Chủ Nhật, 08/09/2024

LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Thứ Tư, 19/07/2023 Đã xem: 43

 Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 15.4.LQ.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Luật số 28/2009/QH12 Lý lịch tư pháp ngày 17/06/2009 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Luật này quy định về trình tự, thủ tục cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp; lập Lý lịch tư pháp; tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; cấp Phiếu lý lịch tư pháp; quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

 

Điều 15.4.NĐ.1.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp ngày 23/11/2010 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 11 về tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia; Điều 14 về bảo vệ và lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; Điều 56 về tra cứu, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp có trước ngày Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp và một số nội dung khác của Luật Lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.11. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.14. Bảo vệ, lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.56. Điều khoản chuyển tiếp)

Điều 15.4.TT.1.1. Phạm vi điều chỉnh

(Điều 1 Thông tư số 13/2011/TT-BTP Về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp ngày 27/06/2011 của Bộ Tư pháp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)

 

Thông tư này ban hành các loại biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp; quy định thẩm quyền in, phát hành, đối tượng sử dụng và cách sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

 

Điều 15.4.TT.1.2. Đối tượng sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp

(Điều 2 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)

 

1.  Công dân Việt Nam, người nước ngoài có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
4. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tư pháp).
5. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

 

Điều 15.4.TL.1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

(Điều 1 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP Hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp ngày 10/05/2012 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để cấp Phiếu lý lịch tư pháp; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; phối hợp cung cấp, xác minh, rà soát thông tin lý lịch tư pháp.

2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp), cơ quan Thi hành án dân sự, các cơ quan có liên quan thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

 

Điều 15.4.TT.2.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

(Điều 1 Thông tư số 06/2013/TT-BTP Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ngày 06/02/2013 của Bộ Tư pháp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, trách nhiệm của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

2. Thông tư này áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp (sau đây gọi là người làm công tác lý lịch tư pháp) và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

 

Điều 15.4.LQ.2. Giải thích từ ngữ

(Điều 2 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

2. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.

3. Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin về cá nhân người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.

4. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

5. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp.

 

Điều 15.4.TT.2.2. Giải thích từ ngữ

(Điều 2 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. “Quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp” là tập hợp nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp trong xây dựng, lưu trữ, bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp.

2. “Sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp” là việc tiếp cận cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để tra cứu, tìm kiếm, sao chép thông tin trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp nhằm phục vụ các mục đích theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.

3. “Phần mềm chuyên dụng” là phần mềm được xây dựng nhằm phục vụ hoạt động tiếp nhận, kiểm tra, phân loại thông tin, lập Lý lịch tư pháp, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.

 

Điều 15.4.LQ.3. Mục đích quản lý lý lịch tư pháp

(Điều 3 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

2. Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.

3. Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự. 

4. Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 63. Xoá án tíchĐiều 64. Đương nhiên được xoá án tíchĐiều 65. Xoá án tích theo quyết định của Toà ánĐiều 66. Xoá án tích trong trường hợp đặc biệtĐiều 67. Cách tính thời hạn để xoá án tích của Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự ban hành ngày 21/12/1999Điều 15.4.LQ.5. Đối tượng quản lý lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.16. Nhiệm vụ của Tòa án trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.37. Cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.LQ.42. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1Điều 15.4.LQ.43. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2Điều 30.3.NĐ.2.13. Quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng)

Điều 15.4.LQ.4. Nguyên tắc quản lý lý lịch tư pháp

(Điều 4 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp luật.

2. Bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân.

3. Thông tin lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật này. Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong Phiếu lý lịch tư pháp.

 

Điều 15.4.LQ.5. Đối tượng quản lý lý lịch tư pháp

(Điều 5 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

2. Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.

3. Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.3. Mục đích quản lý lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.LQ.6. Trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp

(Điều 6 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đầy đủ, chính xác, đúng trình tự, thủ tục cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.

 

Điều 15.4.LQ.7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp

(Điều 7 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. 

2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.3. Mục đích quản lý lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.41. Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1Điều 15.4.LQ.46. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2Điều 15.4.LQ.49. Từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.LQ.8. Các hành vi bị cấm

(Điều 8 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại dữ liệu lý lịch tư pháp.

2. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp sai sự thật.

3. Giả mạo giấy tờ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Tẩy xoá, sửa chữa, giả mạo Phiếu lý lịch tư pháp.

5. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp có nội dung sai sự thật, trái thẩm quyền, không đúng đối tượng.

6. Sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân.

 

Điều 15.4.LQ.9. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

(Điều 9 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

2. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

3. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp;

b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác lý lịch tư pháp;

c) Quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;

d) Bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp;

e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;

g) Ban hành và quản lý thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp;

h) Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp;

i) Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực lý lịch tư pháp;

k) Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp.

4. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp;

b) Bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương;

c) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;

d) Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

đ) Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 2.   Nhiệm vụ và quyền hạn của Nghị định 22/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp ban hành ngày 13/03/2013Điều 15.4.LQ.12. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.13. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 30.3.NĐ.2.19. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp)

Điều 15.4.NĐ.1.2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

(Điều 2 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước và chỉ đạo hướng dẫn việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại các địa phương.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi địa phương mình.

3. Các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành phối hợp, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này.

 

Điều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp

(Điều 3 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Ban hành 08 loại biểu mẫu và 04 mẫu sổ lý lịch tư pháp kèm theo Thông tư này (Phụ lục số 02).

2. Kích cỡ của 08 loại biểu mẫu và 04 mẫu sổ lý lịch tư pháp được thống nhất sử dụng khổ giấy A4 (210 mm x 297mm).

3. Hệ thống biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp được sử dụng và lưu trữ tại cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp dưới dạng văn bản giấy hoặc dữ liệu điện tử. Hệ thống biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp dưới dạng dữ liệu điện tử có giá trị sử dụng như hệ thống biểu mẫu, mẫu sổ lý lịch tư pháp bằng văn bản giấy. 

4. Hệ thống biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp dưới dạng dữ liệu điện tử phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

a) Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp điện tử phải phù hợp với nội dung, hình thức của các biểu mẫu, mẫu sổ ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hệ thống biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp dưới dạng dữ liệu điện tử phải bảo đảm được kết xuất, in ấn thuận tiện trong quá trình sử dụng và lưu trữ thông tin trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

 

Mau so 01. Ly lich tu phap.doc

Mau so 02. Phieu cung cap thong tin LLTP bo sung.doc

Mau so 03. To khai yeu cau cap Phieu LLTP.doc

Mau so 04.To khai yeu cau cap Phieu LLTP dung cho truong hop uy quyen.doc

Mau so 05a. Van ban yeu cau cap Phieu LLTP so 1 cua co quan_to chuc.doc

Mau so 05b. Van ban yeu cau cap Phieu LLTP so 2 cua co quan tien hanh to tung.doc

Mau so 06. Phieu LLTP so 1.doc

Mau so 07. Phieu LLTP so 2.doc

Mau so 08. So tiep nhan thong tin LLTP.doc

Mau so 09. So cung cap thong tin LLTP.doc

Mau so 10. So cap Phieu LLTP.doc

Mau so 11. So luu tru ho so LLTP.doc

Phu luc so 02. Danh muc Bieu mau va mau so LLTP.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.26. Lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.34. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.LQ.41. Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1Điều 15.4.TT.1.16. Sử dụng và bảo quản sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.19. Ban hành Bảng mã Lý lịch tư pháp của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Danh mục biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp, biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp kèm theo Thông tư này như sau:Điều 15.4.TL.1.17. Thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan thi hành án dân sự cung cấpĐiều 15.4.TT.2.8. Tiếp nhận thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.15. Tạo lập dữ liệu lý lịch tư pháp điện tửĐiều 15.4.TT.2.20. Tiếp nhận, xử lý thông tin thay đổi, cải chính hộ tịch, chứng tửĐiều 15.4.TT.2.21. Giao nhận hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy)

Điều 15.4.TT.1.4. Thẩm quyền in, phát hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp

(Điều 4 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Bộ Tư pháp in và phát hành 02 loại giấy in màu có hoa văn để Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp (sau đây gọi là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp) in nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Các biểu mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dành cho cá nhân và văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dành cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn). Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể truy cập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để tải về và sử dụng miễn phí các loại biểu mẫu nói trên khi làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức đến làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cung cấp để sử dụng miễn phí 02 loại Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và 02 văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tổ chức sử dụng 08 loại biểu mẫu và 04 loại sổ lý lịch tư pháp ban hành kèm theo Thông tư này.

