cơ sở tự nghiên cứu và tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng;

c) Thông tin cho Hội đồng ý kiến nhận xét của các thành viên Hội đồng không tham dự cuộc họp của Hội đồng;

d) Ghi và ký biên bản cuộc họp Hội đồng, chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản các cuộc họp của Hội đồng;

đ) Lập hồ sơ chứng từ phục vụ việc thanh quyết toán các khoản chi cho các hoạt động của Hội đồng;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của Hội đồng theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng và Cơ quan thường trực thẩm định.

 

Điều 21.2.TT.8.7. Điều kiện tiến hành cuộc họp Hội đồng

(Điều 7 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019)

 

Cuộc họp Hội đồng được tiến hành khi đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:

1. Có sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền điều hành cuộc họp trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.

Trường hợp Ủy viên thư ký vắng mặt có lý do, người chủ trì cuộc họp chỉ định 01 Ủy viên Hội đồng thực thi các trách nhiệm của Ủy viên thư ký tại cuộc họp và bàn giao lại kết quả cho Ủy viên thư ký.

2. Có sự tham gia của ít nhất hai phần ba tổng số Ủy viên Hội đồng theo quyết định thành lập và có ít nhất 01 Ủy viên phản biện.

3. Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc người được ủy nhiệm bằng văn bản.

 

Điều 21.2.TT.8.8. Trình tự tiến hành cuộc họp Hội đồng

(Điều 8 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019)

 

1. Ủy viên Thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần tham dự và trình bày tóm tắt về quá trình xử lý Hồ sơ.

2. Chủ tịch Hội đồng điều hành cuộc họp theo thẩm quyền được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

3. Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc người được ủy nhiệm bằng văn bản trình bày những nội dung chính của Hồ sơ.

4. Các thành viên Hội đồng có ý kiến đề nghị làm rõ về các nội dung trình bày hoặc đặt câu hỏi; đại diện tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc người được ủy nhiệm bằng văn bản phản hồi, cung cấp bổ sung thông tin.

5. Ủy viên Hội đồng trình bày bản nhận xét, đánh giá về Hồ sơ; Ủy viên Thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng vắng mặt (nếu có).

6. Các đại biểu tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến (nếu có).

7. Hội đồng có thể họp riêng (do Chủ tịch Hội đồng quyết định) để thống nhất nội dung kết luận của Hội đồng.

8. Chủ tịch Hội đồng công bố kết luận của Hội đồng.

9. Các thành viên Hội đồng phát biểu nếu có ý kiến khác với kết luận của Chủ tịch Hội đồng.

10. Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc người được ủy nhiệm bằng văn bản phát biểu (nếu có).

11. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố kết thúc cuộc họp.

 

Điều 21.2.TT.8.9. Trách nhiệm của Cơ quan thường trực thẩm định

(Điều 9 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019)

 

1. Giao Tổng cục Môi trường làm Cơ quan thường trực thẩm định.

2. Cơ quan thường trực thẩm định có các nhiệm vụ sau đây:

a) Dự thảo và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thành lập Hội đồng;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cung cấp bổ sung các tài liệu liên quan trong trường hợp cần thiết và gửi đến các thành viên Hội đồng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng;

c) Trong trường hợp cần thiết, lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn trong nước và quốc tế có chuyên môn phù hợp, lấy ý kiến bằng văn bản về Hồ sơ;

d) Báo cáo kết quả xử lý hồ sơ và đề xuất Chủ tịch Hội đồng tổ chức cuộc họp Hội đồng;

đ) Tổ chức các cuộc họp của Hội đồng theo trình tự quy định tại Điều 8 Thông tư này; Thông báo, mời Ủy viên Hội đồng, đại diện của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen tham dự cuộc họp của Hội đồng;

e) Thông báo bằng văn bản kết luận của Hội đồng cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

g) Kiểm tra, rà soát Hồ sơ đ   được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Hội đồng; trong trường hợp cần thiết, gửi văn bản đề nghị một số thành viên Hội đồng cho ý kiến nhận xét về Hồ sơ sau khi chỉnh sửa;

h) Dự thảo văn bản báo cáo kết quả thẩm định Hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định về việc cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

i) Thanh quyết toán các khoản chi phục vụ cho các hoạt động của Hội đồng theo quy định của pháp luật;

k) Quản lý, lưu giữ hồ sơ và tài liệu có liên quan đến các cuộc họp của Hội đồng;

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao liên quan đến quá trình thẩm định, cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

 

Điều 21.2.NĐ.4.14. Thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen; chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen

(Điều 14 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen chỉ được sử dụng nguồn gen cho các mục đích đã đăng ký; khi có nhu cầu thay đổi mục đích tiếp cận, phải thực hiện các quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định này để được cấp mới Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

2. Yêu cầu đối với việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cho bên thứ ba:

a) Trường hợp chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen không làm thay đổi mục đích sử dụng đã được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân chuyển giao phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

b) Trường hợp chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen kèm theo việc thay đổi mục đích sử dụng đã được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen, bên thứ ba phải thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp và thực hiện các quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định này trước khi tiếp nhận nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen;

c) Việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cho bên thứ ba phải bao gồm chuyển giao các nghĩa vụ được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen và Hợp đồng đã ký giữa Bên cung cấp và Bên tiếp cận, bao gồm cả quy định về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen cho Bên cung cấp.

3. Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguồn gen đã tiếp cận và tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.10. Thỏa thuận, ký Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi íchĐiều 21.2.NĐ.4.11. Xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi íchĐiều 21.2.NĐ.4.12. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn genĐiều 21.2.NĐ.4.22. Cách thức chia sẻ lợi ích bằng tiềnĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.17. Gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Điều 17 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. 02 tháng trước khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục hoạt động tiếp cận nguồn gen phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị gia hạn) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, bao gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Báo cáo tình hình thực hiện tiếp cận và sử dụng nguồn gen đến thời điểm đề nghị gia hạn theo phạm vi hoạt động tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp và nội dung Hợp đồng đã ký giữa các bên;

c) Bản sao Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã được cấp;

d) Bản sao Hợp đồng đã ký giữa Bên tiếp cận và Bên cung cấp;

đ) Văn bản của Bên cung cấp chấp thuận về việc tiếp tục thực hiện các hoạt động tiếp cận nguồn gen giữa hai bên.

3. Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép có trách nhiệm xem xét gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen. Quyết định gia hạn được lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Thời gian gia hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.

5. Tổ chức, cá nhân gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen có trách nhiệm nộp phí gia hạn theo quy định.

 

Mau so 05_Mau don de nghi gia han giay phep tiep can nguon gen.docx

Mau so 06_Mau quyet dinh ra han giay phep tiep can nguon gen.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.18. Thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Điều 18 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen bị thu hồi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện một trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin giả mạo để được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

b) Hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen gây hại con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia của Việt Nam;

c) Tiến hành hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen ngoài phạm vi được cấp phép;

d) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

2. Chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin về hành vi vi phạm hoặc khiếu nại về Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép phải hoàn thành việc xử lý hồ sơ để ra quyết định về việc thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã cấp. Quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Không được tiếp tục tiếp cận, sử dụng nguồn gen đã được cấp phép;

b) Phải tiếp tục thực hiện các thỏa thuận về chia sẻ lợi ích đối với nguồn gen đã tiếp cận theo quy định tại Hợp đồng đã ký;

c) Phải bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường, đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật Việt Nam (nếu có).

 

Mau so 07_Mau quyet dinh thu hoi giay phep tiep can nguon gen.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.15. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi íchĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.19. Phí thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Điều 19 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí thẩm định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.LQ.58. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

(Điều 58 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Sau khi đăng ký, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

2. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen.

3. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Mục đích tiếp cận nguồn gen;

b) Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập;

c) Địa điểm tiếp cận nguồn gen;

d) Kế hoạch tiếp cận nguồn gen;

đ) Việc chuyển giao cho bên thứ ba kết quả điều tra, thu thập nguồn gen;

e) Hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;

g) Các bên tham gia nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;

h) Địa điểm tiến hành nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;

i) Chia sẻ lợi ích thu được với Nhà nước và các bên có liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.

4. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

5. Tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.56. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn genĐiều 21.2.LQ.59. Giấy phép tiếp cận nguồn gen)

Điều 21.2.NĐ.4.10. Thỏa thuận, ký Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

(Điều 10 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Sau khi nhận được văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân tiến hành thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp.

2. Nội dung của Hợp đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

3. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng hợp tác để thực hiện cung cấp hoặc tiếp cận nguồn gen, các tổ chức, cá nhân này tiến hành thỏa thuận, thống nhất các điều khoản và cùng ký Hợp đồng.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.14. Thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen; chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn genĐiều 21.2.NĐ.4.15. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi íchĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.11. Xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

(Điều 11 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nguồn gen ngoài tự nhiên hoặc nơi đăng ký trụ sở của Bên cung cấp có trách nhiệm xác nhận Hợp đồng do tổ chức, cá nhân đề nghị.

2. Hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét xác nhận, bao gồm:

a) Bản sao văn bản xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

b) Hợp đồng đã ký giữa các bên liên quan;

c) Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của người đề nghị xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

3. Thời hạn xác nhận Hợp đồng là không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.14. Thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen; chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn genĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.15. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

(Điều 15 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Hợp đồng có các nội dung chủ yếu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; nội dung các thỏa thuận Hợp đồng về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen phải tuân thủ quy định tại Nghị định này.

2. Hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

3. Việc thực hiện Hợp đồng khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực:

a) Bên tiếp cận không được tiếp cận nguồn gen kể từ thời điểm Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực;

b) Các điều, khoản của Hợp đồng về chia sẻ lợi ích tiếp tục có hiệu lực.

4. Việc thực hiện Hợp đồng khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen bị thu hồi phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này.

5. Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

Mau so 03_Mau hop dong tiep can nguon gen va chia se loi ich.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.10. Thỏa thuận, ký Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi íchĐiều 21.2.NĐ.4.18. Thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn genĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.LQ.59. Giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Điều 59 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Các điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen bao gồm:

a) Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b) Đã ký hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen;

c) Việc tiếp cận nguồn gen không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có:

a) Đơn đề nghị tiếp cận nguồn gen;

b) Bản sao hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen.

3. Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Mục đích sử dụng nguồn gen;

b) Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập;

c) Địa điểm tiếp cận nguồn gen;

d) Các hoạt động được thực hiện liên quan đến nguồn gen;

đ) Định kỳ báo cáo kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại liên quan đến nguồn gen được tiếp cận.

4. Các trường hợp không cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có:

a) Nguồn gen của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

b) Việc sử dụng nguồn gen có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia.

5. Trường hợp vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có quyền cấp phép tiếp cận nguồn gen mà không cần phải có sự đồng ý của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen.

6. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.56. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn genĐiều 21.2.LQ.58. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích)

Điều 21.2.NĐ.4.16. Nội dung và thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Điều 16 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch tiếp cận nguồn gen tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen nhưng tối đa không quá 03 năm.

3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen có quyền đưa nguồn gen đó ra nước ngoài, trừ trường hợp nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen bị cấm, hạn chế xuất khẩu.

 

Mau so 04_Mau giay tiep can nguon gen.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.60. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn genĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.LQ.60. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen

(Điều 60 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có các quyền sau đây:

a) Điều tra, thu thập nguồn gen và các hoạt động khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen;

b) Đưa nguồn gen không thuộc Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật;

c) Kinh doanh sản phẩm sản xuất từ nguồn gen được phép tiếp cận;

d) Quyền khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen;

b) Báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen về kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại theo thời hạn quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen;

c) Chia sẻ lợi ích thu được với các bên liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen;

d) Nghĩa vụ khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.16. Nội dung và thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen)

Điều 21.2.NĐ.4.20. Yêu cầu đối với học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam đưa nguồn gen ra nước ngoài

(Điều 20 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Xuất trình bản chính, hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh;

c) Giấy giới thiệu của tổ chức khoa học và công nghệ hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam học tập bao gồm các thông tin cơ bản về học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài và việc sử dụng nguồn gen phục vụ học tập.

2. Tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen ra nước ngoài để tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá không vì mục đích thương mại nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ nghiên cứu không vì mục đích thương mại theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức khoa học và công nghệ

c) Văn bản đồng ý tiếp nhận nguồn gen của tổ chức nước ngoài theo đề nghị của tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam;

d) Chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt có liên quan đến nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài.

3. Đối với nguồn gen đề nghị đưa ra nước ngoài thuộc danh mục nguồn gen tiếp cận, sử dụng có điều kiện, tổ chức, cá nhân phải gửi kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu không vì mục đích thương mại theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho đối tượng đăng ký, đồng thời nêu rõ lý do.

 

Mau so 08_Mau don (van ban) de nghi dua nguon gen ra nuoc ngoai phuc vu hoc tap nghien cuu khong vi muc dich thuong mai.docx

Mau so 09_Mau quyet dinh cho phep dua nguon gen ra khoi lanh tho Viet Nam phuc vu hoc tap nghien cuu khong vi muc dich thuong mai.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn genĐiều 21.2.NĐ.4.7. Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn genĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.LQ.61. Chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen

(Điều 61 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ cho các bên sau đây:

a) Nhà nước;

b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen;

c) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen và các bên có liên quan khác được quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen.

2. Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ trên cơ sở hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.56. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen)

Điều 21.2.NĐ.1.19. Quản lý và chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen

(Điều 19 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010, bị bãi bỏ bởi Điều 28 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen được chia sẻ cho các bên có liên quan thông qua các hình thức sau đây:

a) Chia sẻ kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất các sản phẩm thương mại và lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các sản phẩm thương mại của nguồn gen;

b) Hợp tác nghiên cứu và phát triển nguồn gen; thông tin khoa học, kỹ thuật liên quan đến nguồn gen;

c) Chuyển giao công nghệ phát triển nguồn gen cho bên cung cấp nguồn gen;

d) Đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nguồn gen;

đ) Đóng góp phát triển kinh tế địa phương, phát triển các công trình công cộng, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo;

e) Các hình thức chia sẻ trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật;

g) Các hình thức khác theo văn bản thỏa thuận và quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen;

h) Quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2. Tổng lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen chia sẻ cho các bên có liên quan được xác định thông qua quá trình cấp giấy phép, thoả thuận giữa các bên nhưng không thấp hơn 30% tổng lợi ích thu được quy đổi thành tiền.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc quản lý sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý.

 

Điều 21.2.NĐ.1.20. Cung cấp, chia sẻ và công khai thông tin về nguồn gen

(Điều 20 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010, bị bãi bỏ bởi Điều 28 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cơ sở dữ liệu hoặc thông tin về nguồn gen có trách nhiệm cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng, quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen.

2. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chia sẻ các thông tin về nguồn gen phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.

3. Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc các thông tin về nguồn gen do cơ quan nhà nước quản lý phải được công khai để nhân dân được biết, trừ các thông tin bí mật nhà nước.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công khai cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen trên trang thông tin điện tử của Bộ để tổ chức, cá nhân được tiếp cận thông tin.

 

Điều 21.2.NĐ.4.21. Các loại hình lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

(Điều 21 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Các lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen bao gồm lợi ích bằng tiền hoặc lợi ích không bằng tiền.

2. Các lợi ích bằng tiền, bao gồm:

a) Tiền thu thập mẫu vật di truyền;

b) Tiền bản quyền;

c) Tiền nhượng quyền thương mại;

d) Các khoản tiền thanh toán một lần hoặc theo đợt theo thỏa thuận;

đ) Các lợi ích bằng tiền khác phát sinh trong quá trình sử dụng nguồn gen.

3. Các lợi ích không bằng tiền, bao gồm:

a) Chia sẻ kết quả nghiên cứu;

b) Quyền được tham gia hoạt động hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất các sản phẩm thương mại;

c) Quyền được tiếp cận với thông tin khoa học, kỹ thuật liên quan;

d) Chuyển giao công nghệ cho Bên cung cấp nguồn gen;

đ) Đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nguồn gen;

e) Quyền sở hữu trí tuệ chung tương ứng với tỷ lệ đóng góp đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen;

g) Các lợi ích không bằng tiền khác.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.22. Cách thức chia sẻ lợi ích bằng tiền

(Điều 22 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Tỷ lệ chia sẻ lợi ích bằng tiền đối với sản phẩm được tạo ra từ quá trình sử dụng nguồn gen không thấp hơn 1% tổng doanh thu hàng năm của sản phẩm đó.

2. Tỷ lệ chia sẻ lợi ích bằng tiền thu được từ việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen; sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ việc sử dụng nguồn gen phải đảm bảo cho Bên cung cấp không thấp hơn 2% tổng giá trị chuyển giao hoặc tổng tiền thu được từ việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ.

3. Tổng lợi ích bằng tiền từ việc tiếp cận, sử dụng nguồn gen được chia sẻ cho các bên liên quan như sau:

a) Bên cung cấp là Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu bảo tồn, Chủ cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen thuộc nhà nước quản lý, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được nhà nước giao quản lý được chia sẻ 30% lợi ích bằng tiền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; 70% lợi ích bằng tiền thu được còn lại nộp vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;

b) Bên cung cấp là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen được chia sẻ 50% lợi ích bằng tiền được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; 50% lợi ích bằng tiền thu được còn lại nộp vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.14. Thay đổi mục đích tiếp cận nguồn gen; chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn genĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.23. Chia sẻ lợi ích không bằng tiền

(Điều 23 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Việc chia sẻ lợi ích không bằng tiền phát sinh từ hoạt động sử dụng nguồn gen do các bên thỏa thuận và được ghi nhận tại Hợp đồng.

2. Các đối tượng được chia sẻ lợi ích không bằng tiền, bao gồm: Bên cung cấp, đối tác trong nước của Bên tiếp cận là tổ chức nước ngoài và các tổ chức, cá nhân liên quan khác.

3. Khi công bố các kết quả nghiên cứu khoa học hoặc đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen, các tổ chức, cá nhân phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguồn gen đã tiếp cận.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.24. Đăng tải Chứng nhận tuân thủ quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

(Điều 24 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản hoặc quyết định về việc xác nhận đăng ký tiếp cận nguồn gen, cấp, gia hạn hoặc thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gửi 01 bản chính của các văn bản, quyết định này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn hoặc thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đăng tải để công bố, hủy Chứng nhận tuân thủ quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích và các vấn đề liên quan trên Cổng trao đổi thông tin quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích của Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học theo quy định tại Nghị định thư Nagoya.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.63. Điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp, quản lý thông tin về nguồn genĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.4.25. Báo cáo kết quả việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

(Điều 25 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép như sau:

a) Báo cáo hoạt động trong thời gian tiếp cận nguồn gen ghi tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

b) Định kỳ 02 năm một lần, báo cáo về tình hình, kết quả sử dụng nguồn gen;

c) Báo cáo đột xuất khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 20 Nghị định này, chậm nhất sau 03 tháng, kể từ ngày kết thúc chương trình học tập, nghiên cứu, có trách nhiệm báo cáo về kết quả học tập, nghiên cứu, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, hướng dẫn thực hiện mẫu báo cáo tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.63. Điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp, quản lý thông tin về nguồn genĐiều 21.2.NĐ.4.7. Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn genĐiều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Mục 2

LƯU GIỮ, BẢO QUẢN MẪU VẬT DI TRUYỀN; ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN; QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ NGUỒN GEN; BẢN QUYỀN TRI THỨC TRUYỀN THỐNG VỀ NGUỒN GEN

(Mục này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.48. Bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủngĐiều 21.2.LQ.49. Bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng của Luật 20/2008/QH12 Đa dạng sinh học ban hành ngày 13/11/2008Điều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồngĐiều 24.4.LQ.11. Khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng của Luật 31/2018/QH14 Trồng trọt ban hành ngày 19/11/2018)

Điều 21.2.LQ.62. Lưu giữ và bảo quản mẫu vật di truyền

(Điều 62 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức việc lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài nhập khẩu phục vụ công tác nghiên cứu, nhân giống, lai tạo giống, ứng dụng và phát triển nguồn gen.

2. Tổ chức, cá nhân phát hiện, lưu giữ mẫu vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên có trách nhiệm báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp xử lý.

3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lưu giữ và bảo quản lâu dài mẫu vật di truyền để hình thành ngân hàng gen phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội.

 

Điều 21.2.LQ.63. Điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp, quản lý thông tin về nguồn gen

(Điều 63 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thực hiện chương trình điều tra, thu thập, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen thuộc phạm vi quản lý và cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu về nguồn gen cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp thông tin về nguồn gen để xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen và bảo đảm quyền được tiếp cận cơ sở dữ liệu về nguồn gen.

3. Chính phủ quy định cụ thể việc cung cấp thông tin về nguồn gen.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.4.24. Đăng tải Chứng nhận tuân thủ quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi íchĐiều 21.2.NĐ.4.25. Báo cáo kết quả việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích)

Điều 21.2.NĐ.4.26. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

(Điều 26 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện các nội dung được giao theo quy định của Nghị định này;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

c) Thiết lập và vận hành Cổng thông tin điện tử, hệ thống đăng ký, báo cáo qua mạng thông tin điện tử về nguồn gen, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen;

d) Hướng dẫn chi tiết việc tiếp cận tri thức truyền thống về nguồn gen;

đ) Phối hợp với các bộ có liên quan hướng dẫn chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện các nội dung được giao theo quy định của Nghị định này;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen thuộc phạm vi quản lý, có trách nhiệm cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn gen với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện các quy định của Nghị định này;

b) Cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen dược liệu theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn gen dược liệu phục vụ hoạt động thẩm định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham gia hoạt động thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn gen phục vụ hoạt động thẩm định cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo lĩnh vực quản lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen; quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen trên địa bàn quản lý;

b) Cung cấp thông tin, dữ liệu về nguồn gen trên địa bàn quản lý theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Thực hiện việc xác nhận Hợp đồng theo quy định của Nghị định này;

b) Giám sát việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen trên địa bàn quản lý;

c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền về những trường hợp vi phạm Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc Hợp đồng;

d) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoạt động tiếp cận nguồn gen và các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu bằng văn bản.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.LQ.64. Bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen

(Điều 64 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Nhà nước bảo hộ bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen, khuyến khích và hỗ trợ tổ chức, cá nhân đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.

 

Mục 3

QUẢN LÝ RỦI RO DO SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN, MẪU VẬT DI TRUYỀN CỦA SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN GÂY RA ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC

Điều 21.2.LQ.65. Trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học

(Điều 65 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ và phải có các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ và cán bộ chuyên môn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

c) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro theo quy định tại Điều 67 của Luật này.

2. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và tổ chức, cá nhân trong việc quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.67. Công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh họcĐiều 45.1.LQ.15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi genĐiều 45.1.LQ.38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩuĐiều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.4. An toàn sinh học đối với mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen

(Điều 4 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen có khả năng tự tạo cá thể mới trong điều kiện tự nhiên được quản lý theo quy định của pháp luật về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

2. Mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen không có khả năng tự tạo cá thể mới trong điều kiện tự nhiên được quản lý theo quy định của pháp luật về an toàn sinh học đối với sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.8. Trách nhiệm quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi

(Điều 8 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; khảo nghiệm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, lưu giữ sinh vật biến đổi gen phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro để bảo đảm an toàn sinh học theo quy định của pháp luật.

2. Khi xảy ra rủi ro, tổ chức, cá nhân phải khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục rủi ro, kịp thời báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra rủi ro.

3. Tổ chức, cá nhân không tuân thủ các biện pháp quản lý rủi ro thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quản lý rủi ro và báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có rủi ro xảy ra.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.9. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen

(Điều 9 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, thanh tra liên ngành, đột xuất việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.13. An toàn sinh học đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen

(Điều 13 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen phải được tiến hành trong khuôn khổ đề tài, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Trường hợp đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen được tạo ra từ sinh vật cho và sinh vật nhận có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi thì phải được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép.

2. Thuyết minh đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen phải có nội dung an toàn sinh học. Trường hợp đề tài, dự án cần nhập khẩu sinh vật biến đổi gen để nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thì trong thuyết minh đề tài, dự án phải cung cấp thông tin theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

3. Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định về an toàn sinh học.

Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể nội dung an toàn sinh học trong Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.

 

Phu luc 1_Thong tin can cung cap trong truong hop van chuyen van chuyen qua canh nhap khau sinh vat bien doi gen.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng)

Điều 21.2.QĐ.3.1.

(Điều 1 Quyết định số 102/2007/QĐ-TTg Về việc phê duyệt "Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học" ngày 10/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/08/2007)

 

Phê duyệt "Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học" (sau đây gọi tắt là Đề án tổng thể) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Quản lý an toàn sinh học là một nhiệm vụ không thể tách rời trong quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học hiện đại. Quản lý an toàn sinh học góp phần thúc đẩy công nghệ sinh học hiện đại phát triển, đạt nhiều thành tựu mới, bên cạnh đó phải đi kèm các biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ và ngăn ngừa những rủi ro có thể có và xảy ra trong quá trình trên nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho sức khoẻ con người, môi trường sống và đa dạng sinh học, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

2. Phòng ngừa rủi ro là nguyên tắc chủ đạo trong quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.

3. Quản lý an toàn sinh học phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng được các yêu cầu của Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

4. Phát huy tối đa tiềm lực hiện có về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý về an toàn sinh học.

5. Mở rộng hợp tác quốc tế về an toàn sinh học với các nước trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực quản lý đối với lĩnh vực này ở nước ta.

II. MỤC TIÊU

1. Xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý an toàn sinh học.

2. Xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức về quản lý an toàn sinh học thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

3. Xây dựng và tăng cường mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng tiên tiến, hiện đại; bảo đảm có đầy đủ các phòng thí nghiệm ở ba miền đất nước với máy móc, thiết bị đồng bộ, hiện đại, đủ năng lực để phân tích, nhận biết và xác định chính xác được các loại sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; đánh giá đúng rủi ro, quản lý và kiểm soát được rủi ro do các đối tượng ở trên gây ra, đáp ứng tốt các yêu cầu hội nhập quốc tế. Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin quốc gia về an toàn sinh học.

