Thứ Năm, 21/11/2024

Đền thờ công chúa Phất Kim

Thứ Bảy, 10/07/2021 Đã xem: 33

 

 

        Đền thờ công chúa Phất Kim còn gọi là đền Thục tiết công chúa, hay phủ Bà chúa tọa lạc ở thôn Tam Kỳ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

        Tương truyền, nhân vật được thờ trong di tích là công chúa Phất Kim, con gái vua Đinh Tiên Hoàng. Đền xây dựng dưới triều Đinh (TK X), trải qua năm tháng đền đã được xây dựng lại vào thời Nguyễn.

        Năm 968 sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm Kinh đô. Để giữ vững nền độc lập, để các sứ quân không làm phản, vua Đinh Tiên Hoàng đã gả công chúa Phất Kim cho Ngô Nhật Khánh, một sứ quân thuộc dòng dõi nhà Ngô vừa được vua Đinh hàng phục. Là phò mã triều Đinh, nhưng Ngô Nhật Khánh vẫn không nguôi oán hận và âm mưu cầu viện Chiêm Thành chống lại nhà Đinh.

Đền thờ Công chúa Phất Kim

        Một ngày, Ngô Nhật Khánh xin vua cha đưa vợ đi kinh lý ở vùng Ái Châu (nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa). Khi đến Ái Châu, công chúa không thấy đoàn thuyền dừng lại mà vẫn tiếp tục rẽ sóng đi. Nghi ngờ, công chúa hỏi chồng, biết không thể giấu được, Nhật Khánh đã nói rõ mục đích chuyến đi là vào cầu cứu Chiêm Thành đem quân ra đánh chiếm kinh thành Hoa Lư, cướp ngôi báu của vua cha và khi cướp được ngôi báu của vua Đinh sẽ phong cho công chúa là chính cung hoàng hậu. Phất Kim uất hận đến tột cùng, bèn thét lên: đồ phản phúc, đồ vong ân bạc nghĩa, sao trời không giết mi. Không dụ dỗ được vợ, Nhật Khánh đã rút gươm xẻo má vợ, đuổi nàng về kinh đô Hoa Lư, còn mình ra lệnh cho quân sỹ rong thuyền theo hướng Chiêm Thành thẳng tiến. Đau đớn và tủi nhục, công chúa toan liều mình tự vẫn, nhưng các cung nữ đã kịp thời ngăn lại, họ đưa nàng trở về kinh thành Hoa Lư.

        Trở về kinh đô, công chúa luôn buồn dầu, tự oán trách thân mình bạc phước đã yêu thương kẻ bạc ác, phản nghịch.

        Một hôm, kinh thành Hoa Lư náo nức mở hội, vua Đinh gửi cho công chúa Phất Kim một bộ xiêm y lộng lẫy và một chiếc trâm ngọc. Nàng trang điểm, vận xiêm y, chợt nhìn trong gương thấy vết xẹo trên má, nàng ôm mặt khóc nức nở. Căm giận và tủi hổ, nàng trèo lên gác cao nhìn lại kinh thành Hoa Lư một lần cuối rồi nhảy xuống giếng Ngọc trước lầu tự vẫn.

        Cái chết của công chúa Phất Kim làm cả triều đình và dân chúng Hoa Lư xúc động. Ai cũng thương cho số phận của người con gái tiết liệt, trung trinh. Nhà vua cho lập đền thờ ngay tại cung Vọng Nguyệt, nơi ở của công chúa.

        Đền thờ công chúa Phất Kim được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 500 m2, gồm 3 kiến trúc: đền thờ, tả vu và hữu vu.

        Phía trước khuôn viên đền là bức bình phong trang trí chữ “Thọ”, và bức đại tự “Các trung tử đế” (Dịch nghĩa: Lầu của con gái nhà vua). Tiếp đến là giếng Ngọc được xây hình bát giác, kè đá xung quanh. Qua khoảng sân nhỏ là vị trí của đền thờ.

Nơi thờ Công chúa Phất Kim

        Đền được xây dựng theo kiểu chữ Đinh (J), gồm hai tòa: Tiền bái và Hậu cung, bờ nóc trang trí đề tài “lưỡng long chầu nguyệt”. Đền bài trí tượng Công chúa trong Khám thờ, đây là pho tượng nhỏ được tạc trong tư thế ngồi, tay theo kiểu kết ấn. Hai bên có tượng hai nàng hầu đứng trên bệ gỗ, mặc áo chùng mùa đỏ. Tất cả các họa tiết trang trí trên tượng mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn. Phía trước có bài vị đề “ Thục Tiết Công Chúa thần vị”.

Nguồn Internet

Thư viện ảnh
Xem thêm
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?