 

Điều 15.4.TT.1.19. Ban hành Bảng mã Lý lịch tư pháp của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Danh mục biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp, biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp kèm theo Thông tư này như sau:

(Điều 2 Thông tư số 16/2013/TT-BTP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Ban hành Bảng mã Lý lịch tư pháp của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thay thế Bảng mã cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BTP. 

2. Ban hành Danh mục biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp thay thế Danh mục biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BTP.

3. Ban hành 08 biểu mẫu và 04 mẫu sổ lý lịch tư pháp thay thế 08 biểu mẫu và 05 mẫu sổ lý lịch tư pháp kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BTP như sau:

a) Lý lịch tư pháp: biểu mẫu số 01/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 01/TT-LLTP;

b) Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung: biểu mẫu số 02/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 02/TT-LLTP;

c) Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: biểu mẫu số 03/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 03/TT-LLTP;

d) Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2: biểu mẫu số 04/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 04/TT-LLTP;

đ) Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 dùng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội: biểu mẫu số 05a/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 05a/TT-LLTP;

e) Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng: biểu mẫu số 05b/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 05b/TT-LLTP;

g) Phiếu lý lịch tư pháp số 1: biểu mẫu số 06/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 06/TT-LLTP;

h) Phiếu lý lịch tư pháp số 2: biểu mẫu số 07/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 07/TT-LLTP;

i) Sổ tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp: mẫu sổ 08/2013/TT-LLTP thay thế mẫu sổ 08/TT-LLTP;

k) Sổ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: mẫu sổ 09/2013/TT-LLTP thay thế mẫu sổ 09/TT-LLTP;

l) Sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp: mẫu sổ 10/2013/TT-LLTP thay thế mẫu sổ 10/TT-LLTP (Sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1) và mẫu sổ 11/TT-LLTP (Sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2);

m) Sổ lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp: mẫu sổ 11/2013/TT-LLTP thay thế mẫu sổ 12/TT-LLTP.   

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.5. Lập mã số Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.8. Tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.LQ.10. Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp

(Điều 10 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải nộp lệ phí.

2. Mức lệ phí, việc quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Điều 15.4.NĐ.1.6. Lệ phí và miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp

(Điều 6 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Những trường hợp sau đây được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

a) Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

b) Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.20. Tra cứu, xác minh thông tin có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 tại cơ quan Công an)

Chương II

TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Điều 15.4.LQ.11. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 11 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tập hợp các thông tin lý lịch tư pháp  về án tích, thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được cập nhật và xử lý theo quy định của Luật này.

 2. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được xây dựng và quản lý tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp và tại Sở Tư pháp.

Chính phủ quy định cụ thể tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.1. Phạm vi điều chỉnh)

Điều 15.4.NĐ.1.4. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

(Điều 4 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước.

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.

 

Điều 15.4.NĐ.1.7. Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 7 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm:

1. Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và xử lý thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức cung cấp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này.

2. Lập Lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này.

3. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp vào Lý lịch tư pháp đã được lập.

 

Điều 15.4.NĐ.1.8. Phạm vi xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 8 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tích đối với những người sau đây:

1. Người bị Tòa án Việt Nam kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

2. Người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 7 năm 2010, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nhận được thông tin lý lịch tư pháp của người đó do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp theo quy định tại các điều từ Điều 16 đến Điều 21 của Luật Lý lịch tư pháp.

3. Người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 7 năm 2010, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp được cơ quan Công an, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng cung cấp thông tin về tình trạng án tích của người đó để cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Công dân Việt Nam bị Tòa án nước ngoài kết án mà trích lục bản án, trích lục án tích của người đó được Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

5. Công dân Việt Nam bị Tòa án nước ngoài kết án được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.16. Nhiệm vụ của Tòa án trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.17. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.18. Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.19. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.20. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.21. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức khác trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.9. Phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.NĐ.1.24. Xác định nơi tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TL.1.4. Trường hợp đề nghị cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích)

Điều 15.4.NĐ.1.9. Phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 9 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp theo quy định tại các điều từ Điều 16 đến Điều 21 của Luật Lý lịch tư pháp.

2. Trong trường hợp cần có thêm thông tin lý lịch tư pháp có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đối với người bị kết án quy định tại khoản 2 và 3 Điều 8 của Nghị định này, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cung cấp bản sao bản án đối với người bị kết án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin về việc chấp hành xong hình phạt, đặc xá, đại xá, thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự trong bản án hình sự đối với người bị kết án.

Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án dân sự, các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp theo quy định tại khoản này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.16. Nhiệm vụ của Tòa án trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.17. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.18. Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.19. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.20. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.21. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức khác trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.8. Phạm vi xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.11. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010Điều 15.4.NĐ.1.12. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 và đã được Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.20. Tra cứu, xác minh thông tin có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 tại cơ quan Công an)

Điều 15.4.LQ.12. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 12 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước.

2. Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp.

3. Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và Sở Tư pháp cung cấp.

4. Tiếp nhận Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cung cấp.

5. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp.

6. Lập Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền.

7. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.     

8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 1. Phạm vi điều chỉnhĐiều 4. Thể thức báo cáo thống kêĐiều 5. Hình thức báo cáo thống kêĐiều 6. Báo cáo thống kê định kỳ của Thông tư 04/2016/TT-BTP Quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp ban hành ngày 03/03/2016Điều 15.4.LQ.9. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.26. Lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.4. Trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.5. Trách nhiệm thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.LQ.13. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 13 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 

2. Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Toà án, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp.

3. Lập Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền.

4. Cung cấp Lý lịch tư pháp và thông tin bổ sung cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp khác.

5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại địa phương.        

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 1. Phạm vi điều chỉnhĐiều 4. Thể thức báo cáo thống kêĐiều 5. Hình thức báo cáo thống kêĐiều 6. Báo cáo thống kê định kỳ của Thông tư 04/2016/TT-BTP Quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp ban hành ngày 03/03/2016Điều 15.4.LQ.9. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.26. Lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.4. Trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.5. Trách nhiệm thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.NĐ.1.22. Quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 22 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải tuân theo các quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này.

2. Công chức, viên chức công tác tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp chỉ được quyền tiếp cận cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

 

Điều 15.4.TT.2.3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 3 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải tuân thủ theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp (sau đây gọi là Nghị định số 111/2010/NĐ-CP) và Thông tư này.

2. Việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải đúng mục đích, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, thống nht, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và lưu trữ lâu dài, bảo đảm tôn trọng bí mật đi tư của cá nhân, tạo thuận li cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cu cp Phiếu lý lịch tư pháp.

3. Việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải được phân định quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng theo nhiệm vụ, chức trách của người làm công tác lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.12. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TT.2.4. Trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 4 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Giám đc Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia có trách nhiệm sau đây:

a) Tng hp và cập nhật tình hình, thực trạnquản lýsử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nưc;

b) Quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước;

c) Kim tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại các Sở Tư pháp;

d) Hướng dn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;

đ) Phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác lý lý lịch tư pháp;

e) Phân cấp quyền tiếp nhận, kim tra, phân loại thông tin, lập Lý lịch tư pháp, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp, quyền sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia;

g) Ban hành quy chế quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia; quy chế mẫu về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp;

h) Tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật.

2. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm sau đây:

a) Tng hợp và cập nhật tình hình, thực trạng quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp;

b) Quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Tổ chức cho người làm công tác lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp tham gia các lp đào tạo, bồi dưỡng về lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp tổ chức;

d) Phân cấp quyền tiếp nhận, kiểm tra, phân loại thông tin, lập Lý lịch tư pháp, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp, quyền khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp;

đ) Ban hành quy chế quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp trên cơ sở quy chế mẫu do Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia ban hành;

e) Tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp.

3. Người làm công tác lý lịch tư pháp được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện tiếp nhận, kim tra, phân loại thông tin, lập Lý lịch tư pháp, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp theo phạm vi, chức trách, nhiệm vụ được phân công;

b) Rà soát, đối chiếu, bảo đảm tính chính xác của thông tin khi cập nhật vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;

c) Tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế của cơ quan, đơn vị về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;

d) Trưng hp phát hiện thông tin trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bị mất, hủy hoại, thay đi và có hành vi khai thác, sử dụng thông tin lý lịch tư pháp sai mục đích, thẩm quyền thì báo cáo ngay cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị biết để kịp thời có kế hoạch, biện pháp truy tìm, khắc phục hậu quả, xác định trách nhiệm cá nhân và có hình thức xử lý;

đ) Kịp thời báo cáo Lãnh đạo cơ quan, đơn vị khi có vướng mắc, khó khăn, sự cố xảy ra và đề xuất hướng giải quyết.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.12. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.13. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TT.2.5. Trách nhiệm thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 5 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin tổ chức trin khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;

b) Theo dõi, cập nhật tình hình và báo cáo Bộ trưởng việc trin khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;

c) Quản lý việc kết nối, trao đi, chia sẻ thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử giữa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia với các Sở Tư pháp và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.

2. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm sau đây:

a) Phối hợp với Truntâm Lý lịch tư pháp quốc gia tổ chức trin khai và báo cáo Bộ trưởnviệc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;

b) Khắc phục sự cố kỹ thuật trong thực hiện kết nối, trao đi, chia sẻ thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử giữa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia với các Sở Tư pháp và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.

3. Giám đc Sở Tư pháp có trách nhiệm trin khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.12. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.13. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TT.2.29. Mục đích sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 29 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

Việc sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp nhm phục vụ các mục đích sau đây:

1. Phục vụ công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

2. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho các cơ quan, tổ chc có liên quan theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp.

3. Phục vụ công tác thống kê, báo cáo về lý lịch tư pháp.

 

Điều 15.4.TT.2.30. Đối tượng sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 30 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, người làm công tác lý lịch tư pháp có quyền sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền, phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.

 

Điều 15.4.TT.2.31. Phương thức sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 31 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử thông qua phần mềm chuyên dụng.

2. Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia, Sở Tư pháp sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy thông qua nghiệp vụ tra cứu, tìm kiếm hồ sơ được lưu trữ.

 

Điều 15.4.TT.2.32. Thẩm quyền của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp trong sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 32 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có thẩm quyền sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và tại các Sở Tư pháp.

Trường hợp thực hiện việc sao chép dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia phải thông báo cho Sở Tư pháp.

Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có quyền yêu cầu Sở Tư pháp tra cứu, cung cấp thông tin hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

2. Sở Tư pháp có thẩm quyền sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp và có quyền yêu cầu Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp khác cung cấp thông tin trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để phục vụ hoạt động quản lý lý lịch tư pháp.

3. Yêu cầu cung cấp thông tin có thể gửi qua mạng máy tính hoặc qua bưu điện.

 

Điều 15.4.TT.2.33. Yêu cầu sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

(Điều 33 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Việc sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải bảo đảm đúng mục đích, phạm vi, quyn hạn được giao.

2. Khi sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, người làm công tác lý lịch tư pháp phải có văn bản yêu cầu.

3. Việc sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền.

4. Việc sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải được ghi vào sổ giao, nhận hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy.

 

Điều 15.4.TT.2.34. Trách nhiệm của người làm công tác lý lịch tư pháp trong sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

(Điều 34 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Bảo vệ, bảo quản h sơ, không để rách nát, hư hỏng, thất lạc hoặc làm lộ bí mật nội dung hồ sơ, tài liệu trong quá trình sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy.

2. Không được tự ý sao chụp, thay đổi, rút tài liệu lưu trữ khi chưa được Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền phê duyệt.

 

Điều 15.4.TT.2.35. Trình tự, thủ tục sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

(Điều 35 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Trường hợp cần sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, người làm công tác lý lịch tư pháp có văn bản yêu cầu. Văn bản yêu cầu sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải được Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền phê duyệt.

2. Người làm công tác lưu trữ thực hiện tìm kiếm hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy sau khi có văn bản yêu cầu đã được phê duyệt và bàn giao hồ sơ cho người có yêu cầu.

3. Việc giao nhận hồ sơ lý lịch tư pháp để sử dụng và khai thác phải được ký xác nhận giữa bên giao, bên nhận trong số giao nhận hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và ghi rõ ngày giao nhận.

4. Người làm công tác lý lịch tư pháp có trách nhiệm hoàn trả hồ sơ lý lịch tư pháp sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, Thời hạn hoàn trả hồ sơ không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, trừ trường hợp đặc biệt có sự cho phép của Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền.

5. Người làm công tác lưu trữ có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ lý lịch tư pháp được hoàn trả. Trường hợp phát hiện có sự sửa chữa, tẩy xóa, làm thay đổi, mất tài liệu trong hồ sơ, người làm công tác lưu trữ phải lập biên bản và báo cáo lãnh đạo đơn vị xử lý.

Việc hoàn trả hồ sơ sau khi sử dụng và khai thác phải được ký xác nhận theo quy định tại khoản 3 Điều này.

 

Điều 15.4.TT.2.36. Yêu cầu sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử

(Điều 36 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Việc sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải bảo đảm đúng mục đích, phạm vi, quyền hạn được giao.

2. Việc sử dụnvà khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử để cung cp thông tin theo yêu cu của cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền.

3. Việc sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải được lưu vết trên phn mềm chuyên dụng nhằm phục vụ hoạt động rà soát, đối chiếu, thống kê, báo cáo.

 

Điều 15.4.TT.2.37. Trách nhiệm của người làm công tác lý Iịch tư pháp trong sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử

(Điều 37 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Người làm công tác lý lịch tư pháp chỉ được sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

2. Người làm công tác lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm bảo đảm bí mật tài khoản được cp; sử dụng tài khoản đúng mục đích; khi phát hiện có lỗi hoặc sự cố phải báo cáo ngay với Bộ phận quản trị hệ thống để kịp thời ngăn chặn, xử lý.

3. Trường hợp phát hiện dữ liệu có sai lệch, mất hoặc thiếu thông tin, người làm công tác lý lịch tư pháp có trách nhiệm thông báo cho Lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyn để có biện pháp kịp thời khắc phục chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

4. Trường hp người làm công tác lý lịch tư pháp liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử chấm dứt hoặc thay đi công việc thì phải cam kết bảo mật thông tin, bàn giao tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Việc cam kết và bàn giao tài khoản phải được lập thành văn bản. Bộ phận quản trị hệ thng có trách nhiệm thực hiện biện pháp xử lý đi với tài khoản đã được bàn giao sau khi có sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền.

 

Điều 15.4.TT.2.38. Trình tự, thủ tục sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử

(Điều 38 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Sau khi nhận được đề nghị tra cứu thông tin đã được phê duyệt của người có thẩm quyền, người làm công tác lý lịch tư pháp sử dụng tài khoản để truy cập, tra cứu, tìm kiếm dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.