4. Đào tạo đủ nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu quản lý an toàn sinh học ở các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở.

5. Nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.

III. PHẠM VI

Đề án tổng thể tập trung vào các nội dung tăng cường năng lực quản lý (nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ...) về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2010.

IV. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

Để thực hiện các quan điểm và mục tiêu đã đề ra trên đây của Đề án tổng thể, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, đề án và dự án thành phần chủ yếu sau đây:

1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý an toàn sinh học:

a) Xây dựng, ban hành "Quy định về khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Y tế, Công nghiệp, Thuỷ sản, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp;

- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 12 năm 2007.

b) Xây dựng và ban hành "Quy định quản lý an toàn sinh học trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Tư pháp;

- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ, quý I năm 2008.

c) Xây dựng và ban hành "Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Thương mại;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính (Tổng cục Hải quan), Tài nguyên và Môi trường, Thuỷ sản, Y tế, Tư pháp;

- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Thương mại, quý I năm 2008.

d) Xây dựng và ban hành "Quy định về quản lý an toàn, vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính (Tổng cục Hải quan), Thuỷ sản, Thương mại, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp;

- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Y tế, quý I năm 2008.

đ) Xây dựng và ban hành "Quy định về quản lý an toàn sinh học đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các cây trồng và thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thuỷ sản, Thương mại, Y tế, Tư pháp;

- Cơ quan và thời gian thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý II năm 2008.

e) Xây dựng và ban hành "Quy định về khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với động vật biến đổi gen":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Thuỷ sản, Y tế, Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp;

- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý III năm 2008.

g) Xây dựng và ban hành "Quy định về quản lý an toàn sinh học đối với vi sinh vật biến đổi gen":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thủy sản, Y tế, Tư pháp;

- Cơ quan và thời gian ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ, quý III năm 2008.

h) Xây dựng và trình "Dự án Luật Đa dạng sinh học, trong đó có Chương Quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen và dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện nội dung Chương này":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Công nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Ngoại giao;

- Thời gian trình Chính phủ, Quốc hội: quý IV năm 2008.

2. Xây dựng và phát triển tiềm lực về quản lý an toàn sinh học:

a) Đề án thành phần "Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thẩm định và công nhận các phòng thí nghiệm thuộc các viện nghiên cứu và trường đại học có đủ năng lực: phân tích, nhận biết, xác định các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; đánh giá rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro do các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen gây ra":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Thuỷ sản, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Khoa học và Công nghệ, quý I năm 2008.

b) Đề án thành phần "Đào tạo cán bộ chuyên môn có đủ trình độ, năng lực trong việc khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phân tích và xác định các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Y tế, Thuỷ sản, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Giáo dục và Đào tạo, quý II năm 2008.

c) Đề án thành phần "Xây dựng mô hình khảo nghiệm, đánh giá rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro đối với cây trồng biến đổi gen":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý II năm 2008.

d) Dự án thành phần "Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho cơ quan đầu mối quốc gia, đơn vị chức năng thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về an toàn sinh học":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Thương mại;

- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Tài nguyên và Môi trường, quý II năm 2008.

đ) Đề án thành phần "Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn sinh học cho các cán bộ quản lý thuộc các Bộ, ngành và địa phương":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Ngoại giao, Tư Pháp;

- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Tài nguyên và Môi trường, quý II năm 2008.

3. Nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn sinh học:

- Đề án thành phần "Nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường năng lực giám sát xã hội về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Văn hoá - Thông tin, Công nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thuỷ sản, Thương mại, Y tế; Tư pháp, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Tài nguyên và Môi trường, quý II năm 2008.

4. Hợp tác quốc tế về an toàn sinh học:

- Đề án thành phần "Mở rộng và tăng cường hợp tác song phương và đa phương với các nước trên thế giới để học tập kinh nghiệm, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực quản lý an toàn sinh học ở nước ta":

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ: Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Y tế, Thủy sản, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Tư pháp;

- Cơ quan và thời gian phê duyệt: Bộ Tài nguyên và Môi trường, quý I năm 2008.

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Đẩy mạnh việc kiện toàn các tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn sinh học; tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn sinh học:

a) Các Bộ được giao nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý an toàn sinh học quy định tại Quyết định số 212/QĐ-TTg ngày 26 tháng 08 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc biến đổi gen phải phân công đơn vị chức năng đầu mối và cử cán bộ cụ thể để theo dõi lĩnh vực quản lý an toàn sinh học thuộc phạm vi quản lý của Bộ mình;

b) Thành lập Hội đồng an toàn sinh học cấp quốc gia, Hội đồng an toàn sinh học cấp ngành, Hội đồng an toàn sinh học cấp cơ sở ở một số viện nghiên cứu khoa học công nghệ, trường đại học trong quá trình hoạt động có liên quan nhiều đến lĩnh vực này để tư vấn cho các cấp lãnh đạo về quản lý an toàn sinh học.

c) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về các rủi ro mà công nghệ sinh học hiện đại, nhất là các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen có thể gây ra để chủ động giám sát và tham gia vào quá trình quản lý an toàn sinh học đối với các đối tượng này.

2. Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho quản lý an toàn sinh học:

a) Đa dạng hoá và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; tăng dần mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác quản lý an toàn sinh học; ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị phục vụ việc phân tích, nhận biết, xác định, đánh giá rủi ro, quản lý và giám sát rủi ro đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;

b) Tổng kinh phí để thực hiện toàn bộ các nội dung của Đề án tổng thể được xác định trên cơ sở kinh phí của từng nhiệm vụ, đề án và dự án thành phần được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan và của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nhà nước bố trí tăng dần mức vốn đầu tư từ ngân sách để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Đề án tổng thể;

c) Ngoài vốn từ ngân sách nhà nước, cần khuyến khích, thu hút và khai thác tốt các nguồn vốn đầu tư khác thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương và đa phương; tích cực huy động thêm các nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài cho công tác này.

3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quản lý an toàn sinh học:

a) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực quản lý an toàn sinh học; tập trung nghiên cứu các phương pháp phân tích, nhận biết, phát hiện, xác định nhanh, chính xác và có hiệu quả các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;

b) Tăng cường nghiên cứu cơ sở khoa học, đúc kết thực tiễn để thực hiện có hiệu quả việc đánh giá rủi ro, quản lý và kiểm soát rủi ro đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.

4. Tăng cường hợp tác quốc tế:

Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ của các nước có nền công nghệ sinh học phát triển và kinh nghiệm quản lý an toàn sinh học thông qua việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề tài, dự án hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực này.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Đề án tổng thể, đồng thời triển khai tốt các nhiệm vụ của Bộ trong Đề án tổng thể, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

2. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ, Thuỷ sản, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Thương mại, Tư pháp, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có nhiệm vụ chủ trì hoặc phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao trong Đề án tổng thể liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan mình.

3. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính: cân đối, bố trí và hướng dẫn lập, sử dụng vốn để các Bộ, ngành, địa phương triển khai, thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao trong Đề án tổng thể.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo xây dựng và ban hành các quy định cụ thể quản lý an toàn sinh học trên địa bàn và triển khai các hoạt động quản lý an toàn sinh học tại địa phương.

 

Điều 21.2.TT.3.1.

(Điều 1 Thông tư số 13/2013/TT-BTNMT Quy định Quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong phát hiện sinh vật biến đổi gen bằng phương pháp phân tích định tính, định lượng axít deoxyribonucleic ngày 21/06/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/08/2013)

 

Ban hành kèm theo Thông tư này Quy trình kỹ thuật và Định mức kinh tế - kỹ thuật trong phát hiện sinh vật biến đổi gen bằng phương pháp phân tích định tính, định lượng axít deoxyribonucleic.

 

Điều 21.2.LQ.66. Lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vật biển đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biển đổi gen đối với đa dạng sinh học

(Điều 66 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.

2. Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Mô tả biện pháp đánh giá rủi ro;

b) Mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học;

c) Biện pháp quản lý rủi ro.

3. Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định.

4. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học và việc cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.5. Nguyên tắc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi

(Điều 5 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Việc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen phải bảo đảm tính khoa học, minh bạch; được tiến hành theo các phương pháp, kỹ thuật trong nước và quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

2. Việc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen được tiến hành theo từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào sinh vật biến đổi gen, mục đích sử dụng và môi trường tiếp nhận sinh vật biến đổi gen đó.

3. Rủi ro của sinh vật biến đổi gen được đánh giá trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa sinh vật biến đổi gen và sinh vật nhận trong cùng điều kiện.

4. Sinh vật biến đổi gen là kết quả của quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đồng thời tuân thủ các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thì được phóng thích vào môi trường, sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.6. Nội dung đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi

(Điều 6 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Xác định nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khoẻ con người và vật nuôi.

2. Xác định các biện pháp an toàn để phòng ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi.

 

Phu luc 4_Cac yeu cau doi voi bao cao danh gia rui ro cua sinh vat bien doi gen doi voi moi truong va da dang sinh hoc.docx

Phu luc 5_Cac yeu cau doi voi bao cao danh gia rui ro doi voi sinh vat bien doi gen doi voi suc khoe con nguoi.docx

Phu luc 6_Cac yeu cau doi voi bao cao danh gia rui ro sinh vat bien doi gen doi voi vat nuoi.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.7. Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi

(Điều 7 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

2. Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, Phụ lục V và Phụ lục VI của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP. 

Trường hợp sinh vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp, trong báo cáo đánh giá rủi ro phải cung cấp các dữ liệu bổ sung về sự tương tác của các gen chuyển trong cấu trúc, tính bảo tồn toàn vẹn về cấu trúc, chức năng và biểu hiện của gen mục tiêu trong sinh vật nhận.

3. Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.

4. Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi là căn cứ để cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.TT.2.21. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

(Điều 21 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hàng năm báo cáo việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học theo yêu cầu tại Giấy chứng nhận an toàn sinh học, gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi giải phóng cây biến đổi gen ra môi trường.

 

Điều 21.2.NĐ.2.10. Yêu cầu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen

(Điều 10 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý khoa học công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Hoạt động nghiên cứu tạo ra, phân tích, thử nghiệm cách ly sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen chỉ được phép thực hiện tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.11. Công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nướcĐiều 21.2.LQ.12. Căn cứ lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngĐiều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.11. Điều kiện đối với Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen

(Điều 11 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có cán bộ chuyên môn phù hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;

b) Có trang thiết bị phù hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;

c) Có quy trình vận hành Phòng thí nghiệm bảo đảm các yêu cầu về an toàn sinh học.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồngĐiều 21.2.NĐ.2.12. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen)

Điều 21.2.NĐ.2.12. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen

(Điều 12 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, thu hồi quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.

2. Tổ chức đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải nộp ba (03) bộ hồ sơ cho Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Bản sao các quyết định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;

c) Thuyết minh về năng lực của Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ;

d) Tài liệu liên quan chứng minh Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 11 của Nghị định này.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo cho tổ chức về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

4. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.

Kết quả thẩm định của Hội đồng là căn cứ để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.

5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. Trường hợp không công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức đăng ký công nhận biết.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen; định kỳ kiểm tra hoạt động của Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. Trường hợp vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 11 của Nghị định này, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét thu hồi quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.

7. Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan về việc công nhận hoặc thu hồi quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồngĐiều 21.2.NĐ.2.11. Điều kiện đối với Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen)

Điều 21.2.NĐ.2.14. Yêu cầu đối với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

(Điều 14 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Sinh vật biến đổi gen khi sử dụng để phóng thích, bao gồm nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường phải được khảo nghiệm.

2. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải được thực hiện từng bước, từ khảo nghiệm hạn chế đến khảo nghiệm diện rộng. Khu vực khảo nghiệm phải cách xa khu bảo tồn và khu vực đông dân cư theo quy định.

Khảo nghiệm hạn chế được thực hiện trong điều kiện cách ly theo quy định.

Khảo nghiệm diện rộng được triển khai ở các vùng sinh thái, không cần phải cách ly nhưng phải có các biện pháp quản lý, giám sát phù hợp.

3. Khi phát hiện sinh vật biến đổi gen gây ra rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khoẻ con người và vật nuôi mà không kiểm soát được, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm và cơ sở khảo nghiệm phải chấm dứt khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý rủi ro, đồng thời tiêu hủy sinh vật biến đổi gen.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết nội dung quy định tại khoản 2 của Điều này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.10. Nghiên cứu chọn, tạo và chuyển giao công nghệ về nguồn gen giống cây trồngĐiều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.15. Nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

(Điều 15 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen là quá trình theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

2. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Nguy cơ trở thành sinh vật gây hại;

b) Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sinh vật không chủ đích;

c) Nguy cơ làm thay đổi bất lợi đến hệ sinh thái xung quanh.

