Thứ Sáu, 29/03/2024

Giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp đối với người Việt Nam ​

Thứ Ba, 14/02/2023 Đã xem: 20

Cùng với việc công nhận quyền sử dụng đất và thuê đất thì giao đất là hình thức quan trọng để người dân có quyền sử dụng đất. Vậy việc giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp đối với người Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật đất đai 2013

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Đất phi nông nghiệp là gì?

Đất phi nông nghiệp là loại đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

2. Giao đất và cho thuê đất đối với nhóm đất phi nông nghiệp

Trường hợp 1: Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng trong trường hợp:

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng;

+ Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

+ Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;

+ Cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 Luật đất đai 2013 về đất cơ sở tôn giáo.

Trường hợp 2: Giao đất có thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong những trường hợp:

+ Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở; tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

+ Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng;

Trường hợp 3: Cho thuê đất thu tiền sử dụng đất hàng năm, hoặc thu tiền sử dụng đất một lần trong cả thời hạn cho thuê : Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:

+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;

+ Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư;

+ Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp.

3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp

Theo điều 125,126 Luật đất đai 2013 quy định

Thứ nhất, Đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài:

+ Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính;

+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Đất cơ sở tôn giáo;

+ Đất tín ngưỡng;

+ Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

+ Tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài thì tổ chức kinh tế được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Thứ hai, Đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng:

CÁC TRƯỜNG HỢP

THỜI HẠN SỬ DỤNG

–  Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

–  Tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư;

–  Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.

– Được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất.

–  Không quá 50 năm

–  Thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án;

Đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và các công trình công cộng có mục đích kinh doanh.

Không quá 70 năm

–  Dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm

–  Dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn

Không quá 70 năm

Dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc cho thuê mua

 Thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án

Thửa đất sử dụng cho nhiều mục đích

Thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sử dụng vào mục đích chính

 4. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất

Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất:

– UBND cấp tỉnh:

+ Giao đất đối với tổ chức;

+ Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;

+ Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– UBND cấp huyện:

+ Giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân;

+ Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

5. Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất phi nông nghiệp

Theo quy định của pháp luật thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thực hiện các thủ tục khác phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật bao gồm những khoản tiền như sau:

Tiền sử dụng đất : Nhà nước sẽ thu các tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

+ Khi người sử dụng đất được giao đất thì nhà nước thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất;

+ Khi người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

+ Khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai;

+ Khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004;

+ Khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền hoặc do lấn chiếm kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà nay được Nhà nước xét cấp Giấy chứng nhận.

Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê : Hai hình thức trả tiền thuê đất là: trả tiền thuê đất hàng năm và trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Thuế sử dụng đất: Thuế sử dụng đất là một loại thuế gián thu còn được gọi là thuế nhà đất áp dụng đối với nhà, đất ở, đất xây dựng công trình mà các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất.

Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất: Hiện nay theo quy định của pháp luật thì thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng mà các cá nhân, tổ chức quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

+ Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất sản dưới mọi hình thức.

Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai: Khi các cá nhân, tổ chức vi phạm các chính sách về đất đai thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và người vi phạm có nghĩa vụ nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai: Khi người sử dụng đất có các hành vi hủy hoại đất thực hiện các hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai

+ Hiện nay, khi người sử dụng đất thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai sẽ phải nộp lệ phí trước bạ là 0,5% nhân với khung giá đất theo quy định của tỉnh nơi có đất.

+ Ngoài ra, người sử dụng đất sẽ phải nộp các lệ phí khác như chi phí đo đạc, lệ phí cấp sổ, khai thác và sử dụng dữ liệu quốc gia về đất đai. chi phí thẩm định hồ sơ, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất.

Tin khác
Thư viện ảnh
Xem thêm
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?