2. Kết quả tra cứu dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được thể hiện bằng văn bản và có xác nhận của người đã thực hiện tra cứu, tìm kiếm.

Trường hợp cung cấp thông tin, kết quả tra cứu qua mạng máy tính thì kết quả tra cứu phải có xác thực bằng chữ ký số.

3. Việc sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được lưu vết thông qua phần mềm chuyên dụng để phục hoạt động kiểm tra, giám sát khi cần thiết.

 

Điều 15.4.LQ.14. Bảo vệ, lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 14 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tài sản quốc gia phải được bảo vệ chặt chẽ, an toàn, lưu trữ lâu dài.

Chỉ người có thẩm quyền mới được tiếp cận, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

Chính phủ quy định cụ thể việc bảo vệ và lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.1. Phạm vi điều chỉnhĐiều 15.4.NĐ.1.23. Biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.NĐ.1.3. Bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 3 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tài sản quốc gia phải được bảo vệ chặt chẽ, an toàn. Việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải tuân theo các quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này.

 

Điều 15.4.NĐ.1.19. Hình thức lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 19 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.

2. Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy bao gồm các văn bản có chứa thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức gửi cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp theo quy định tại các điều từ Điều 16 đến Điều 21 Luật Lý lịch tư pháp và Lý lịch tư pháp của cá nhân do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp lập.

3. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử bao gồm thông tin lý lịch tư pháp có trong hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy đã được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử.

4. Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử đều là căn cứ để xác định một người có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.16. Nhiệm vụ của Tòa án trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.17. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.18. Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.19. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.20. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.21. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức khác trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích)

Điều 15.4.NĐ.1.20. Lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

(Điều 20 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Việc lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải theo nguyên tắc phân loại, sắp xếp thành hồ sơ của từng cá nhân; mỗi hồ sơ có ký hiệu riêng bảo đảm chính xác và thuận tiện cho việc tra cứu thông tin.

2. Bản sao bản án, trích lục bản án, quyết định thi hành án hình sự, giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, Lý lịch tư pháp của cá nhân được lưu trữ tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp đến khi cá nhân qua đời.

Các tài liệu khác trong hồ sơ lý lịch tư pháp được lưu trữ có thời hạn và có thể được tiêu hủy khi hết giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

 

Điều 15.4.TT.2.21. Giao nhận hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

(Điều 21 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy chỉ được đưa vào lưu trữ trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp khi được lập và ghi đúng theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

2. Người làm công tác lý lịch tư pháp có trách nhiệm bàn giao hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy cho người được phân công làm nhiệm vụ lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy (sau đây gọi là người làm công tác lưu trữ). Trường hợp giao nhiều hồ sơ thì người làm công tác lý lịch tư pháp phải lập danh sách hồ sơ lý lịch tư pháp để đối chiếu khi giao nhận. Danh sách hồ sơ lý lịch tư pháp bao gồm: số thứ tự, họ và tên người có Lý lịch tư pháp, mã số Lý lịch tư pháp.

Việc giao nhận hồ sơ phải được ký xác nhận giữa bên giao và bên nhận.

3. Người làm công tác lưu trữ có trách nhiệm sau đây:

a) Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, đối chiếu giữa danh mục tài liệu với tài liệu có trong hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy;

b) Vào sổ lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy. Sổ lưu trữ bao gồm những thông tin sau: mã số Lý lịch tư pháp, số thứ tự lưu trữ, họ và tên người có Lý lịch tư pháp, ngày đưa hồ sơ vào lưu trữ trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

4. Trường hợp người làm công tác lý lịch tư pháp kiêm nhiệm công tác lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy thì có trách nhiệm vào sổ lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này và phải có ký xác nhận của người phụ trách trực tiếp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.17. Lập hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy)

Điều 15.4.TT.2.22. Sắp xếp, rà soát, thống kê hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

(Điều 22 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Hồ sơ lý lịch tư pháp bng giấy được sắp xếp vào tủ hoặc giá chuyên dụng theo thứ tự số lưu trữ hồ sơ được quy định tại khoản 5 Điều 17 Thông tư này.

2. Ngăn tủ hoặc giá lưu trữ hồ sơ phải ghi các thông tin sau:

a) Tên cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;

b) Từ Hồ sơ số... đến Hồ sơ số...

3. Định kỳ hng tháng hoặc khi có yêu cu, người làm công tác lưu tr hồ sơ lý lịch tư pháp bng giấy có nhiệm vụ tiến hành rà soát, thống kê số lượng hồ sơ lý lịch tư pháp; trường hp phát hiện có sự chênh lệch giữa số lượng hồ sơ lý lịch tư pháp bng giấy với sổ lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy hoặc phát hiện hồ sơ bị mt, hư hỏng thì phải báo cáo với lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.2.17. Lập hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy)

Điều 15.4.TT.2.23. Giao nhận hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy để bổ sung tài liệu

(Điều 23 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Trườnhợp cn bổ sung tài liệu vào hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấtheo quy định tại Điều 18 Thông tư này, người làm công tác lý lịch tư pháp yêu cu người làm công tác lưu trữ bàn giao hồ sơ lý lịch tư pháp đ bổ sung tài liệu.

Trường hp cần bổ sung nhiều hồ sơ thì người làm công tác lý lịch tư pháp thực hiện lập danh sách hồ sơ lý lịch tư pháp cần b sung để đối chiếu khi giao, nhận. Danh sách hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy cn bổ sung bao gồm: số lưu tr; mã số Lý lịch tư pháp; họ và tên người có Lý lịch tư pháp.

2. Người làm côntác lưu trữ có trách nhiệm tìm kiếm hồ sơ lý lịch tư pháp cần b sung và bàn giao cho ngưi có yêu cầu.

Việc giao, nhận h sơ lý lịch tư pháp phải được ký xác nhận giữa bêgiao, bên nhận và ghi rõ ngày giao, nhận.

3. Sau khi hoàn thành việc bổ sung hồ sơ, ngưi làm công tác lý lịch tư pháp có nhiệm vụ bàn giao hồ sơ đã bổ sung cho người làm công tác lưu trữ. Việc bàn giao hồ sơ đã bổ sung phải được ký xác nhận giữa bên giao, bên nhận.

4. Khi nhận lại hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy đã được bổ sung thông tin, người làm công tác lưu trữ có nhiệm vụ sp xếp hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy vào đúnvị trí của hồ sơ đó trong kho lưu trữ.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 42.2.LQ.12. Trách nhiệm giao, nhận hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quanĐiều 15.4.TT.2.18. Bổ sung tài liệu vào hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy)

Điều 15.4.TT.2.24. Tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

(Điều 24 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Hồ sơ lý lịch tư pháp bng giấy được tiêu hủy nếu thuộc một trong nhng trường hp sau đây:

a) Người có Lý lịch tư pháp chết thuộc trường hợp quy định tại đim g khoản 1 Điều 13 và khoản 3 Điều 20 Thông tư này;

b) Lý lịch tư pháp của người bị kết án chỉ được lập trên cơ sở bản án tuyên duy nht về một tội mà tội phạm đó được xóa bỏ theo quy định của pháp luật hình sự;

c) Lý lịch tư pháp của người bị kết án chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định bị hy theo quyết định giáđốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Thông tư này;

d) Lý lịch tư pháp của người bị tuyên án tử hình và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nhận được quyết định thi hành án tử hình do Tòa án cung cấp;

đ) Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án, trong đó có nội dung cấm cá nhân thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã và đã hết thời hạn cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp hp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.