Đối với đánh giá rủi ro của thực vật biến đổi gen bao gồm: đánh giá ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất; đánh giá ảnh hưởng của biện pháp canh tác thực vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học;

d) Nguy cơ trôi gen;

đ) Các tác động bất lợi khác.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.16. Điều kiện công nhận Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

(Điều 16 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung bị bãi bỏ bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Tổ chức được công nhận là Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phù hợp với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;

b) Có cán bộ chuyên môn phù hợp với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;

c) Có quy trình khảo nghiệm bảo đảm các yêu cầu về an toàn sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.17. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

(Điều 17 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

2. Tổ chức đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen là các đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Tổ chức đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải nộp 01 bộ hồ sơ tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Thuyết minh về năng lực của cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

5. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen theo quy định tại Điều 17a Nghị định này. Kết quả thẩm định của Hội đồng là căn cứ để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp không công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức đăng ký biết.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hoạt động của cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp vi phạm một trong các yêu cầu quy định tại Điều 16 của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

8. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định công nhận hoặc thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi 01 bản chính quyết định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và công bố quyết định trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Mau 01.02.118.NĐ.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.17a. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen

(Điều 17a Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen bao gồm ít nhất 09 thành viên: Chủ tịch là đại diện của cơ quan quản lý chuyên ngành trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chủ tịch là đại diện cơ quan thường trực thẩm định và các Ủy viên là đại diện của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế và các chuyên gia. Trong đó, 02 Ủy viên được lựa chọn làm Ủy viên phản biện. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định một đơn vị trực thuộc làm cơ quan thường trực thẩm định.

2. Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rúi ro sinh vật biến đổi gen có trách nhiệm:

a) Thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;

b) Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm, đánh giá kết quả khảo nghiệm và tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy phép khảo nghiệm và công nhận kết quả khảo nghiệm.

3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khoa học, tính chính xác đối với những ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng.

4. Phiên họp Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt). Cơ quan thường trực thẩm định tổ chức các phiên họp Hội đồng đối với mỗi hồ sơ, ghi biên bản nội dung từng phiên họp. Phiên họp đầu tiên, chủ trì phiên họp phân công 01 Thư ký hội đồng và 02 Ủy viên phản biện. Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể kiến nghị bổ sung từ 02 đến 03 nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan là phản biện độc lập đối với hồ sơ.

5. Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể yêu cầu cơ quan thường trực thẩm định mời đại diện tổ chức đăng ký tham dự phiên họp để cung cấp bổ sung thông tin, trả lời câu hỏi của các thành viên Hội đồng hoặc ý kiến của công chúng.

6. Trên cơ sở biên bản các phiên họp, Thư ký Hội đồng hoàn thiện báo cáo đánh giá hồ sơ và ý kiến kết luận của Hội đồng để báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Mau 03.NĐ118.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.17b. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

(Điều 17b Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc rách, nát.

2. Hồ sơ cấp lại bao gồm:

a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã cấp trong trường hợp bị rách, nát.

 

3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

 

 

Mau 03.NĐ118.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.18. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

(Điều 18 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

2. Tổ chức đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen nộp 01 bộ hồ sơ tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Thuyết minh đăng ký khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và Kế hoạch khảo nghiệm quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP. Trường hợp đối với thực vật biến đổi gen, áp dụng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Bản chụp Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;

d) Trường hợp sinh vật biến đổi gen nhập khẩu để khảo nghiệm đánh giá rủi ro thì phải có tài liệu chứng minh sinh vật biến đổi gen đó đã được các quốc gia trên thế giới cho phép sử dụng để phóng thích vào môi trường. Trường hợp sinh vật biến đổi gen được tạo ra trong nước thì phải có tài liệu chứng minh sinh vật biến đổi gen đó là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

4. Trong thời hạn 30 ngày đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm hạn chế và 45 ngày đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm diện rộng, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen thẩm định hồ sơ. Kết quả thẩm định của Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen là căn cứ để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp từ chối cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký, đồng thời nêu rõ lý do.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu của Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen khi tổ chức được cấp Giấy phép khảo nghiệm vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Cung cấp sai thông tin về tên của sinh vật biến đổi gen;

b) Tiến hành khảo nghiệm sai thời gian, địa điểm và quy mô khảo nghiệm mà chưa được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Không tuân thủ Thuyết minh đăng ký khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

8. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định cấp hoặc thu hồi Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi 01 bản chính quyết định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và công bố quyết định trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Mẫu số 04.05.NĐ 118.doc

Phu luc 2_Thuyet minh dang ky khao nghiem sinh vat bien doi gen.docx

Phu luc 3_Ke hoach khao nghiem sinh vat bien doi gen.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.19. Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

(Điều 19 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

 

Mẫu số 06.NĐ118.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.19a. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

(Điều 19a Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen được cấp lại trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi thông tin về tổ chức được cấp phép tại Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã cấp;

b) Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen bị mất hoặc rách, nát.

2. Hồ sơ cấp lại bao gồm:

a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã cấp trong trường hợp thay đổi thông tin về tổ chức hoặc bị rách, nát;

c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp; gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

 

Mẫu số 07.NĐ118.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.20. Trách nhiệm thực hiện khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

(Điều 20 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải tuân thủ các quy định trong Giấy phép và Kế hoạch khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được phê duyệt; định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình triển khai khảo nghiệm theo Kế hoạch khảo nghiệm đã được phê duyệt.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen sau khi hoàn thành hoặc dừng việc khảo nghiệm phải tiến hành các biện pháp xử lý bảo đảm an toàn sinh học.

3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải lập báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét công nhận.   

Trong trường hợp dừng việc khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen thì chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày dừng khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải gửi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo về quá trình khảo nghiệm và nêu rõ lý do dừng khảo nghiệm.

4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và phải cung cấp dữ liệu liên quan đến khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.21. Công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

(Điều 21 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Tổ chức đăng ký gửi báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

2. Trong thời hạn 30 ngày đối với việc công nhận kết quả khảo nghiệm hạn chế, 45 ngày đối với việc công nhận kết quả khảo nghiệm diện rộng, kể từ ngày nhận báo cáo hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen thẩm định báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận hoặc từ chối công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp từ chối công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức đăng ký bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.

4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi 01 bản chính quyết định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và công bố quyết định trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Mẫu số 08.NĐ118.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.22. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học

(Điều 22 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

Sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Sinh vật biến đổi gen đã được khảo nghiệm trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu.

2. Sinh vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn sinh học kết luận là an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.TT.2.3. Các nhóm cây trồng biến đổi gen thuộc đối tượng được xem xét cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học

(Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Cây trồng biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ (single transformation event) được tạo thành do kết quả từ việc chuyển một hoặc nhiều gen quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.

2. Cây trồng biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp (stacked transformation event) được tạo thành do kết quả từ một trong hai quá trình sau đây:

a) Chuyển các gen quy định nhiều tính trạng mong muốn đồng thời bằng công nghệ chuyển gen vào cây trồng chưa chuyển gen;

b) Chuyển gen hoặc các gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn vào một cây trồng biến đổi gen.

 

Điều 21.2.NĐ.2.23. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học

(Điều 23 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1.  Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học. 

2. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học nộp ba (03) bộ hồ sơ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;

b) Báo cáo kết quả khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu;

c) Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học theo quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. 

4. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội đồng an toàn sinh học thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

5. Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học lên trang thông tin điện tử về an toàn sinh học để lấy ý kiến công chúng và tổng hợp báo cáo Hội đồng an toàn sinh học. Thời gian lấy ý kiến công chúng tối đa là 30 ngày, kể từ ngày thông tin được đăng tải.

6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học thì phải thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học biết.

7. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học phải nộp phí đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về mức phí, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

9. Hội đồng an toàn sinh học là tổ chức tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Hội đồng an toàn sinh học bao gồm đại diện các Bộ: Công Thương; Khoa học và Công nghệ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường, Y tế và một số chuyên gia.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng an toàn sinh học.

 

Mẫu số 09.NĐ118.doc

Phu luc 4_Cac yeu cau doi voi bao cao danh gia rui ro cua sinh vat bien doi gen doi voi moi truong va da dang sinh hoc.docx

Điều 21.2.TT.2.4. Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học

(Điều 4 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

2. Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học thực hiện theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Thông tư này.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.6. Tiếp nhận hồ sơĐiều 21.2.TT.2.7. Thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh họcĐiều 21.2.TT.2.8. Cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học)

Điều 21.2.TT.2.5. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học

(Điều 5 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học gồm:

a) Một (01) đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;

b) Mười (10) bản báo cáo kết quả khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu (trong đó, có một (01) bản chính và chín (09) bản sao) kèm theo một (01) bản sao văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận kết quả khảo nghiệm;

c) Mười (10) bản báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học (sau đây gọi tắt là Báo cáo đánh giá rủi ro) kèm theo tệp tin điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này;

d) Một (01) tệp tin điện tử chứa thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân đăng ký có trách nhiệm:

a) Nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo quy định hiện hành chậm nhất sau năm (05) ngày kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chấp nhận hồ sơ đăng ký là hợp lệ;

b) Cung cấp bổ sung thông tin theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

 

Phu luc 1_Mau don dang ky cap giay chung nhan an toan sinh hoc.docx

Phu luc 2_Mau bao cao danh gia rui ro cua cay trong bien doi gen doi voi moi truong va da dang sinh hoc.docx

Phu luc 3_Mau thong tin ve bao cao danh gia rui ro cua cay trong bien doi gen doi voi moi truong va da dang sinh hoc.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.7. Thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học)

Điều 21.2.TT.2.6. Tiếp nhận hồ sơ

(Điều 6 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Tổng cục Môi trường. Tổng cục Môi trường chỉ định một đơn vị trực thuộc làm Cơ quan thường trực thẩm định để giúp tổ chức các hoạt động xử lý, thẩm định hồ sơ, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Trách nhiệm của Cơ quan thường trực thẩm định quy định tại Điều 16 Thông tư này.

2. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi văn bản thống báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học về việc chấp nhận hồ sơ là hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.4. Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh họcĐiều 21.2.TT.2.16. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực thẩm định)

Điều 21.2.TT.2.7. Thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học

(Điều 7 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng tải thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 5 Thông tư này trên trang thông tin điện tử http://www.antoansinhhoc.vn để lấy ý kiến của công chúng. Thời gian lấy ý kiến công chúng là ba mươi (30) ngày kể từ ngày thông tin được đăng tải. Trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc sau khi kết thúc thời hạn lấy ý kiến cúa công chúng, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoàn thành bản tổng hợp ý kiến phục vụ cho việc thẩm định.

2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm:

a) Quyết định thành lập Tổ chuyên gia. Tổ chức, hoạt động của Tổ chuyên gia quy định tại Điều 20 Thông tư này;

b) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học. Thành phần và cơ cấu của Hội đồng an toàn sinh học quy định tại Điều 10 Thông tư này.

3. Trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học, Cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tổ chức các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và tổng hợp, gửi kết quả cho Hội đồng an toàn sinh học.

Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan thường trực thẩm định báo cáo Tổng cục Môi trường gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký bổ sung thông tin về đánh giá rủi ro đối với cây trồng biến đổi gen; thời gian tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin bổ sung không tính vào thời gian đánh giá hồ sơ.

4. Trong thời hạn bảy mươi (70) ngày kể từ ngày nhận được bản tổng hợp kết quả hỗ trợ kỹ thuật quy định tại khoản 3 Điều này, Tổng cục Môi trường tổ chức các phiên họp của Hội đồng an toàn sinh học để thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.4. Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh họcĐiều 21.2.TT.2.5. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh họcĐiều 21.2.TT.2.10. Thành phần và cơ cấu của Hội đồng an toàn sinh họcĐiều 21.2.TT.2.16. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực thẩm định)

Điều 21.2.TT.2.8. Cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học

(Điều 8 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho cây trồng biến đổi gen được đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Tổng cục Môi trường thông báo ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân biết.

2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Công bố trên trang thông tin điện tử http://www.antoansinhhoc.vn

b) Bổ sung cây trồng biến đổi gen vào Danh mục cây trồng biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.4. Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học)

Điều 21.2.TT.2.9. Thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học

(Điều 9 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.

2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm tổ chức xác minh các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

3. Trường hợp quyết định thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học, gửi Quyết định (bản chính) cho tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận; đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử http://www.antoansinhhoc.vn và các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Trong thời gian không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học, đưa tên cây trồng biến đổi gen ra khỏi Danh mục cây trồng biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

4. Kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học, tổ chức, cá nhân không được phóng thích ra môi trường cây trồng biến đổi gen đã bị thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.24. Thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học)

Điều 21.2.TT.2.10. Thành phần và cơ cấu của Hội đồng an toàn sinh học

(Điều 10 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học (sau đây gọi tắt là Hội đồng) theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này. Hội đồng bao gồm ít nhất chín (09) thành viên, trong đó:

a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Tổng cục Môi trường;

b) Phó chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cơ quan thường trực thẩm định;

c) Ủy viên thư ký là cán bộ của Cơ quan thường trực thẩm định;

d) Sáu (06) ủy viên là đại diện của các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và hai (02) chuyên gia. Trong đó, hai (02) ủy viên được lựa chọn làm Ủy viên phản biện.

2. Chi phí cho hoạt động của Hội đồng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.7. Thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học)

Điều 21.2.TT.2.11. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng

(Điều 11 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Điều 13 Thông tư này, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:

1. Điều hành các cuộc họp của Hội đồng.

