![](https://truongyen.hoalu.ninhbinh.gov.vn/uploads/images/Pano_(1).png)
Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là một trong những chế định cơ bản của pháp luật đất đai. Chế định này ra đời trên cơ sở chế độ sở hữu đất đai mang tính đặc thù ở Việt Nam: Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Để hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo Luật đất đai 2013, Quý vị và các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật đất đai 2013
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Người sử dụng đất là gì?
Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất
Theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất gồm những đối tượng sau:
2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
2.1 Quyền của người sử dụng đất
Nếu so với các quy định về quyền của người sử dụng đất theo luật đất đai 2003 thì quyền của người sử dụng đất theo luật đất đai 2013 được hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của từng đối tượng sử dụng đất (cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân…) phù hợp với hình thức giao đất, thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và quy định các điều kiện khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
Theo Điều 166 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất hợp pháp sẽ có những quyền như sau:
Quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một trong những quyền rất quan trọng được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Thông qua Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước – với tư cách là chủ sở hữu đất đai đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất cho sử dụng. Mặt khác, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn có ý nghĩa xác định phạm vi, giới hạn quyền và nghĩa vụ mà mỗi người sử dụng đất được phép thực hiện (ranh giới sử dụng đất, thời hạn và mục đích sử dụng).
Về mặt khái niệm, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư Nhà nước cấp cho người sử dụng đất để họ được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp về đất đai và được Nhà nước bảo hộ khi quyền của họ bị xâm hại. Đó cũng là điều kiện để họ được nhận bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và là cơ sở pháp lý chứng minh của họ khi cần Tòa án giải quyết tranh chấp về đất đai. Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vừa chứa đựng nội dung pháp lý, lại vừa chứa đựng nội dung kinh tế.
Những chủ thể sử dụng đất đai hợp pháp sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn xét và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng ổn định, được Ủy ban nhân nhân xã, phường, thị trấn xác nhận. Đây là một quyền vô cùng quan trọng bởi lẽ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ là cơ sở thiết yếu cho chủ thể quyền trong việc được hưởng những quyền và lợi ích khác.
2.2 Nghĩa vụ của người sử dụng đất
Bên cạnh việc được bảo vệ bởi các quyền theo luật định, người sử dụng đất tất yếu cũng phải có trách nhiệm đối với các nghĩa vụ được đặt ra. Trách nhiệm của người sử dụng đất được quy định tại điều 170 Luật Đất đai 2013, cụ thể:
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?