2. Việc tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy được tiến hành như sau:

a) Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp, nơi có hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy cần tiêu hủy có trách nhiệm lập danh sách hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy cn tiêu hủy;

b) Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp quyết định việc thành lập Hội đng xác định giá trị hồ sơ lý lịch tư pháp bng giấy cần tiêu hủy (sau đây gọi là Hội đồng xác định giá trị hồ sơ). Thành phn Hội đồng gồm có Phó Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia/Phó Giám đốc Sở Tư pháp; lãnh đạo phòng; người làm công tác lý lịch tư pháp và người làm công tác lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp;

c) Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp quyết định việc tiêu hủhồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy trên cơ sở văn bản thm định ca Hội đồng xác định giá trị hồ sơ;

d) Việc tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bng giấy phải được lập thành biên bản.

3. Việc tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải được lập thành hồ sơ và được lưu trữ tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nơi có hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy đã tiêu hủy trong thời hạn 20 năm kể từ ngày tiêu hủy hồ sơ đó. Hồ sơ tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy gồm có:

a) Quyết định thành lập Hội đng xác định giá trị hồ sơ;

b) Danh sách hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy cần tiêu hủy;

c) Văn bản thm định của Hội đng xác định giá trị h sơ;

d) Quyết định tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy;

đ) Biên bản tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy.

4. Mã số Lý lịch tư pháp của hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy đã bị hủy không được dùng cho bản Lý lịch tư pháp được lập mới.

5. Sau khi tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi văn bản thông báo về việc tiêu hủy kèm theo danh sách hồ sơ lý lịch tư pháp đã tiêu hủy cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.35. Xử lý thông tin lý lịch tư pháp khi tội phạm được xóa bỏĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.2.20. Tiếp nhận, xử lý thông tin thay đổi, cải chính hộ tịch, chứng tửĐiều 15.4.TT.2.26. Lưu trữ và xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử)

Điều 15.4.NĐ.1.21. Lưu trữ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử

(Điều 21 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được xây dựng trên cơ sở số hóa hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, có cấu trúc phù hợp với nội dung của hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và được lưu trữ vô thời hạn tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp.

2. Trong trường hợp có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử và hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp phải tiến hành kiểm tra, xác minh để điều chỉnh cho phù hợp.

 

Điều 15.4.TT.2.26. Lưu trữ và xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử

(Điều 26 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử chỉ được đưa vào lưu trữ tại cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp khi được sự phê duyệt của người có thẩm quyền về tính chính xác, đầy đủ của thông tin theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

2. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được xóa bỏ trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong các trường hợp quy định tại đim b, c, d, đ khoản 1 Điều 24 Thông tư này. Mã số Lý lịch tư pháp của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử đã được xóa bỏ không được dùng cho bản Lý lịch tư pháp được lập mới.

3. Việc xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải được sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyn.

4. Sau khi xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử, Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi văn bản thông báo về việc xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.35. Xử lý thông tin lý lịch tư pháp khi tội phạm được xóa bỏĐiều 15.4.TT.1.16. Sử dụng và bảo quản sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.2.24. Tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy)

Điều 15.4.NĐ.1.23. Biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 23 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh đối với cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

1. Các biện pháp bảo vệ chung:

a) Các biện pháp phòng, chống đột nhập, trộm cắp dữ liệu;

b) Các biện pháp phòng, chống cháy, nổ; phòng, chống thiên tai.

2. Các biện pháp bảo vệ đối với hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy:

a) Xây dựng hoặc bố trí kho lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định;

b) Trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật, phương tiện bảo quản hồ sơ;

c) Duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với hồ sơ;

d) Thực hiện các biện pháp phòng, chống côn trùng, nấm mốc, khử a xít và các tác nhân khác gây hư hỏng hồ sơ;

đ) Tu bổ, phục chế hồ sơ khi bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng.

3. Các biện pháp bảo vệ đối với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử:

a) Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu;

b) Các biện pháp bảo đảm an ninh mạng.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.14. Bảo vệ, lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.16. Sử dụng và bảo quản sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.25. Trách nhiệm bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy)

Điều 15.4.TT.1.16. Sử dụng và bảo quản sổ lý lịch tư pháp

(Điều 16 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Các thông tin trong sổ lý lịch tư pháp phải được cập nhật liên tục, không bỏ trống. Số thứ tự trong sổ phải liên tục đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm, bắt đầu từ số 01.

2. Việc cập nhật, lưu trữ và bảo vệ sổ lý lịch tư pháp dưới dạng điện tử được thực hiện như sau:

a) Số thứ tự trong sổ lý lịch tư pháp dưới dạng điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp lưu trữ, bảo vệ đối với sổ lý lịch tư pháp dưới dạng điện tử theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP và Mục 3 Chương II Thông tư số 06/2013/TT-BTP.

3. Việc ghi chép, lưu trữ và bảo vệ sổ lý lịch tư pháp bằng văn bản giấy được thực hiện như sau:

a) Sổ lý lịch tư pháp phải viết liên tục từng trang, không bỏ trống. Trường hợp chưa hết năm mà đã viết đến trang cuối cùng của sổ thì sử dụng sang sổ khác, lấy số thứ tự tiếp theo từ sổ trước; trường hợp đã hết năm mà sổ chưa sử dụng hết thì tiếp tục sử dụng cho năm sau, lấy số thứ tự bắt đầu từ số 01. Số thứ tự đầu tiên của năm sử dụng sổ phải ghi rõ 01/năm sử dụng sổ;

Ví dụ: Số thứ tự đầu tiên trong năm 2013 là 01/2013.

b) Ngoài bìa sổ, quyển số là số thứ tự của quyển sổ đó trong năm, ghi rõ ngày tháng năm mở sổ và khóa sổ.

Ví dụ 1: Trong năm 2013 chỉ ghi hết 01 quyển sổ, thì ngoài bìa sổ ghi rõ:

- Quyển số: 01/2013;

- Mở sổ: ngày 01 tháng 01 năm 2013;

- Khóa sổ: ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Ví dụ 2: Mở sổ năm 2013 nhưng hết năm chưa sử dụng hết sổ thì tiếp tục sử dụng cho năm 2014, đến ngày 01 tháng 3 năm 2014 sử dụng hết sổ thì ngoài bìa sổ ghi rõ:

- Quyển số: 01/2013, 01/2014;

- Mở sổ: ngày 01 tháng 01 năm 2013;

- Khóa sổ: ngày 01 tháng 3 năm 2014.

c) Sổ lý lịch tư pháp phải được đóng dấu giáp lai giữa các trang. Khi sử dụng hết sổ lý lịch tư pháp thì thực hiện việc khóa sổ. Khi khóa sổ lý lịch tư pháp thì phải ghi rõ vào trang cuối tổng số trang và tổng số trường hợp đã được ghi trong sổ. Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ký xác nhận và được đóng dấu của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;

d) Bìa sổ phải sử dụng loại giấy bìa cứng, chất lượng giấy tốt. Sổ lý lịch tư pháp phải được lưu trữ, bảo quản để sử dụng lâu dài, phục vụ cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp;

đ) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp bảo vệ phòng, chống côn trùng, nấm mốc, khử a xít và các tác nhân khác gây hư hỏng sổ lý lịch tư pháp.