2. Xử lý các ý kiến được nêu trong các cuộc họp và kết luận các cuộc họp của Hội đồng.

3. Ký biên bản các cuộc họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Bộ Tài nguyên và Môi trường, trước pháp luật về các kết luận đưa ra trong các cuộc họp của Hội đồng.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.13. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồngĐiều 21.2.TT.2.18. Nội dung và trình tự các phiên họp chính thức của Hội đồng)

Điều 21.2.TT.2.12. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng

(Điều 12 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Điều 13 Thông tư này, Phó Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn như của Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp có sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.13. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng)

Điều 21.2.TT.2.13. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng

(Điều 13 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng:

a) Nghiên cứu, có ý kiến về các tài liệu liên quan do Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp; viết bản nhận xét về hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư này và gửi cho Cơ quan thường trực thẩm định trước khi tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng;

b) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng và các hoạt động khác trong quá trình thẩm định hồ sơ theo sự bố trí của Cơ quan thường trực thẩm định;

c) Quản lý các tài liệu được cung cấp đảm bảo không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại các tài liệu này theo yêu cầu của Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khách quan, trung thực của các nhận xét, đánh giá đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.

2. Quyền hạn và quyền lợi của Ủy viên Hội đồng:

a) Đề nghị Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin liên quan đến hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học; tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp cho công việc thẩm định;

b) Đối thoại trực tiếp với tổ chức, cá nhân tại các phiên họp của Hội đồng;

c) Được bảo lưu ý kiến và ghi trong biên bản phiên họp Hội đồng nếu có ý kiến khác với kết luận của Hội đồng;

đ) Được hưởng thù lao theo chế độ tài chính hiện hành khi thực hiện các nhiệm vụ: viết bản nhận xét về hồ sơ đăng ký, tham gia các cuộc họp của Hội đồng và các hoạt động, công việc khác được giao trong quá trình thẩm định; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của Hội đồng.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.11. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồngĐiều 21.2.TT.2.12. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng)

Điều 21.2.TT.2.14. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên thư ký

(Điều 14 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại Điều 13 Thông tư này, Ủy viên thư ký có trách nhiệm và quyền hạn sau:

1. Cung cấp mẫu bản nhận xét và phiếu đánh giá hồ sơ đăng cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các thành viên Hội đồng.

2. Báo cáo Chủ tịch Hội đồng về những tồn tại chính của hồ sơ trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp ý kiến của các Ủy viên Hội đồng, Tổ chuyên gia; đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng không tham gia phiên họp của Hội đồng.

3. Ghi, hoàn chỉnh biên bản theo yêu cầu của Hội đồng, ký và trình biên bản các cuộc họp của Hội đồng để chủ trì cuộc họp xem xét, ký.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của Hội đồng theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng và Cơ quan thường trực thẩm định.

5. Trường hợp không tham dự phiên họp của Hội đồng, Ủy viên thư ký báo cáo Chủ tịch Hội đồng để cử một (01) Ủy viên của Hội đồng làm thư ký của phiên họp.

 

Điều 21.2.TT.2.15. Đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng

(Điều 15 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Thành phần đại biểu tham gia các cuộc họp của Hội đồng do Cơ quan thường trực thẩm định lựa chọn và mời tham dự. Đại biểu tham dự không bỏ phiếu trong phiên họp của Hội đồng.

2. Thành viên Tổ chuyên gia được mời tham dự các cuộc họp Hội đồng và nêu các ý kiến đánh giá khoa học độc lập, nhưng không bỏ phiếu trong phiên họp của Hội đồng.

3. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của Hội đồng, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

 

Điều 21.2.TT.2.16. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực thẩm định

(Điều 16 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Đề xuất Tổng cục Môi trường báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng.

2. Báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường quyết định thành lập Tổ chuyên gia.

3. Giúp Tổng cục Môi trường thực hiện các nhiệm vụ:

a) Đăng tải thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học trên trang thông tin điện tử http://www.antoansinhhoc.vn, tổng hợp ý kiến của công chúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này;

b) Tổ chức các cuộc họp của Hội đồng và hoạt động của Tổ chuyên gia theo trình tự thủ tục quy định tại các Điều 17, 18 và 20 Thông tư này;

c) Dự thảo quyết định cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

d) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu về quá trình thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học;

đ) Theo dõi, tổng hợp và báo cáo các cấp có thẩm quyền các thông tin về quản lý an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục Môi trường giao liên quan đến quá trình cấp và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.6. Tiếp nhận hồ sơĐiều 21.2.TT.2.7. Thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh họcĐiều 21.2.TT.2.17. Điều kiện tiến hành các phiên họp chính thức của Hội đồngĐiều 21.2.TT.2.18. Nội dung và trình tự các phiên họp chính thức của Hội đồngĐiều 21.2.TT.2.20. Tổ chức và hoạt động của Tổ chuyên gia)

Điều 21.2.TT.2.17. Điều kiện tiến hành các phiên họp chính thức của Hội đồng

(Điều 17 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

Các phiên họp chính thức của Hội đồng chỉ tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau:

1. Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) của ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập. Trong đó, bắt buộc có mặt: Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt và ít nhất một (01) Ủy viên phản biện.

2. Có mặt Đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đăng ký hồ sơ hoặc người được tổ chức, cá nhân ủy nhiệm bằng văn bản.

3. Tổ chức, cá nhân đăng ký đã nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.16. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực thẩm định)

Điều 21.2.TT.2.18. Nội dung và trình tự các phiên họp chính thức của Hội đồng

(Điều 18 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt chủ trì phiên họp theo thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này và điều khiển phiên họp theo trình tự sau:

1. Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt về quá trình xử lý hồ sơ đăng ký, cung cấp bản tổng hợp ý kiến của Tổ chuyên gia và thông tin về hoạt động của Cơ quan thường trực thẩm định diễn ra trước phiên họp Hội đồng.

2. Tổ chức, cá nhân đăng ký trình bày tóm tắt nội dung Báo cáo đánh giá rủi ro.

3. Các Ủy viên phản biện và các thành viên khác của Hội đồng trình bày bản nhận xét.

4. Ủy viên thư ký đọc bản nhận xét của các thành viên Hội đồng vắng mặt.

5. Ý kiến phản hồi của đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân đăng ký (nếu có).

6. Ý kiến của các đại biểu (nếu có).

7. Hội đồng tiếp tục họp (không có đại biểu tham gia) tập trung vào các nội dung sau:

a) Hội đồng trao đổi, thảo luận về hồ sơ đăng ký theo các tiêu chí nhận xét, đánh giá về an toàn sinh học của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học;

b) Các Ủy viên Hội đồng điền và nộp phiếu đánh giá theo quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này;

c) Ủy viên thư ký kiểm phiếu đánh giá, tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm phiếu;

d) Hội đồng thảo luận và thống nhất dự thảo kết luận.

8. Chủ trì phiên họp thông qua kết luận của Hội đồng và tuyên bố kết thúc phiên họp.

 

Phu luc 7_Mau phieu danh gia ho so dang ky cap giay chung nhan an toan sinh hoc danh cho thanh vien Hoi dong an toan sinh hoc.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.11. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồngĐiều 21.2.TT.2.16. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực thẩm định)

Điều 21.2.TT.2.19. Nguyên tắc đưa ra kết luận của Hội đồng

(Điều 19 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

Kết luận của Hội đồng được chính thức thông qua khi có ít nhất ba phần tư (3/4) thành viên Hội đồng tham dự phiên họp đồng ý thể hiện trên phiếu đánh giá.

 

Điều 21.2.TT.2.20. Tổ chức và hoạt động của Tổ chuyên gia

(Điều 20 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Tổ chuyên gia do Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường quyết định thành lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 Thông tư này và gồm có ít nhất ba (03) thành viên là các chuyên gia có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm liên quan đến hồ sơ đăng ký.

Chi phí cho hoạt động của Tổ chuyên gia thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

2. Tổ chuyên gia có trách nhiệm thông qua Cơ quan thường trực thẩm định để tiến hành các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho Hội đồng trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, bao gồm: nghiên cứu hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận, an toàn sinh học; đề xuất nội dung trả lời ý kiến công chúng; hoàn thiện bản tổng hợp ý kiến của Tổ chuyên gia thông qua các phiên họp chuyên đề.

3. Trách nhiệm của các thành viên Tổ chuyên gia:

a) Nghiên cứu và tư vấn kỹ thuật cho Hội đồng về hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 Thông tư này;

b) Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký cung cấp bổ sung các tài liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật;

c) Nộp lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu được cung cấp cho Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ; không cung cấp thông tin về kết quả nhận xét cũng như thông tin về hồ sơ cho bên thứ ba, không sử dụng kết quả nhận xét trái quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

 

Phu luc 8_Mau Quyet dinh thanh lap To chuyen gia.docx

Phu luc 9_Mau Phieu nhan xet cua To chuyen gia.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.TT.2.16. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực thẩm định)

Điều 21.2.NĐ.2.23a. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học

(Điều 23a Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Giấy chứng nhận an toàn sinh học được cấp lại trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi thông tin về tổ chức tại Giấy chứng nhận an toàn sinh học đã cấp;

b) Giấy chứng nhận an toàn sinh học bị mất hoặc rách, nát.

2. Hồ sơ cấp lại bao gồm:

a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận an toàn sinh học đã cấp trong trường hợp thay đổi thông tin về tổ chức hoặc bị rách, nát;

c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Tài nguyên và Môi trường theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp lại Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

 

Điều 21.2.NĐ.2.24. Thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học

(Điều 24 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Giấy chứng nhận an toàn sinh học bị xem xét thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Có bằng chứng khoa học mới về rủi ro của sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học;

b) Tổ chức, cá nhân cố tình cung cấp sai thông tin có tính chất quyết định cho việc cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học;

c) Có bằng chứng chứng minh kết luận của Hội đồng an toàn sinh học là thiếu cơ sở khoa học.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học; thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học, tổ chức, cá nhân không được phóng thích ra môi trường sinh vật biến đổi gen đã bị thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.37. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen sử dụng để phóng thíchĐiều 21.2.TT.2.9. Thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học)

Điều 21.2.NĐ.2.25. Nội dung của Giấy chứng nhận an toàn sinh học

(Điều 25 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Giấy chứng nhận an toàn sinh học gồm những nội dung chính sau đây:

a) Tên của sinh vật biến đổi gen: tên khoa học, tên thông thường, sự kiện chuyển gen và mã nhận dạng duy nhất, nếu có;

b) Thông tin chi tiết về tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học;

c) Các yêu cầu cụ thể để bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sử dụng sinh vật biến đổi gen.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

 

Điều 21.2.NĐ.2.26. Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học

(Điều 26 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và công bố Danh mục trên trang thông tin điện tử về an toàn sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung hoặc xóa tên sinh vật biến đổi gen trong Danh mục.

 

Điều 21.2.NĐ.2.27. Điều kiện cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm

(Điều 27 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

Sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

1. Sinh vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm kết luận sinh vật biến đổi gen đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe con người.

2. Sinh vật biến đổi gen được ít nhất năm (05) nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.81. Quản lý chất lượng sản phẩm cây trồngĐiều 21.2.NĐ.2.28. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm)

Điều 21.2.NĐ.2.28. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm

(Điều 28 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 108/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2012; Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Bộ Y tế cấp, thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm.

2. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm nộp ba (03) bộ hồ sơ cho Bộ Y tế. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm theo mẫu do Bộ Y tế quy định;

b) Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;

c) Trường hợp sinh vật biến đổi gen quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP phải cung cấp bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt đã công chứng đối với giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm ở ít nhất 05 nước phát triển;

d) Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro (kèm theo bản điện tử) của sinh vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

đ) Các tài liệu khoa học tham khảo, nghiên cứu chưa công bố, số liệu đánh giá, thử nghiệm hoặc minh chứng khoa học khác (nếu có) mà tổ chức đăng ký sử dụng làm căn cứ để kết luận sinh vật biến đổi gen không gây tác động xấu đến sức khỏe của con người.

 

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Y tế thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

4. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Y tế tổ chức Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen để thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm. Trường hợp sinh vật biến đổi gen thuộc đối tượng quy định tại khoản 2        Điều 27 của Nghị định này thì thời gian xem xét cấp hoặc từ chối cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm tối đa là 60 ngày.

5. Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Y tế đưa thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người lên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế để lấy ý kiến công chúng và tổng hợp báo cáo Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen. Thời gian lấy ý kiến công chúng tối đa là 30 ngày, kể từ ngày thông tin được đăng tải.

6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm. Trường hợp từ chối cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm thì Bộ Y tế thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm biết.

7. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm phải nộp phí thẩm định hồ sơ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế quy định cụ thể về mức phí, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ.

8. Bộ Y tế quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm.

9. Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen là tổ chức tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm. Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen bao gồm đại diện các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế và một số chuyên gia.

Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen.

 

Mẫu số 10.NĐ118.doc

Phu luc 5_Cac yeu cau doi voi bao cao danh gia rui ro doi voi sinh vat bien doi gen doi voi suc khoe con nguoi.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.27. Điều kiện cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm)

Điều 21.2.NĐ.2.28a. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm

(Điều 28a Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm được cấp lại trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi thông tin về tổ chức tại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm đã cấp;

b) Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm bị mất hoặc rách, nát.

