Thứ Năm, 21/11/2024

Hướng dẫn các biện pháp quản lý lúa cỏ vụ Mùa năm 2022

Thứ Tư, 22/06/2022 Đã xem: 36

Phụ lục:

Hướng dẫn biện pháp quản lý lúa cỏ vụ Mùa 2022

1. Đặc điểm lúa cỏ

Lúa cỏ (hay còn gọi là lúa ma, lúa trời, lúa hoang) rất giống lúa thường, thời gian sinh trưởng ngắn hơn, do đó khi canh tác bằng hình thức gieo sạ, gieo vãi rất khó phát hiện và tiêu diệt bằng các biện pháp làm cỏ tay khi cây lúa cỏ còn nhỏ.

Lúa cỏ ở giai đoạn đầu sinh trưởng mạnh hơn nên cạnh tranh dinh dưỡng với lúa thường, lúa cỏ trỗ bông sớm hơn lúa thường 5-7 ngày, thời gian trỗ kéo dài, chín không đều, với đặc điểm thân lúa cỏ cứng nên ít bị chuột gây hại và có khả năng chống chịu được một số đối tượng sâu, bệnh hại; hạt lúa có râu dài, hoặc không có râu, hạt có dạng thon dài hoặc bầu dục mầu vàng và vàng sẫm, có dạng hạt có mỏ tím, tỉ lệ lép cao, đặc biệt là rất dễ rụng hạt, do đó lúa cỏ dễ phát tán trên đồng ruộng, tồn tại sang các vụ tiếp theo. Hạt lúa cỏ có sức sống rất mãnh liệt, sau khi hạt rụng xuống nếu gặp điều kiện thuận lợi thì nẩy mầm luôn, nếu gặp điều kiện bất thuận thì hạt ngủ nghỉ nhưng vẫn có sức sống cũng như duy trì sức nảy mầm trong vài năm, do vậy lúa cỏ tồn tại, tích tụ và tăng dần qua các vụ. Mặt khác qua nhiều vụ canh tác lúa cỏ cũng có sự giao phấn (tỷ lệ nhỏ) với lúa thường, nên lúa phân ly ra tính trạng xấu do đó khó nhận biết và quản lý. Lúa cỏ ngoài việc cạnh tranh dinh dưỡng của cây trồng, thì lúa cỏ còn ảnh hưởng chất lượng chất lượng gạo (hạt gạo lúa cỏ trắng đục, hoặc có màu đỏ).

Lúa cỏ xuất hiện và gây hại ở huyện Yên Khánh từ năm 2018, đến nay lúa cỏ đã lây lan và gây hại ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh. Năm 2020, diện tích tích nhiễm lúa cỏ 380,3 ha. Năm 2021 diện tích nhiễm lúa cỏ 734,9 ha (diện tích nhiễm chủ yếu trong vụ Mùa) đến vụ Đông Xuân 2021-2022, diện tích nhiễm lúa cỏ là 1.223,4 ha. Trong đó diện tích nhiễm nặng 407,8 ha, diện tích tiêu huỷ là 28,2 ha (tập trung chủ yếu trên diện tích lúa gieo sạ các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư…). Lúa cỏ gây hại không kém bất cứ loại dịch hại nào nếu không xử lý triệt để thì nguy cơ sẽ lây lan và gây hại trên diện rộng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa.

2. Nguyên nhân lúa cỏ xâm nhiễm trên đồng ruộng

- Nguyên nhân cơ giới do quá trình máy gặt, máy làm đất và di chuyển đi từ vùng bị nhiễm lúa cỏ sang vùng không bị nhiễm lúa cỏ (do không vệ sinh máy trước khi xuống gặt, làm đất). - Do quá trình canh tác lúa lâu đời, giống lúa bị phân ly, thoái hóa và tính chất chất di truyền có xu hướng trở lại các đặc tính của nguồn gốc lúa hoang dại ban đầu (hiện tượng lại giống) và xuất hiện loại lúa cỏ.

- Việc người dân tự để giống lúa, trao đổi giống, nhất là sử dụng giống trong vùng đã nhiễm hạt giống lúa cỏ để gieo cấy cho vụ sau sẽ làm gia tăng sự xâm nhiễm của lúa cỏ trên đồng ruộng.