4. Thông tin về thay đổi, cải chính hộ tịch, giấy chứng tử được ghi vào sổ tiếp nhận riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 06/2013/TT-BTP bao gồm những nội dung sau: số thứ tự, ngày tiếp nhận, cơ quan cung cấp, số ký hiệu văn bản, họ và tên, loại thông tin và người tiếp nhận.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.23. Biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.20. Tiếp nhận, xử lý thông tin thay đổi, cải chính hộ tịch, chứng tửĐiều 15.4.TT.2.26. Lưu trữ và xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tửĐiều 15.4.TT.2.27. Yêu cầu về bảo vệ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tửĐiều 15.4.TT.2.28. Kiểm soát truy cập, sao lưu dự phòng dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử)

Điều 15.4.TT.1.17. Quy định chung về ghi chép, sửa chữa, đính chính thông tin trong biểu mẫu, sổ lý lịch tư pháp

(Điều 17 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)

 

1. Nội dung ghi trong các biểu mẫu và sổ lý lịch tư pháp phải chính xác, rõ ràng, viết cùng một loại mực, màu đen, không tẩy xóa.
2. Trường hợp có sai sót khi ghi chép hoặc in ấn nội dung trong Phiếu lý lịch tư pháp thì hủy bỏ và ghi lại hoặc in ấn lại Phiếu lý lịch tư pháp đó.
3. Trường hợp sửa chữa, đính chính nội dung trong Lý lịch tư pháp phải được sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền. Sau khi được phê duyệt, cán bộ được giao nhiệm vụ cập nhật, xử lý thông tin tiến hành gạch bỏ phần sai sót, ghi rõ nội dung đã sửa chữa, đính chính, ký và ghi rõ họ tên người sửa chữa, đính chính vào cột “người cập nhật”.
Trường hợp có sai sót về nội dung trong sổ lý lịch tư pháp thì phải gạch bỏ phần sai sót, ghi rõ nội dung đã sửa chữa vào phần ghi chú, ký, ghi rõ họ tên người đã sửa chữa và có xác nhận của người phụ trách bộ phận đó.
4. Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung thông tin đã ghi trong biểu mẫu và sổ lý lịch tư pháp.

 

Điều 15.4.TT.2.25. Trách nhiệm bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

(Điều 25 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Bố trí kho lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy theo những yêu cầu sau:

a) Vị trí phòng kho bảo quản tránh nơi ẩm thấp hoặc chịu tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời;

b) Phòng kho bảo quản phải bảo đảm chắc chắn, phòng chống xâm nhập, hư hại do con người hoặc tự nhiên gây ra;

c) Môi trường trong phòng kho bảo quản phải bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát. Môi trường trong kho phải duy trì ở nhiệt độ 20°C (± 2°C) và độ ẩm 50% (± 5 %); độ chiếu sáng trong kho bảo quản hồ sơ từ 50-80 lux; không khí trong kho phải được lưu thông với tốc độ khoảng 5m/giây;

d) Diện tích kho lưu trữ phù hợp với số lượng hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy đưa vào lưu trữ và điều kiện thực tế.

2. Bố trí trang thiết bị để phục vụ việc lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, cụ thể như sau:

a) Tủ hoặc giá lưu trữ chuyên dụng thiết kế phù hợp với điều kiện của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và bảo đảm thuận tiện cho việc lưu trữ, sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy;

b) Túi hồ sơ có bìa theo mẫu bìa hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy được thực hiện theo các tiêu chuẩn hiện hành do Nhà nước quy định.

3. Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo quản hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy trong kho lưu trữ theo quy định như sau:

a) Dùng thông gió, dùng hóa chất hút ẩm hoặc dùng máy hút ẩm để chống ẩm cho hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy;

b) Thường xuyên vệ sinh tài liệu. Khi phát hiện thấy nấm mốc, mối, mọt phải cách ly tài liệu đó và phun, quét, chải chất chống nấm mốc vào bìa hồ sơ. Định kỳ 2 năm khử trùng trong kho một lần để ngăn chặn mối, mọt, côn trùng vào kho.

4. Thực hiện tu bổ, phục chế hồ sơ lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật lưu trữ khi hồ sơ bị hư, hỏng do mối, mọt và các nguyên nhân khác.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.23. Biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TT.2.27. Yêu cầu về bảo vệ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử

(Điều 27 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải được bảo vệ trước sự xâm nhập trái phép của các nhân tố bên ngoài và sự xâm nhập, tấn công của vi rút, mã độc và phn mm độc hại.

2. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải được bảo vệ, bảo đảm không bị thađổi, sao chép, tiết lộ hoặc có hành vi khác đe dọa đến an toàn, an ninh thông tin.

3. Trang thiết bị, hệ thống mạng phục vụ hoạt động quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải được đảm bảo an toàn, vận hành thông suốt.

4. Mọi tác nghiệp đi với cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải được lưu vết và sn sàng cho việc kim tra, giám sát khi cn thiết.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.1.16. Sử dụng và bảo quản sổ lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TT.2.28. Kiểm soát truy cập, sao lưu dự phòng dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử

(Điều 28 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp phải được thiết lập chức năng kiểm soát truy cập, cảnh báo, ngăn chặn người truy cập trái phép vào dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.

2. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện quản trị cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi quyền hạn theo quy định, tạo tài khoản và phân quyền truy cập phù hợp tới từng chức năng trong phần mềm và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của người làm công tác lý lịch tư pháp; thực hiện các biện pháp xác thực, lưu vết khi có truy cập cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

3. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải được sao lưu dự phòng nhằm mục đích bảo vệ, khôi phục dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử theo những nguyên tắc sau đây:

a) Bảo đảm tính toàn vẹn và đầy đủ của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được sao lưu;

b) Phân loại theo thời gian sao lưu, phương pháp sao lưu và thời gian kiểm tra phục hồi hệ thống;

c) Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử sao lưu phải được lưu trữ riêng biệt và được thường xuyên kiểm tra để bảo đảm sẵn sàng cho việc sử dụng;

d) Tổ chức, cá nhân không được phép khai thác, sử dụng dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử sao lưu nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền; trường hợp phát hiện có rủi ro hoặc nguy cơ xảy ra rủi ro với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền để có biện pháp xử lý, khắc phục;

đ) Việc sao lưu dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được thực hiện thường xuyên, ít nhất vào cuối ngày làm việc.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.1.16. Sử dụng và bảo quản sổ lý lịch tư pháp)

Chương III

CUNG CẤP, TIẾP NHẬN, CẬP NHẬT, XỬ LÝ THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP VÀ LẬP LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Mục 1

CUNG CẤP, TIẾP NHẬN THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP VỀ ÁN TÍCH

Điều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 15 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn sau đây:

1. Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm;

2. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự;

3. Quyết định thi hành án hình sự;

4. Quyết định miễn chấp hành hình phạt;

5. Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt;

6. Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;

7. Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;

8. Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;

9. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản thông báo kết quả thi hành hình phạt trục xuất;

10. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung;

11. Quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án; quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình;

12. Quyết định ân giảm hình phạt tử hình;

13. Giấy chứng nhận đặc xá, đại xá;

14. Quyết định xóa án tích;

15. Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích;

16. Trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;

17. Quyết định của Toà án Việt Nam về việc dẫn độ để thi hành án tại Việt Nam; quyết định của Tòa án Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù;

18. Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 63. Xoá án tíchĐiều 64. Đương nhiên được xoá án tíchĐiều 65. Xoá án tích theo quyết định của Toà ánĐiều 66. Xoá án tích trong trường hợp đặc biệtĐiều 67. Cách tính thời hạn để xoá án tích của Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự ban hành ngày 21/12/1999Điều 15.4.LQ.3. Mục đích quản lý lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.16. Nhiệm vụ của Tòa án trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.17. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.18. Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.19. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.20. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.21. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức khác trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.26. Lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.7. Ghi thông tin về án tích trong Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.16. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do cơ quan Công an cung cấp.)

Điều 15.4.LQ.16. Nhiệm vụ của Tòa án trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 16 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhiệm vụ gửi cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sở các văn bản sau đây:

a) Trích lục bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, trích lục bản án hình sự phúc thẩm;

b) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự;

c) Quyết định ân giảm hình phạt tử hình;

d) Quyết định thi hành án hình sự;

đ) Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;

e) Quyết định xóa án tích;

g) Giấy chứng nhận đương nhiên xóa án tích.

2. Toà án đã ra quyết định có nhiệm vụ gửi cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sở các quyết định sau đây:

a) Quyết định miễn chấp hành hình phạt;

b) Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt;

c) Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;

d) Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;

đ) Quyết định tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù quy định tại khoản 17 Điều 15 của Luật này.