2. Hồ sơ cấp lại bao gồm:

a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm đã cấp trong trường hợp thay đổi thông tin về tổ chức hoặc bị rách, nát;

c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm.

 

Mẫu số 11.NĐ118.doc

Điều 21.2.NĐ.2.29. Thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm

(Điều 29 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định số 108/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2012)

 

1. Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm bị xem xét thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Có bằng chứng khoa học mới về rủi ro của sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;

b) Tổ chức, cá nhân cố tình cung cấp sai thông tin có tính chất quyết định cho việc cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;

c) Có bằng chứng chứng minh kết luận của Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen là thiếu cơ sở khoa học.

2. Bộ Y tế quyết định thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, tổ chức, cá nhân không được sử dụng sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen làm thực phẩm.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.81. Quản lý chất lượng sản phẩm cây trồngĐiều 21.2.NĐ.2.38. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm)

Điều 21.2.NĐ.2.30. Nội dung Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm

(Điều 30 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định số 108/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2012)

 

1. Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm bao gồm những nội dung chính sau đây:

a) Tên sinh vật biến đổi gen: tên khoa học, tên thông thường, sự kiện chuyển gen và mã nhận dạng duy nhất, nếu có;

b) Thông tin chi tiết về tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;

c) Các yêu cầu cụ thể để bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng sinh vật biến đổi gen.

2. Bộ Y tế quy định mẫu Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.81. Quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.31. Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm

(Điều 31 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định số 108/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2012)

 

1. Bộ Y tế lập Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và công bố Danh mục trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp hoặc thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, Bộ Y tế bổ sung hoặc xóa tên sinh vật biến đổi gen trong Danh mục.

 

Điều 21.2.NĐ.2.32. Điều kiện cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

(Điều 32 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Sinh vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi kết luận sinh vật biến đổi gen đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với vật nuôi.

b) Sinh vật biến đổi gen được ít nhất năm (05) nước phát triển cho phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.

2. Trường hợp sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm thì sinh vật biến đổi gen đó được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.33. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi)

Điều 21.2.TT.5.4. Tiêu chí đánh giá rủi ro đối với thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi

(Điều 4 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

1. So sánh về thành phần dinh dưỡng của thực vật biến đổi gen với thực vật truyền thống tương đương.

2. Đánh giá khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

3. Đánh giá khả năng gây độc tố của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

4. Đánh giá khả năng gây dị ứng của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

5. Đánh giá khả năng hình thành các hợp chất mới, khả năng gây bệnh hoặc các tác động bất lợi khác đến sức khỏe con người và vật nuôi (ví dụ như: các tác động tiềm ẩn từ quá trình chế biến; sự thay đổi về chất lượng dinh dưỡng, chức năng dinh dưỡng; sự tích lũy của các chất mới; gen chỉ thị kháng kháng sinh).

 

Điều 21.2.TT.5.6. Điều kiện cấp Giấy xác nhận

(Điều 6 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

Thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

1. Thực vật biến đổi gen được ít nhất 05 (năm) nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.

2. Thực vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi tắt là Hội đồng) thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đó đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và kết luận thực vật biến đổi gen đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe của con người và vật nuôi.

3. Các trường hợp khác.

a) Trường hợp sự kiện thực vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm thì sự kiện thực vật biến đổi gen đó được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi;

b) Trường hợp thực vật mang sự kiện chuyển gen tổ hợp là kết quả của quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen đơn lẻ đã được cấp Giấy xác nhận thì thực vật đó được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

 

Điều 21.2.NĐ.2.33. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

(Điều 33 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

2. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi nộp ba (03) bộ hồ sơ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định;

b) Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với vật nuôi theo quy định tại Phụ lục VI của Nghị định này;

c) Trường hợp sinh vật biến đổi gen quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP phải cung cấp bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt đã công chứng giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sinh vật biến đổi gen sứ dụng làm thức ăn chăn nuôi ở ít nhất 05 nước phát triển;

d) Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro (kèm theo bản điện tử) của sinh vật biến đổi gen đối với vật nuôi theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

đ) Các tài liệu khoa học tham khảo, nghiên cứu chưa công bố, số liệu đánh giá, thử nghiệm hoặc minh chứng khoa học khác (nếu có) mà tổ chức đăng ký sử dụng làm căn cứ để kết luận sinh vật biến đổi gen không gây tác động xấu đến vật nuôi.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

4. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội đồng an toàn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Trường hợp sinh vật biến đổi gen thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Nghị định này, thời gian xem xét cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi tối đa là 60 ngày.

5. Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa thông tin về Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với vật nuôi lên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lấy ý kiến công chúng và tổng hợp báo cáo Hội đồng an toàn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen. Thời gian lấy ý kiến công chúng tối đa là 30 ngày, kể từ ngày thông tin được đăng tải.

6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Trường hợp từ chối cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi biết.

7. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi phải nộp phí thẩm định hồ sơ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về mức phí, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

9. Hội đồng an toàn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen là tổ chức tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Hội đồng an toàn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen bao gồm đại diện các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế và một số chuyên gia.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng an toàn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen.

 

Mẫu số 12.NĐ118.doc

Phu luc 6_Cac yeu cau doi voi bao cao danh gia rui ro sinh vat bien doi gen doi voi vat nuoi.docx

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.32. Điều kiện cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi)

Điều 21.2.TT.5.7. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận

(Điều 7 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

1. Số lượng hồ sơ: 03 (ba) bộ, gồm 01 (một) bản chính và 02 (hai) bản sao.

2. Trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đăng ký cấp Giấy xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;

b) Báo cáo đánh giá rủi ro (kèm theo bản điện tử) của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người và vật nuôi (sau đây gọi tắt là báo cáo đánh giá rủi ro) theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;

c) Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này (kèm theo bản điện tử);

d) Tờ khai thông tin đăng tải lấy ý kiến công chúng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;

đ) Bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt (có dịch thuật công chứng) giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tại ít nhất 5 nước phát triển.

3. Trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm:

a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này;

b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt (có dịch thuật công chứng) giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tại các quốc gia khác (nếu có);

c) Các tài liệu khoa học tham khảo, các nghiên cứu chưa công bố, số liệu từ các đánh giá, thử nghiệm, hoặc các minh chứng khoa học khác (nếu có) mà tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng làm căn cứ để kết luận thực vật biến đổi gen nếu được cấp Giấy xác nhận không gây tác động xấu đến sức khỏe của con người và vật nuôi.

4. Trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này (trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này);

b) Các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này (trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này);

c) Các dữ liệu bổ sung của báo cáo đánh giá rủi ro về sự tương tác của các gen chuyển trong cấu trúc, tính bảo tồn toàn vẹn về cấu trúc, chức năng và biểu hiện của gen mục tiêu trong cây nhận gen.

 

Phu luc kem theo Thong tu so 02.2014.TT-BNNPTNT.doc

Điều 21.2.TT.5.8. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận

(Điều 8 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

1. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận gửi hồ sơ trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến cơ quan thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường).

2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét hồ sơ và thông báo bằng văn bản (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này) cho tổ chức, cá nhân đăng ký trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian xem xét hồ sơ hợp lệ.

3. Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đăng tải thông tin và bản tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lấy ý kiến công chúng; tổng hợp và gửi Hội đồng. Thời gian lấy ý kiến công chúng tối đa 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thông tin được đăng tải.

4. Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội đồng để đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày đối với hồ sơ đăng ký theo khoản 1 Điều 6 của Thông tư này và 180 (một trăm tám mươi) ngày đối với hồ sơ đăng ký theo khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

 

Phu luc kem theo Thong tu so 02.2014.TT-BNNPTNT.doc

Điều 21.2.TT.5.9. Cấp Giấy xác nhận

(Điều 9 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

1. Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định cấp Giấy xác nhận cho tổ chức, cá nhân đăng ký.

2. Trường hợp hồ sơ đăng ký đủ điều kiện để cấp Giấy xác nhận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp Giấy xác nhận (theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này) trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng.

3. Trường hợp hồ sơ đăng ký không đủ điều kiện để cấp Giấy xác nhận, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đăng ký.

 

Phu luc kem theo Thong tu so 02.2014.TT-BNNPTNT.doc

Điều 21.2.TT.5.12. Tổ chức của Hội đồng

(Điều 12 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

1. Hội đồng là tổ chức do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thành lập để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp, thu hồi Giấy xác nhận.

2. Hội đồng có 11 (mười một) thành viên gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, là đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 01 đại diện của Bộ Công Thương; 01 đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ; 01 đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường; 01 đại diện Bộ Y tế và một số chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Nhiệm kỳ của Hội đồng là 03 (ba) năm.

3. Kinh phí cho hoạt động của Hội đồng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Điều 21.2.TT.5.13. Hoạt động của Hội đồng

(Điều 13 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc, dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khoa học, tính chính xác đối với những ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng.

2. Phiên họp Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó chủ tịch Hội đồng (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt). Hội đồng họp ít nhất hai phiên.

3. Ngoài những điều kiện chung quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này, phiên họp thứ hai của Hội đồng chỉ được tiến hành khi: có mặt Thư ký hội đồng và Thư ký hành chính; 02 ủy viên phản biện; ý kiến nhận xét bằng văn bản của các chuyên gia phản biện độc lập (nếu có).

4. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể yêu cầu cơ quan thường trực mời đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký tham dự phiên họp để cung cấp bổ sung thông tin, trả lời các câu hỏi chất vấn của các thành viên Hội đồng hoặc ý kiến của công chúng.

 

Điều 21.2.TT.5.14. Nội dung, trình tự các phiên họp Hội đồng

(Điều 14 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

1. Phiên họp thứ nhất:

a) Thư ký hành chính (là đại diện của cơ quan thường trực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giới thiệu đại biểu, tuyên bố lý do phiên họp và báo cáo tóm tắt về tính hợp lệ của hồ sơ;

b) Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp, phân công 01 (một) Thư ký hội đồng và 02 (hai) thành viên phản biện hồ sơ. Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể kiến nghị bổ sung từ 2-3 chuyên gia phản biện độc lập là các nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan;

c) Hội đồng bầu ban kiểm phiếu, gồm 03 (ba) thành viên là ủy viên Hội đồng, trong đó có 01 (một) Trưởng ban;

d) Hội đồng thống nhất thời gian phiên họp thứ hai và kế hoạch làm việc.

2. Phiên họp thứ hai:

a) Thư ký hành chính đọc báo cáo tổng hợp ý kiến công chúng về hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận và nhận xét của chuyên gia phản biện độc lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này (nếu có);

b) Ủy viên của Hội đồng nhận xét hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này;

c) Hội đồng trao đổi, thảo luận về hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận theo các yêu cầu quy định tại Thông tư này;

d) Hội đồng bỏ phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 8;

đ) Ban kiểm phiếu tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm phiếu theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này;

e) Hồ sơ đăng ký đạt yêu cầu là hồ sơ đạt ít nhất 3/4 (ba phần tư) số phiếu đánh giá “đạt yêu cầu” của thành viên Hội đồng tham dự phiên họp;

g) Hội đồng thảo luận, kết luận và kiến nghị những điểm bổ sung, sửa đổi cần thiết về những nội dung đã nêu trong hồ sơ (nếu có) và thông qua Biên bản cuộc họp theo quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này.

3. Ngoài hai phiên họp nêu trên, Hội đồng có thể kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các cuộc họp đột xuất và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp công việc thẩm định.

4. Trên cơ sở biên bản các phiên họp, Thư ký hội đồng hoàn thiện báo cáo tổng kết đối với từng hồ sơ đánh giá và ý kiến kết luận tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xem xét cấp Giấy xác nhận (theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này).

5. Trong trường hợp thu hồi Giấy xác nhận, Hội đồng họp xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ trên hồ sơ và có ý kiến tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thu hồi Giấy xác nhận.

 

Phu luc kem theo Thong tu so 02.2014.TT-BNNPTNT.doc

Điều 21.2.TT.5.15. Trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Hội đồng

(Điều 15 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

1. Nghiên cứu hồ sơ đăng ký cấp, thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và các tài liệu liên quan do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp.

2. Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng trong quá trình thẩm định hồ sơ; có ý kiến nhận xét bằng văn bản theo mẫu quy định tại Thông tư này và các ý kiến nhận xét khác theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Quản lý các tài liệu được cung cấp, đảm bảo không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại các tài liệu này theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

4. Đánh giá, thẩm định hồ sơ một cách khách quan, độc lập, trên cơ sở khoa học và sẵn sàng trao đổi với cộng đồng về những ý kiến đánh giá khoa học của mình.

5. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Điều 21.2.TT.5.16. Trách nhiệm của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

(Điều 16 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, thực hiện Thông tư này.

2. Phối hợp với cơ quan liên quan thu và sử dụng phí thẩm định hồ sơ theo các quy định pháp luật hiện hành.

3. Tổng hợp, báo cáo Bộ tình hình cấp, thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định.

 

Điều 21.2.TT.5.17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận

(Điều 17 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

1. Nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định. Phí thẩm định hồ sơ không được hoàn lại kể cả trong trường hợp sản phẩm bị từ chối cấp Giấy xác nhận.

2. Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong Hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận.

