HƯỚNG DẪN Thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025
Phần I QUY ĐỊNH CHUNG I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỊA BÀN THỰC HIỆN
1. Phạm vi điều chỉnh: Hướng dẫn triển khai thực hiện mô hình, lớp tập huấn và tuyên truyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) và áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng và thụ hưởng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Địa bàn thực hiện: Các tỉnh trọng điểm, vùng sâu, vùng xa; vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và địa bàn có nguy cơ trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy.
II. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
1. Đối với mô hình/dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nghị các vật nuôi, cây trồng mới thay thế cây có chứa chất ma túy” (sau đây được gọi tắt là mô hình/dự án). a) Đối tượng áp dụng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định); ưu tiên hộ nghèo là dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo; hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. b) Nguyên tắc, điều kiện tham gia. - Đảm bảo công khai, dân chủ, bình đẳng, có sự tham gia và cam kết của người dân trong việc xây dựng và thực hiện mô hình/dự án; - Hộ tham gia mô hình/dự án phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động và tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của mô hình dự án và cam kết thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký; - Các hộ dân có nguyện vọng tham gia mô hình/dự án phải được họp, xét duyệt đúng đối tượng theo quy định, tham gia trên tinh thần tự nguyện. - Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của địa phương. - Không gây ô nhiễm môi trường. 2 2. Đối với các lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao để thay thế cây có chứa chất ma túy. a) Đối tượng tập huấn: Hộ dân sinh sống trên địa bàn có diện tích cây chứa chất ma túy đã được triệt phát hoặc địa bàn có nguy cơ trồng hoặc tái trồng cây chứa chất ma túy. b) Nguyên tắc, điều kiện tham gia - Công khai, dân chủ, có sự tham gia của học viên dựa trên tinh thần nghiêm túc, cầu thị, tiếp thu kiến thức, tuân thủ các quy định đào tạo.
- Chương trình đào tạo đảm bảo phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của Chương trình (hướng dẫn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao của địa phương nhằm thay thế cây có chứa chất ma túy), nhu cầu thực tế của người dân tham gia tập huấn để triển khai.
3. Đối với nội dung tuyên truyền
a) Đối tượng tuyên truyền:
- Người dân trong vùng dự kiến thực hiện mô hình/dự án nằm trong các tỉnh trọng điểm, các vùng có nguy cơ trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy; vùng sâu, vùng xa; vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan: Các cấp chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên môn trong vai trò chỉ đạo, tổ chức thực hiện, định hướng, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình.
- Chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách: Các cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác soạn thảo, lập kế hoạch, đánh giá… Chương trình ở cấp trung ương và địa phương.
b) Nội dung tuyên truyền. - Tuyên truyền, giới thiệu thông tin về các cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy. - Thông tin về tình trạng trồng; tái trồng, tình trạng phát hiện, triệt phá tại các tỉnh, thành phố. - Tuyên truyền, giới thiệu về về một số mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả để xóa bỏ cây có chất ma túy tại một số tỉnh trọng điểm. - Tuyên truyền về các giải pháp phòng, chống ma túy.
Phần II CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH/DỰ ÁN “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, KHUYẾN NGHỊ CÁC VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG MỚI THAY THẾ CÂY CÓ CHỨA CHẤT MA TÚY”.
1. Định mức kinh tế kỹ thuật: Áp dụng theo định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền ban hành và phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, tính chất của từng mô hình/dự án. Đối tượng tham gia mô hình/dự án được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, tập huấn kỹ thuật theo định mức kinh tế kỹ thuật tùy theo nguồn kinh phí được bố trí.
- Ưu tiên áp dụng định mức kinh tế, kỹ thuật do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. - Trường hợp chưa có định mức kinh tế, kỹ thuật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 2. Nội dung xây dựng mô hình/dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nghị các vật nuôi, cây trồng mới thay thế cây có chứa chất ma túy”. Bước 1: Lựa chọn địa bàn triển khai mô hình/dự án phù hợp với tên mô hình, kinh phí, địa bàn thực hiện mô hình/dự án đã được thông báo giao nhiệm vụ (địa bàn nơi có nguy cơ trồng, và tái trồng cây có chứa chất ma túy). Bước 2: Phối hợp với Ủy ban nhân nhân cấp xã để tổ chức xây dựng mô hình/dự án đảm bảo các quy định và trình tự sau: (1) Tuyên truyền, phổ biến mô hình sẽ được tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn. - Đối tượng thực hiện: Đại diện UBND cấp xã, Trưởng thôn, bản.
- Đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định); ưu tiên hộ nghèo là dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo; hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Cách thức tiến hành: Thông báo bằng văn bản đến các đối tượng hưởng chính sách, có đủ điều kiện tham gia mô hình/dự án hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
(2) Tổ chức họp lấy ý kiến về nội dung dự án và lập danh sách đối tượng tham gia mô hình.
- Chủ trì cuộc họp: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Trưởng thôn, bản.
- Thành phần tham gia: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định); hộ nghèo là dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo; hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã và các đối tượng khác có liên quan.
(3) Cách thức tiến hành:
- Tổ chức họp cấp thôn, bản (có ít nhất 2/3 số hộ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định); hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo; hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo tham gia) để thảo luận lựa chọn nội dung mô hình/dự án, danh sách đối tượng tham gia mô hình/dự án. - Về hỗ trợ phát triển sản xuất:
+ Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, điều kiện phát triển của địa phương và mục tiêu của mô hình/dự án.