3. Thời hạn gửi trích lục bản án, quyết định, giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 10 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định hoặc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.

4. Nội dung trích lục bản án quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi thường trú hoặc tạm trú, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người bị kết án;

b) Ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí.

5. Đối với các quyết định, giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì gửi bản chính hoặc bản sao quyết định, giấy chứng nhận.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.3. Mục đích quản lý lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.8. Phạm vi xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.9. Phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.NĐ.1.10. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị Tòa án kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010Điều 15.4.NĐ.1.19. Hình thức lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.18. Thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết ánĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.TL.1.13. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do Tòa án cung cấp

(Điều 13 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sở trích lục bản án hình sự hoặc bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì Tòa án đã xét xử phúc thẩm cung cấp bản án phúc thẩm kèm theo bản án sơ thẩm cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sở.

2. Trường hợp bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm cho Sở Tư pháp nơi Tòa án có trụ sở.

3. Tòa án đã ra các quyết định sau đây có nhiệm vụ gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Tòa án có trụ sở:

a) Quyết định thi hành án phạt tù, án treo, án phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp người bị kết án phải chấp hành án phạt tù, án treo, án phạt cải tạo không giam giữ;

b) Quyết định thi hành án phạt trục xuất trong trường hợp người bị kết án phải chấp hành án phạt trục xuất;

c) Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù trong trường hợp người bị kết án phải chấp hành án phạt tù mà được hoãn thi hành án;

d) Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong trường hợp người bị kết án đang chấp hành án phạt tù nhưng được tạm đình chỉ thi hành án;

đ) Quyết định miễn chấp hành án phạt tù có thời hạn, án phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp người bị kết án được miễn chấp hành án phạt tù có thời hạn, án phạt cải tạo không giam giữ;

e) Quyết định miễn chấp hành án phạt cấm cư trú, án phạt quản chế trong trường hợp người bị kết án được miễn chấp hành án phạt cấm cư trú, án phạt quản chế;

g) Quyết định giảm chấp hành án phạt tù, án phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp người bị kết án được giảm chấp hành án phạt tù, án phạt cải tạo không giam giữ;

h) Quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo trong trường hợp người bị kết án được rút ngắn thời gian thử thách án treo;

i) Quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù trong trường hợp người bị kết án đang chấp hành án phạt tù chết;

k) Quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù chết;

l) Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước trong trường hợp người bị kết án được miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.

4. Tòa án đã cấp giấy chứng nhận đặc xá trong trường hợp người bị kết án được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có nhiệm vụ gửi giấy chứng nhận đó cho Sở Tư pháp nơi Tòa án có trụ sở.

5. Tòa án đã ra quyết định xóa án tích hoặc cấp giấy chứng nhận xóa án tích có nhiệm vụ gửi quyết định, giấy chứng nhận đó cho Sở Tư pháp nơi Tòa án có trụ sở.

6. Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình có nhiệm vụ gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Tòa án có trụ sở. Trường hợp người bị kết án tử hình được Chủ tịch nước quyết định ân giảm án tử hình thì Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhiệm vụ gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Tòa án có trụ sở.

7. Tòa án đã ra quyết định tiếp nhận chuyển giao, quyết định thi hành án quyết định tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam có nhiệm vụ gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Tòa án có trụ sở.

8. Tòa án đã ra quyết định chuyển giao cho người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài có nhiệm vụ gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Tòa án có trụ sở.

9. Thời hạn gửi trích lục bản án hình sự, bản án hình sự, quyết định, giấy chứng nhận quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 8 được thực hiện như sau:

a) Thời hạn gửi các văn bản quy định tại khoản 1, 2, các điểm i, k, l khoản 3 và các khoản 4, 5, 7 và khoản 8 Điều này là 10 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định hoặc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.

Đối với bản án phạt cảnh cáo thì thời hạn gửi trích lục bản án hoặc bản án là 07 ngày làm việc, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật;

b) Thời hạn gửi các quyết định quy định tại các điểm a, c, đ, e, g, h khoản 3 và tại khoản 6 Điều này là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định;

c) Các quyết định quy định tại các điểm b, d khoản 3 Điều này được gửi ngay sau khi ra quyết định.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TT.1.7. Ghi thông tin về án tích trong Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.18. Thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết ánĐiều 15.4.TL.1.26. Phối hợp rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.LQ.17. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 17 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ gửi cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia bản sao trích lục bản án, trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được trích lục bản án, trích lục án tích.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.26. Lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.NĐ.1.8. Phạm vi xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.9. Phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.NĐ.1.10. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị Tòa án kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010Điều 15.4.NĐ.1.19. Hình thức lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.15. Thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát cung cấp

(Điều 15 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trích lục bản án, trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trích lục bản án, trích lục án tích.

2. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong trường hợp kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong trường hợp kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có nhiệm vụ gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Viện kiểm sát đó có trụ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TT.1.7. Ghi thông tin về án tích trong Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.26. Phối hợp rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.LQ.18. Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 18 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam có nhiệm vụ gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá, đại xá cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.

2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ gửi thông báo về việc thi hành hình phạt trục xuất cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thi hành hình phạt. 

3. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ gửi thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thi hành quyết định.

4. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ gửi thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.8. Phạm vi xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.9. Phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.NĐ.1.10. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị Tòa án kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010Điều 15.4.NĐ.1.19. Hình thức lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.16. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do cơ quan Công an cung cấp.

(Điều 16 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh có nhiệm vụ gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá, đại xá trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.

2. Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ gửi thông báo về việc thi hành quyết định tiếp nhận chuyển giao cho người đang chấp hành án phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam, quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài, thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thi hành quyết định hoặc kể từ ngày nhận được thông báo.

3. Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh có nhiệm vụ gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia văn bản thông báo về việc thi hành án phạt trục xuất trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thi hành xong án phạt trục xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Thi hành án hình sự.

4. Công an cấp huyện (Bộ phận thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) có nhiệm vụ cung cấp các thông tin sau đây:

a) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo, án phạt cải tạo không giam giữ cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 62, khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án hình sự;

b) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm cư trú, án phạt quản chế, án phạt tước một số quyền công dân, án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định cho Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trụ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 82, khoản 3 Điều 89, khoản 5 Điều 103 và khoản 5 Điều 107 Luật Thi hành án hình sự;

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 30.3.LQ.62. Thi hành quyết định thi hành án treoĐiều 15.4.TT.1.7. Ghi thông tin về án tích trong Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.26. Phối hợp rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.27. Hiệu lực thi hànhĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.LQ.19. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 19 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam có nhiệm vụ gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá, đại xá cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.

2. Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương có nhiệm vụ gửi quyết định, giấy xác nhận, văn bản thông báo quy định tại khoản 11 Điều 15 của Luật này cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cấp giấy xác nhận hoặc kể từ ngày người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.8. Phạm vi xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.9. Phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.NĐ.1.10. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị Tòa án kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010Điều 15.4.NĐ.1.19. Hình thức lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.18. Thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết án

(Điều 18 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người bị kết án là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối hợp với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh số 04/2002/PL-UBTVQH ngày 04 tháng 11 năm 2002 về việc tổ chức Tòa án quân sự (sau đây gọi là Pháp lệnh số 04/2002/PL-UBTVQH) được thực hiện như sau:

a) Trường hợp Tòa án quân sự xét xử vụ án hoặc ra quyết định hoặc nhận được bản án, quyết định quy định tại khoản 1, 2, các điểm từ điểm a đến điểm đ, các điểm từ điểm g đến điểm l khoản 3 và các khoản từ khoản 4 đến khoản 6 Điều 13 Thông tư liên tịch này thì Tòa án đó có nhiệm vụ gửi cho Tòa án quân sự Trung ương bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, quyết định, giấy chứng nhận;

b) Viện kiểm sát đã ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với người đã bị Tòa án quân sự xét xử có nhiệm vụ gửi quyết định đó cho Tòa án quân sự Trung ương;

c) Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam cấp quân khu có nhiệm vụ gửi cho Tòa án quân sự Trung ương giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá, đại xá;

d) Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ gửi cho Tòa án quân sự Trung ương giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo;

đ) Phòng thi hành án cấp quân khu có nhiệm vụ gửi cho Tòa án quân sự Trung ương quyết định thi hành án hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án trong bản án hình sự; quyết định đình chỉ thi hành án (nếu có); giấy xác nhận kết quả thi hành án (nếu có). Trường hợp người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự thì cơ quan thi hành án cấp quân khu thông báo bằng văn bản (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) cho Tòa án quân sự Trung ương;

e) Thời hạn gửi trích lục bản án hình sự, bản án hình sự, quyết định, giấy chứng nhận quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Thông tư liên tịch này.