3. Cung cấp bổ sung thông tin theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không tuân thủ các điều kiện của Giấy xác nhận.

5. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy xác nhận có trách nhiệm thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ảnh hưởng bất lợi, thông tin khoa học mới về rủi ro của thực vật biến đổi gen (nếu có).

6. Thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực vật biến đổi gen khi Giấy xác nhận bị thu hồi.

 

Điều 21.2.NĐ.2.33a. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

(Điều 33a Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được cấp lại trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi thông tin về tổ chức tại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đã cấp;

b) Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi bị mất hoặc rách, nát.

2. Hồ sơ cấp lại bao gồm:

a) Đơn đăng ký cấp lại theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đã cấp trong trường hợp thay đổi thông tin về tổ chức hoặc bị rách, nát;

c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

 

Mẫu số 13.NĐ118.doc

Điều 21.2.NĐ.2.34. Thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

(Điều 34 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi bị xem xét thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Có bằng chứng khoa học mới về rủi ro của sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi;

b) Tổ chức, cá nhân cố tình cung cấp sai thông tin có tính chất quyết định cho việc cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi;

c) Có bằng chứng chứng minh kết luận của Hội đồng an toàn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen là thiếu cơ sở khoa học.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, tổ chức, cá nhân không được sử dụng sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen làm thức ăn chăn nuôi.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.39. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thức ăn chăn nuôi)

Điều 21.2.TT.5.10. Thu hồi Giấy xác nhận

(Điều 10 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

1. Giấy xác nhận bị xem xét thu hồi trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 và khoản 1 Điều 34 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (gọi tắt là Nghị định 69/2010/NĐ-CP).

2. Căn cứ từng trường hợp cụ thể Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy xác nhận.

a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 29 và điểm a, điểm b khoản 1 Điều 34 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội đồng để thẩm định hồ sơ và xem xét việc thu hồi Giấy xác nhận;

b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 và điểm c khoản 1 Điều 34 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định.

3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Tổ chức các cuộc họp Hội đồng hoặc hội đồng tư vấn độc lập (trong trường hợp vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 và điểm c khoản 1 Điều 34 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP) thẩm định hồ sơ việc thu hồi Giấy xác nhận đối với các trường hợp vi phạm;

b) Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ra quyết định thu hồi Giấy xác nhận;

c) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan liên quan trong thời gian không quá 03 (ba) ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy xác nhận, và gửi Quyết định (bản chính) cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy xác nhận.

 

Điều 21.2.NĐ.2.35. Nội dung Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

(Điều 35 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi bao gồm những nội dung chính sau đây:

a) Tên sinh vật biến đổi gen: tên khoa học, tên thông thường, sự kiện chuyển gen và mã nhận dạng duy nhất, nếu có;

b) Thông tin chi tiết về tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi;

c) Các yêu cầu cụ thể để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng sinh vật biến đổi gen.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mẫu Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

 

Điều 21.2.NĐ.2.36. Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

(Điều 36 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và công bố Danh mục trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp hoặc thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung hoặc xóa tên sinh vật biến đổi gen trong Danh mục.

 

Điều 21.2.TT.5.5. Các trường hợp phải đăng ký cấp Giấy xác nhận

(Điều 5 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

1. Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ (single transformation event) là kết quả của quá trình chuyển một gen quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.

2. Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp (vector stacked transformation event) là kết quả của quá trình chuyển từ hai hoặc nhiều gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.

 

Điều 21.2.TT.5.11. Lập danh mục, bổ sung và xóa tên thực vật biến đổi gen trong Danh mục thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận

(Điều 11 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014)

 

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Lập và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Danh mục thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận.

2. Bổ sung và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận vào Danh mục thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày có quyết định cấp Giấy xác nhận.

3. Xóa tên và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thực vật biến đổi gen thuộc các trường hợp vi phạm trong Danh mục thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy xác nhận.

 

Điều 21.2.NĐ.2.37. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen sử dụng để phóng thích

(Điều 37 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen để phóng thích có chủ đích (nuôi, trồng, thả) vào môi trường phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.24. Thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học)

Điều 21.2.NĐ.2.38. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm

(Điều 38 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

1. Sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; sản phẩm của sinh vật biến đổi gen mà sinh vật biến đổi gen đó đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Nghị định này;

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.29. Thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩmĐiều 21.2.NĐ.2.40. Nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen)

Điều 21.2.NĐ.2.39. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

(Điều 39 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thức ăn chăn nuôi phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

1. Sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; sản phẩm của sinh vật biến đổi gen mà sinh vật biến đổi gen đó đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Nghị định này.

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.34. Thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôiĐiều 21.2.NĐ.2.40. Nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen)

Điều 21.2.NĐ.2.40. Nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen

(Điều 40 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích nghiên cứu phải thuộc đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cho phép nhập khẩu bằng văn bản.

2. Sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích khảo nghiệm phải có Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

3. Sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích phóng thích phải có Giấy chứng nhận an toàn sinh học hoặc nằm trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.

4. Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Nghị định này.

5. Thủ tục nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.38. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩmĐiều 21.2.NĐ.2.39. Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thức ăn chăn nuôi)

Điều 21.2.NĐ.2.41. Xuất khẩu sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen

(Điều 41 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

Việc xuất khẩu sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen phải tuân theo các quy định về xuất khẩu hàng hóa của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

Điều 21.2.NĐ.2.42. Lưu giữ, đóng gói, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen

(Điều 42 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Việc lưu giữ, đóng gói, vận chuyển sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen đó phải tuân theo các quy định của pháp luật.

2. Việc lưu giữ, đóng gói, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 của Điều này phải đảm bảo các biện pháp an toàn về môi trường, không để xảy ra sự cố, thất thoát trên đường vận chuyển và phải cung cấp thông tin theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

Trường hợp xảy ra sự cố, tổ chức, cá nhân lưu giữ, đóng gói, vận chuyển có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy bằng các biện pháp thích hợp, đánh dấu điểm xảy ra sự cố và thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để có biện pháp khắc phục.

Trường hợp vận chuyển quá cảnh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 42 của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP qua lãnh thổ Việt Nam, thủ tục quá cảnh thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về việc lưu giữ, đóng gói, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 của Điều này.

 

Điều 21.2.LQ.67. Công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học

(Điều 67 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với đa dạng sinh học.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc công khai thông tin và biện pháp quản lý rủi ro.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.LQ.65. Trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh họcĐiều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.43. Ghi nhãn đối với hàng hoá chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen

(Điều 43 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Tổ chức, cá nhân lưu thông hàng hoá có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trên thị trường với tỷ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải thể hiện các thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen trên nhãn hàng hóa.

2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn đối với hàng hóa có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen thuộc phạm vi quản lý của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.81. Quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.44. Bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen

(Điều 44 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến sinh vật biến đổi gen được đề nghị Bộ quản lý ngành, lĩnh vực bảo mật các thông tin trong hồ sơ.

2. Thông tin do tổ chức, cá nhân yêu cầu bảo mật phải được Hội đồng do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thành lập công nhận là thông tin cần bảo mật theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện bảo mật thông tin quy định tại khoản 1 của Điều này. Trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ sinh vật biến đổi gen thì việc bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.45. Công khai thông tin về sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.2.45. Công khai thông tin về sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi

(Điều 45 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen không thuộc đối tượng quy định tại Điều 44 của Nghị định này được công khai trên trang thông tin điện tử về an toàn sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trang thông tin điện tử của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về sinh vật biến đổi gen phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cung cấp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 21.2.NĐ.2.44. Bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen)

Điều 21.2.LQ.68. Quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học

(Điều 68 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu vềsinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học; xây dựng trang thông tin điện tử về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học.

2. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học phải cung cấp thông tin cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học phải cung cấp thông tin cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nghiên cứu tạo ra, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.

4. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin do mình cung cấp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.4.LQ.19. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng)

Điều 21.2.NĐ.2.46. Quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen

(Điều 46 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen; duy trì trang thông tin điện tử về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen theo lĩnh vực quản lý, có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen trên địa bàn, có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể việc trao đổi, cung cấp thông tin quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này.

 

Điều 21.2.TT.1.2. Dữ liệu, thông tin về sinh vật biến đổi gen

(Điều 2 Thông tư số 09/2012/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/10/2012)

 

1. Dữ liệu về sinh vật biến đổi gen là bản chính, bản gốc tài liệu, số liệu bao gồm các loại thông tin, dữ liệu quy định tại khoản 2 Điều này đã được xử lý, lưu trữ theo quy định.
2. Thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen bao gồm:
a) Các thỏa thuận song phương, đa phương liên quan đến an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết;
b) Các quy định pháp luật hiện hành về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen;
c) Kết quả của các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen do cơ quan quản lý có thẩm quyền lưu giữ;
d) Giấy chứng nhận An toàn sinh học, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm, Quyết định công nhận và thu hồi công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen, Quyết định công nhận và thu hồi công nhận Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Danh mục sinh vật biến đổi gen được phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và giải phóng ra môi trường; các giấy phép hoặc quyết định nhập khẩu đối với các sinh vật biến đổi gen không thuộc Danh mục sinh vật biến đổi gen được phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và giải phóng ra môi trường;
đ) Các báo cáo gồm: báo cáo theo quy định tại phụ lục I, II, III, IV và V ban hành kèm theo Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; báo cáo về kiểm tra, xử lý các trường hợp vận chuyển không chủ đích các sinh vật biến đổi gen; báo cáo việc kiểm tra, xử lý và khắc phục các trường hợp xảy ra rủi ro liên quan đến sinh vật biến đổi gen;
e) Các thông tin về: khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; diện tích trồng cây biến đổi gen, những trường hợp xảy ra rủi ro và biện pháp xử lý; danh sách các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn sinh học và công nghệ sinh học hiện đại trong và ngoài nước; các thông tin, dữ liệu khác liên quan đến sinh vật biến đổi gen.

 

Điều 21.2.TT.1.3. Cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen

(Điều 3 Thông tư số 09/2012/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/10/2012)

 

1. Cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen là tập hợp dữ liệu về sinh vật biến đổi gen quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này đã được kiểm tra, đánh giá, xử lý, tích hợp và được lưu trữ một cách có hệ thống, có tổ chức dưới dạng tệp dữ liệu lưu trên các hệ thống tin học, các thiết bị lưu trữ và các vật mang tin như các loại ổ cứng máy tính, băng từ, đĩa CD, DVD hoặc văn bản, tài liệu được xây dựng, cập nhật và duy trì phục vụ quản lý nhà nước và các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và nâng cao dân trí.
2. Cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu quốc gia về sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi tắt là cơ sở dữ liệu quốc gia) do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, lưu trữ, quản lý;
b) Cơ sở dữ liệu ngành về sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi tắt là cơ sở dữ liệu ngành) do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ xây dựng, lưu trữ, quản lý;
c) Cơ sở dữ liệu địa phương về sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi tắt là cơ sở dữ liệu địa phương) do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng, lưu trữ, quản lý;

 

Điều 21.2.TT.1.4. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen

(Điều 4 Thông tư số 09/2012/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/10/2012)

 

1. Giao Tổng cục Môi trường là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia Tổng cục Môi trường có trách nhiệm:
a) Tập hợp thống nhất toàn bộ dữ liệu về sinh vật biến đổi gen của ngành, địa phương trên phạm vi toàn quốc;
b) Tổ chức cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ giao đơn vị làm đầu mối quản lý cơ sở dữ liệu ngành và có văn bản thông báo gửi đến Tổng cục Môi trường để biết, phối hợp thực hiện. Cơ quan đầu mối thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tập hợp thống nhất toàn bộ dữ liệu về sinh vật biến đổi gen thuộc lĩnh vực, ngành quản lý;
b) Tổ chức cập nhật, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen thuộc lĩnh vực, ngành quản lý;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về sinh vật biến đổi gen. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Tập hợp thống nhất toàn bộ dữ liệu về sinh vật biến đổi gen của địa phương;
b) Tổ chức cập nhật, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen của địa phương;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này.
4. Kinh phí chi cho xây dựng, cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, ngành và địa phương về sinh vật biến đổi gen được sử dụng từ nguồn ngân sách trung ương, địa phương và nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường.

 

Điều 21.2.TT.1.5. Cung cấp thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen cho cơ sở dữ liệu quốc gia

(Điều 5 Thông tư số 09/2012/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/10/2012)

 

1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu ngành, địa phương theo lĩnh vực quản lý có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen dưới hình thức bằng văn bản và gửi đến Tổng cục Môi trường, đồng thời gửi các tệp thông tin, dữ liệu đến địa chỉ thư điện tử antoansinhhoc@vea.gov.vn theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn cung cấp thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen:
a) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành văn bản đối với các thông tin, dữ liệu quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
b) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận chính thức đối với báo cáo kiểm tra, xử lý các trường hợp vận chuyển không chủ đích các sinh vật biến đổi gen; báo cáo việc kiểm tra, xử lý và khắc phục các trường hợp xảy ra rủi ro liên quan đến sinh vật biến đổi gen quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
3. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu theo quy định pháp luật.