+ Nêu phương án tổ chức hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi: Nêu rõ phương án triển khai sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nơi triển khai mô hình/dự án để thực hiện.
+ Từ phương án sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đề cập cụ thể các nội dung xây dựng mô hình/dự án (hỗ trợ: Tập huấn, giống, vật tư, sơ chế, chế biến, sử dụng…), nêu rõ các nội dung được hỗ trợ, trong đó: Hỗ trợ từ nhà nước, đóng góp của người dân và nguồn khác.
- Lập biên bản họp thôn, bản (Phụ lục 01 kèm theo).
(4) Xây dựng mô hình/dự án.
- Đối tượng thực hiện: Cán bộ được Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ.
- Cách thức thực hiện: Tổng hợp biên bản của các cuộc họp thôn, bản để xây dựng mô hình/dự án.
Lưu ý: Cần có Công văn gửi địa phương nơi triển khai đề nghị tham gia mô hình/dự án để có sự phối hợp trong quá trình thực hiện. (Phụ lục 02 kèm theo)
Bước 3: Phê duyệt mô hình/dự án - Đối với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được giao thực hiện dự án: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT thẩm định đề cương nhiệm vụ; Vụ Tài chính thẩm định dự toán kinh phí thực hiện.
- Đối với các cơ quan, đơn vị không thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT (Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi Cục PTNT, các cơ quan, đơn vị khác): Cục Kinh tế hợp tác và PTNT thẩm định đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí và phê duyệt mô hình/dự án.
Bước 4: Nghiệm thu thanh toán
- Đơn vị được giao thực hiện mô hình/dự án:
+ Phối hợp với địa phương (huyện, xã thực hiện dự án) để nghiệm thu khối lượng khi bàn giao; tổ chức nghiệm thu mô hình/dự án, bàn giao cho UBND xã quản lý và nhân rộng.
+ Đơn vị chịu trách nhiệm về hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán về khối lượng, tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ cũng như các chữ ký xác nhận trên chứng từ. - Đối với đơn vị chủ trì thực hiện dự án (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT).
5 + Phối hợp với địa phương và cơ quan, đơn vị được giao thực hiện mô hình/dự án; kiểm tra, giám sát quá trình triển khai mô hình và tiến độ thực hiện.
+ Trên cơ sở khối lượng bàn giao cho các hộ và khối lượng hoàn thành của mô hình/dự án tiến hành nghiệm thu, thanh toán cho đơn vị thực hiện.
+ Thanh quyết toán kinh phí mô hình/dự án theo quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan.
II. Đối với nội dung tập huấn hướng dẫn thực hiện việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao để thay thế cây có chứa chất ma túy.
- Thời gian triền khai: Tối đa 03 ngày/lớp.
- Số lượng học viên: Căn cứ vào điều kiện thực tế và dự toán kinh phí được giao.
- Tài liệu, giáo trình: Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tập huấn chủ động xây dựng giáo trình, bài giảng, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ.
- Giảng viên: Có văn bằng liên quan đến nội dung tập huấn; có kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực được tập huấn.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tập huấn có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ đào tạo.
- Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí lớp tập huấn theo quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan. III. Đối với nội dung tuyên truyền
- Xây dựng Đề cương tuyên truyền, trong đó các nội dung tuyên truyền phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình;
- Tổ chức lựa chọn đơn vị thực hiện theo các quy định hiện hành; - Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện theo các nội dung, tiến độ mà Đề cương đã được phê duyệt.
- Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí lớp tập huấn theo quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan.
Phần III TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT) - Căn cứ Kế hoạch và kinh phí triển khai các nhiệm vụ thực hiện Chương trình Phòng, chống ma túy được phê duyệt hàng năm, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phê duyệt Đề cương - dự toán đối với các nhiệm vụ do Cục chủ trì và Đề cương nhiệm vụ, kế hoạch của các đơn vị thuộc Bộ. - Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện theo đúng nội dung, 6 tiến độ đã được duyệt. - Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra nội dung thực hiện của các đơn vị triển khai thực hiện Chương trình. - Nghiệm thu các nhiệm vụ đã được phê duyệt làm cơ sở thanh quyết toán.
2. Vụ Tài chính - Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn vốn đúng quy định của Nhà nước. - Phê duyệt dự toán chi tiết các nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Bộ được giao kế hoạch và kinh phí thực hiện nhiệm vụ hàng năm, tổng hợp quyết toán với Bộ Tài chính.
3. Các cơ quan, đơn vị liên quan (các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ).
- Xây dựng Đề cương nhiệm vụ, kế hoạch gửi Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phê duyệt.
- Lập dự toán chi tiết gửi Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn xem xét và trình Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Tài chính) phê duyệt.
- Phối hợp với địa phương tổ chức mở các lớp tập huấn; xây dựng mô hình/dự án; tuyên truyền đúng tiến độ, nội dung đã phê duyệt - Quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng quy định của Nhà nước.
- Phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, các địa phương triển khai các nhiệm vụ được giao; Báo cáo kết quả triển khai theo tiến độ được phê duyệt; Tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán, chịu trách nhiệm về chứng từ thanh quyết toán, về khối lượng, tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ cũng như các chữ ký xác nhận trên chứng từ.
- Trường hợp gặp rủi ro bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh hoặc các nguyên nhân bất khả kháng khác) ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện, phải thông báo với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT và đơn vị có liên quan bằng văn bản kịp thời để tổng hợp báo cáo Bộ xem xét, giải quyết theo quy định./
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?