- Trong quá trình canh tác sản xuất, lúa cỏ tồn tại và xâm nhiễm qua các con đường như: vệ sinh đồng ruộng không kỹ, quá trình làm đất, phát tán theo dòng nước, gieo cấy, máy gặt đập thu hoạch tại nhiều vùng khác nhau… tạo điều kiện cho hạt lúa cỏ tồn tại và xâm nhiễm ở nhiều vùng, nhiều vụ sản xuất.

- Đến nay vẫn chưa có loại thuốc bảo vệ thực vật nào diệt trừ được lúa cỏ mà lại an toàn cho cây lúa thường.

3. Biện pháp quản lý

Trước thực trạng xâm nhẫm của lúa cỏ, để chủ động quản lý lúa cỏ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất lúa vụ Mùa 2022. phòng Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn các biện pháp quản lý lúa cỏ hại lúa vụ Mùa 2022 như sau:

3.1. Biện pháp canh tác

- Vệ sinh sạch máy gặt trước và sau khi gặt để hạn chế lúa cỏ lây nhiễm sang các ruộng, các vùng, các địa phương khác nhau.

- Khuyến cáo người dân sử dụng giống lúa đủ tiêu chuẩn chất lượng (giống nguyên chủng, giống xác nhận). Hạn chế việc tự để giống qua các vụ, tuyệt đối không sử dụng lúa tự để ở những vùng đã bị lúa cỏ xâm nhiễm để gieo cấy ở vụ sau.

- Hạt lúa cỏ có thể trôi và phát tán theo đường nước tưới tiêu, do đó cần khoanh vùng bị nhiễm, vệ sinh đồng ruộng và kênh mương sau mỗi vụ thu hoạch.

- Đối với ruộng lúa đang bị lúa cỏ gây hại rải rác cần phải nhổ bỏ lúa cỏ bằng tay, thường xuyên cắt các bông lúa cỏ lẫn tạp khi mới trỗ hạt chưa kịp vào chắc đem tiêu hủy để tiêu diệt nguồn lây lan.

- Những diện tích lúa bị nhiễm lúa cỏ trên 70% cần khoanh vùng (đắp bờ ngăn, chăng lưới mắt nhỏ trên ruộng), thu hoạch riêng, tận thu, cắt sát gốc; sau khi thu hoạch, phơi khô rơm, rạ và vun gọn tiến hành tiêu huỷ để tiêu diệt tàn dư.

3.2. Sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp làm đất:

Dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma, chế phẩm vi sinh phân hủy Xellulo bằng cách: Sau khi thu hoạch lúa xong, tiến hành cày sớm và đưa nước vào ngập bề mặt ruộng tạo ẩm sau trộn đều chế phẩm với cát, tro bếp hoặc phân lân để vãi trên mặt ruộng cho đều ngâm trong thời gian 72 giờ xong rút hết nước tạo điều kiện cho hạt lúa cỏ, lúa rơi rụng trên bề mặt ruộng nẩy mầm khi hạt lúa nẩy mầm được khoảng 2 lá thì tiến hành đưa nước vào cày bừa để loại bỏ cây nẩy mầm đồng thời tiếp tục ngâm nước 3-5 ngày nữa sau đó rút nước để tạo điều kiện cho hạt lúa cỏ và các loại cỏ dại nảy mầm. Cho nước vào ruộng, làm đất 1-2 lần và rải đều chế phẩm vi sinh lần 2 trước khi sạ/cấy để có thể hạn chế được hết những hạt lúa cỏ tồn tại trong tầng canh tác.

3.3. Chuyển đổi phương pháp canh tác

- Chuyển từ phương pháp gieo sạ bằng tay sang sạ hàng, hoặc chuyển sang phương pháp gieo mạ, cấy lúa bằng tay hay bằng máy nhằm phân biệt dễ dàng cây lúa cỏ lúc còn non khi chúng mọc ngoài hàng lúa trồng để sớm nhổ bỏ và tiêu hủy.

- Những vùng có đủ điều kiện, khuyến cáo nông dân áp dụng biện pháp luân canh hoặc chuyển đổi sang trồng các cây màu (ngô nếp, lạc, rau…) từ 2-3 vụ liên tiếp. Đặc biệt là cây họ đậu như đậu tương, đậu xanh, đậu phộng

Thư viện ảnh
Xem thêm
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?