 

Điều 21.2.TT.1.6. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen

(Điều 6 Thông tư số 09/2012/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/10/2012)

 

1. Các thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen được công bố trên trang thông tin điện tử về an toàn sinh học và được khai thác, sử dụng theo các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng thông tin điện tử trên internet.
2. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen khác với quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Chương IV về cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
3. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm cung cấp dữ liệu về sinh vật biến đổi gen cho Ban thư ký Nghị định thư Cartagena theo quy định của Nghị định thư Cartagena.

 

Điều 21.2.TT.1.7. Đăng tải thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen

(Điều 7 Thông tư số 09/2012/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/10/2012)

 

1. Thông tin, dữ liệu về sinh vật biến đổi gen được đăng tải trên Trang thông tin điện tử an toàn sinh học có ngôn ngữ sử dụng chính thức bằng tiếng Việt kèm theo ngôn ngữ tham khảo bằng tiếng Anh, với tên giao dịch là “Vietnam BCH Portal” và tên miền: http://www.antoansinhhoc.vn/.
2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm: xây dựng, quản lý Trang thông tin điện tử an toàn sinh học; cập nhật thông tin, dữ liệu trên Trang thông tin điện tử an toàn sinh học theo thời hạn như sau:
a) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin, dữ liệu được cung cấp qua mạng điện tử;
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin, dữ liệu bằng văn bản.

 

Chương VI

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Điều 21.2.LQ.69. Hợp tác quốc tế và việc thực hiện điều ước quốc tế về đa dạng sinh học

(Điều 69 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết thực hiện điều ước quốc tế về đa dạng sinh học mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và mở rộng hợp tác về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học với các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2. Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục đích bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, bảo đảm cân bằng sinh thái ở Việt Nam và trên trái đất.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế về đa dạng sinh học.

4. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.NĐ.4.5. Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Nagoya

(Điều 5 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Nagoya.

2. Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Nagoya có trách nhiệm:

a) Thực hiện thống nhất quản lý hoạt động cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

b) Làm đầu mối cung cấp, trao đổi thông tin với Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học thông qua Cổng trao đổi thông tin quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo quy định của Nghị định thư Nagoya; chủ trì xây dựng Báo cáo quốc gia về việc thực hiện Nghị định thư Nagoya tại Việt Nam; kiến nghị, đề xuất việc thực hiện và tổ chức thực hiện theo phân công của Chính phủ các quyết định của Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Nagoya; điều phối, tổ chức việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia đối với Nghị định thư Nagoya;

c) Phối hợp với các quốc gia khác trong việc thực hiện các biện pháp tuân thủ Nghị định thư Nagoya áp dụng đối với các nguồn gen của Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.LQ.70. Hợp tác với các nước có chung biên giới với Việt Nam

(Điều 70 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

Nhà nước ưu tiên hợp tác với các nước có chung biên giới với Việt Nam bằng các hoạt động sau đây:

1. Trao đổi thông tin, dự báo tình hình, biến động về đa dạng sinh học;

2. Phối hợp quản lý hành lang đa dạng sinh học, tuyến di cư xuyên biên giới của các loài; bảo vệ các loài di cư;

3. Tham gia các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, các chương trình, dự án bảo vệ các loài di cư và bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.

 

Chương VII

CƠ CHẾ, NGUỒN LỰC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐA DẠNG SINH HỌC

Điều 21.2.LQ.71. Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, quản lý thông tin, số liệu về đa dạng sinh học

(Điều 71 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Nhà nước đầu tư cho việc điều tra cơ bản hệ sinh thái tự nhiên, loài hoang dã, giống cấy trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm, nguồn gen có giá trị phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

2. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội.

3. Thông tin, số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học phải được thu thập và quản lý thống nhất trong Cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia.

4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và được chia sẻ thông tin về đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về hoạt động điều tra cơ bản, việc cung cấp, trao đổi và quản lý thông tin về đa dạng sinh học; thống nhất quản lý Cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia.

 

Điều 21.2.LQ.72. Báo cáo về đa dạng sinh học

(Điều 72 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Báo cáo về đa dạng sinh học là một phần của Báo cáo môi trường quốc gia.

2. Báo cáo về đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Hiện trạng và diễn biến của các hệ sinh thái tự nhiên chủ yếu;

b) Hiện trạng, vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, đặc điểm của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, sinh vật biến đổi gen và loài ngoại lai xâm hại;

c) Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học; áp lực, thách thức đối với đa dạng sinh học;

d) Yêu cầu đặt ra đối với đa dạng sinh học;

đ) Đánh giá lợi ích của bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đối với phát triển kinh tế - xã hội;

e) Giải pháp và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng báo cáo về đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.LQ.73. Tài chính cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

(Điều 73 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Kinh phí cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được hình thành từ các nguồn sau đây:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Đầu tư, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

c) Thu từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được sử dụng cho các mục đích sau đây:

a) Điều tra cơ bản về đa dạng sinh học;

b) Phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên;

c) Bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

d) Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;

đ) Thực hiện các chương trình kiểm soát, cô lập, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại;

e) Đầu tư khác liên quan đến việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.

3. Chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được sử dụng cho các mục đích sau đây:

a) Quan trắc, thống kê, quản lý thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học; xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học;

b) Tổ chức xây dựng báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học, báo cáo hiện trạng khu bảo tồn; lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, chương trình, dự án bảo tồn đa dạng sinh học;

c) Lập, thẩm định Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Danh mục loài ngoại lai xâm hại, Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên, Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện ngoài tự nhiên, Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu; điều tra, đánh giá quần thể để sửa đổi, bổ sung Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

d) Quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước;

đ) Xây dựng và thử nghiệm mô hình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;

e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;

g) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đa dạng sinh học;

h) Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.LQ.74. Dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học

(Điều 74 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ.

2. Chính phủ quy định cụ thể về dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học.

 

Điều 21.2.LQ.75. Bồi thường thiệt hại về đa dạng sinh học

(Điều 75 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Tổ chức, cá nhân xâm hại khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị, loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, hành lang đa dạng sinh học thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra đối với đa dạng sinh học được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Tiền bồi thường thiệt hại về đa dạng sinh học cho Nhà nước được đầu tư cho hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21.2.LQ.76. Quy định chuyển tiếp

(Điều 76 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

1. Các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh đã thành lập theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật thủy sản trước khi Luật này có hiệu lực nếu đáp ứng các tiêu chí xác lập khu bảo tồn theo quy định của Luật này thì không phải ra quyết định thành lập lại.

2. Các loại giấy phép, giấy chứng nhận đã cấp cho các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trước khi Luật này có hiệu lực nếu phù hợp với quy định của Luật này thì vẫn có giá trị thi hành.

 

Điều 21.2.NĐ.4.27. Quy định chuyển tiếp

(Điều 27 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được xem xét, thẩm định theo quy định tại Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển giao hồ sơ của các trường hợp đã được cấp phép tiếp cận nguồn gen cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 năm 2017 để quản lý.

3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng nguồn gen đã tiếp cận từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải thực hiện việc đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định tại Nghị định này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.LQ.77. Hiệu lực thi hành

(Điều 77 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.

 

Điều 21.2.LQ.78. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

(Điều 78 Luật số 20/2008/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2009)

 

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

 

Điều 21.2.NĐ.1.21. Điều khoản thi hành

(Điều 21 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2010)

 

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2010.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Điều 21.2.NĐ.2.47. Điều khoản thi hành

(Điều 47 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2010)

 

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 8 năm 2010, hủy bỏ Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.

2. Tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, khảo nghiệm, phóng thích ra môi trường sinh vật biến đổi gen trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện và đăng ký xin cấp phép lại trong thời hạn không quá 01 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

3. Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Nghị định này.

 

Điều 21.2.NĐ.2.48. Hiệu lực thi hành

(Điều 2 Nghị định số 108/2011/NĐ-CP Sửa đổi một số điều Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen ngày 30/11/2011 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2012)

 

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2012.

2. Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị pháp lý cho đến hết thời hạn ghi trong Giấy xác nhận.

 

Điều 21.2.NĐ.2.49.

(Điều 3 Nghị định số 108/2011/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2012)

 

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Điều 21.2.NĐ.2.50. Điều khoản chuyển tiếp

(Điều 2 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di chuyển và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen ngày 02/10/2020 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, cấp Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận. Trừ trường hợp tổ chức đã nộp hồ sơ có yêu cầu thực hiện theo quy định của Nghị định này.

2. Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị pháp lý.

 

Điều 21.2.NĐ.2.51. Điều khoản thi hành

(Điều 3 Nghị định số 118/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2020)

 

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 10 năm 2020.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Điều 21.2.NĐ.3.19. Hiệu lực thi hành

(Điều 19 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)

 

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

2. Nghị định này thay thế các nội dung về tiêu chí xác định loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chế độ quản lý, bảo vệ các loài được ưu tiên bảo vệ; trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thẩm quyền, trình tự thủ tục đưa loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng; điều kiện nuôi, trồng, cứu hộ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.

3. Chế độ quản lý đối với loài thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được xác định là loài ưu tiên bảo vệ được áp dụng theo quy định tại Nghị định này.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Điều 21.2.NĐ.3.20. Điều khoản thi hành

(Điều 2 Nghị định số 64/2019/NĐ-CP Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ngày 16/07/2019 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/09/2019)

 

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2019.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Điều 21.2.NĐ.4.28. Hiệu lực thi hành

(Điều 28 Nghị định số 59/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017)

 

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

2. Bãi bỏ Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 24.5.NĐ.1.5. Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi)

Điều 21.2.NĐ.5.33. Hiệu lực thi hành

(Điều 33 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2019)

 

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2019.

2. Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

3. Các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, không phải thực hiện lại việc lập, phê duyệt thành lập mới khu bảo tồn, tổ chức quản lý khu bảo tồn và có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước theo quy định tại Nghị định này.

 

Điều 21.2.QĐ.2.2.

(Điều 2 Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/07/2007)

 

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”.

 

Điều 21.2.QĐ.2.3.

(Điều 3 Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/07/2007)

 

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Điều 21.2.QĐ.3.2.

(Điều 2 Quyết định số 102/2007/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/08/2007)

 

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể này.

 

Điều 21.2.QĐ.3.3.

(Điều 3 Quyết định số 102/2007/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/08/2007)

 

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Điều 21.2.QĐ.1.3.

(Điều 3 Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2006)

 

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những văn bản trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

 

Điều 21.2.QĐ.1.4.

(Điều 4 Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2006)

 

Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Điều 21.2.TT.1.8. Điều khoản thi hành

(Điều 8 Thông tư số 09/2012/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/10/2012)

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2012.
2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.

 

Điều 21.2.TT.2.22. Điều khoản thi hành

(Điều 22 Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013)

 

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.

 

Điều 21.2.TT.3.2.

(Điều 2 Thông tư số 13/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/08/2013)

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 08 năm 2013.

 

Điều 21.2.TT.3.3.

(Điều 3 Thông tư số 13/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/08/2013)

 

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

Điều 21.2.TT.4.2.

(Điều 2 Thông tư số 14/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/08/2013)

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2013.

 

Điều 21.2.TT.4.3.

(Điều 3 Thông tư số 14/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/08/2013)

 

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình áp dụng Thông tư, nếu có vướng mắc hoặc phát hiện bất hợp lý, đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, điều chỉnh kịp thời.

 

Điều 21.2.TL.1.4. Điều khoản thi hành

(Điều 4 Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/11/2013)

 

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 11 năm 2013. Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

 

Điều 21.2.TT.5.18. Điều khoản thi hành

(Điều 18 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2014, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư số 06/2015/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2015)

 

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 3 năm 2014.

2. Các sự kiện thực vật biến đổi gen phải được nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận trước khi tiếp tục sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam chậm nhất đến ngày 10 tháng 3 năm 2016.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết.

 

Điều 21.2.TT.5.19. Điều khoản thi hành

(Điều 2 Thông tư số 06/2015/TT-BNNPTNT Sửa đổi khoản 2 Điều 18 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi ngày 14/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2015)

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 3 năm 2015.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

 

 

Điều 21.2.TT.6.5. Điều khoản thi hành

(Điều 5 Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/11/2016)

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8 tháng 11 năm 2016.

2. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.

 

Điều 21.2.TT.7.18. Hiệu lực thi hành

(Điều 18 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.

 

Điều 21.2.TT.7.19. Trách nhiệm thi hành

(Điều 19 Thông tư số 50/2016/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2017)

 

1. Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.

 

Điều 21.2.TT.8.10. Hiệu lực thi hành

(Điều 10 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019)

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 10 năm 2019.

 

Điều 21.2.TT.8.11. Trách nhiệm thi hành

(Điều 11 Thông tư số 15/2019/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2019)

 

1. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi việc thực hiện Thông tư này.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

 

Điều 21.2.TT.10.14. Hiệu lực thi hành

(Điều 14 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 10 năm 2020.

2. Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT ngày 23 tháng 8 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

 

Điều 21.2.TT.10.15. Tổ chức thực hiện

(Điều 15 Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/10/2020)

 

1. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

Điều 21.2.TT.11.4. Hiệu lực thi hành

(Điều 4 Thông tư số 10/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/11/2020)

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 11 năm 2020.

 

Điều 21.2.TT.11.5. Tổ chức thực hiện

(Điều 5 Thông tư số 10/2020/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/11/2020)

 

1. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

 
 

 

Thư viện ảnh
Xem thêm
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?