Thời hạn gửi quyết định, giấy chứng nhận quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hoặc cấp giấy chứng nhận hoặc kể từ ngày người bị kết án chấp hành xong nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự;

g) Sau khi người bị kết án đã chấp hành xong bản án hoặc được đặc xá, đại xá mà không tiếp tục phục vụ trong quân đội nữa thì Tòa án quân sự Trung ương có nhiệm vụ gửi toàn bộ thông tin lý lịch tư pháp của người đó cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày người bị kết án đã chấp hành xong bản án hoặc được đặc xá, đại xá.

2. Trường hợp người bị Tòa án quân sự kết án thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh số 04/2002/PL-UBTVQH thì Tòa án quân sự Trung ương có nhiệm vụ gửi toàn bộ thông tin lý lịch tư pháp của người đó cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin do các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 3. của Pháp lệnh 04/2002/PL-UBTVQH11 Tổ chức Tòa án quân sự ban hành ngày 04/11/2002Điều 15.4.LQ.16. Nhiệm vụ của Tòa án trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TT.1.7. Ghi thông tin về án tích trong Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.13. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do Tòa án cung cấp)

Điều 15.4.LQ.20. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 20 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ gửi quyết định, giấy xác nhận, văn bản thông báo quy định tại khoản 11 Điều 15 của Luật này cho Sở Tư pháp nơi cơ quan đó có trụ sở trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cấp giấy xác nhận hoặc kể từ ngày người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.  

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.8. Phạm vi xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.9. Phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.NĐ.1.10. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị Tòa án kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010Điều 15.4.NĐ.1.19. Hình thức lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.TL.1.17. Thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan thi hành án dân sự cung cấp

(Điều 17 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện đã ra quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án trong bản án hình sự; quyết định đình chỉ thi hành án (nếu có); giấy xác nhận kết quả thi hành án (nếu có) có nhiệm vụ gửi quyết định, giấy xác nhận đó cho Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án có trụ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hoặc cấp giấy xác nhận.

2. Trường hợp người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự thì Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện thông báo bằng văn bản (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) cho Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án có trụ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày người bị kết án đã chấp hành xong nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự.

 

Mau 05. Thong bao ve viec chap hanh xong nghia vu DS trong ban an HS.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.7. Ghi thông tin về án tích trong Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.26. Phối hợp rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.2.15. Tạo lập dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử)

Điều 15.4.LQ.21. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức khác trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 21 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung có nhiệm vụ gửi giấy chứng nhận cho Sở Tư pháp nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.        

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.8. Phạm vi xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.9. Phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.NĐ.1.10. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị Tòa án kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010Điều 15.4.NĐ.1.19. Hình thức lưu trữ cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp

(Điều 2 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Bộ phận đầu mối cung cấp thông tin lý lịch tư pháp tại Tòa án:

a) Tòa án nhân dân tối cao giao cho các Tòa phúc thẩm, Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;

b) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) giao cho bộ phận làm nhiệm vụ tống đạt bản án hình sự thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;

c) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Tòa án nhân dân huyện) giao cho công chức làm nhiệm vụ tống đạt bản án hình sự thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

2. Bộ phận đầu mối cung cấp thông tin lý lịch tư pháp tại Viện kiểm sát:

a) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giao cho Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

b) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh) giao cho Văn phòng thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

3. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại cơ quan Công an:

a) Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát thuộc Bộ Công an, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 để cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

b) Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh cung cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá, đại xá có từ ngày 01 tháng 7 năm 2010;

c) Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp cung cấp thông báo về việc thi hành quyết định tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam; quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài; thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam;

d) Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh cung cấp thông báo về việc thi hành án phạt trục xuất;

đ) Công an cấp huyện (Bộ phận thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) cung cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, án phạt cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

4. Tòa án quân sự Trung ương thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết án.

5. Bộ phận đầu mối cung cấp thông tin lý lịch tư pháp tại cơ quan thi hành án dân sự:

a) Cục Thi hành án dân sự tỉnh giao cho Văn phòng thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;

b) Chi cục Thi hành án dân sự huyện giao cho một công chức thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.16. Nhiệm vụ của Tòa án trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.17. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.18. Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.19. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.20. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TL.1.5. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến bản án hình sự, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và quyết định thi hành án hình sựĐiều 15.4.TL.1.6. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc đặc xáĐiều 15.4.TL.1.7. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc thi hành án phạt trục xuấtĐiều 15.4.TL.1.8. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc thi hành án dân sựĐiều 15.4.TL.1.9. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo và các hình phạt bổ sungĐiều 15.4.TL.1.10. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết ánĐiều 15.4.TL.1.11. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.TL.1.13. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do Tòa án cung cấpĐiều 15.4.TL.1.14. Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án cung cấpĐiều 15.4.TL.1.15. Thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát cung cấpĐiều 15.4.TL.1.16. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do cơ quan Công an cung cấp.Điều 15.4.TL.1.17. Thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan thi hành án dân sự cung cấpĐiều 15.4.TL.1.18. Thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết án)

Điều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 22 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Tiếp nhận đầy đủ, kịp thời thông tin lý lịch tư pháp về án tích do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an và cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng cung cấp. Việc tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về án tích phải được ghi vào sổ tiếp nhận theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

2. Gửi bản sao quyết định, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, văn bản thông báo do cơ quan có thẩm quyền cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 18 và Điều 19 của Luật này cho Sở Tư pháp nơi người bị kết án thường trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú thì gửi cho Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, văn bản thông báo.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.3. Mục đích quản lý lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.12. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.18. Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.19. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.24. Bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TL.1.15. Thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát cung cấpĐiều 15.4.TL.1.16. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do cơ quan Công an cung cấp.Điều 15.4.TL.1.18. Thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết ánĐiều 15.4.TT.2.8. Tiếp nhận thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.9. Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư phápĐiều 15.4.TT.2.10. Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc giaĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.TT.2.10. Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia

(Điều 10 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Kim tra, phân loại thông tin lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cung cấp:

a) Trường hp Lý lịch tư pháp chưa đy đủ, có sai sót thông tin như: mã số Lý lịch tư pháp, số bản án, ngày tháng năm tuyên án hoặc ngày tháng năm ra quyết định, Tòa án đã tuyên án hoặc Tòa án đã ra quyết định, họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú hoặc các thông tin khác của người có Lý lịch tư pháp thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia yêu cầu Sở Tư pháp đã cung cp thông tin thực hiện b sung, đính chính;

b) Trường hp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở bản án hình sự phúc thm nhưng không có thông tin của bản án hình sự sơ thm thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia yêu cầu Sở Tư pháp bổ sung, cập nhật thông tin của bản án sơ thm vào Lý lịch tư pháp đã lập và cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đã bổ sung cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia;

c) Đối với bản Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp lập sai thẩm quyền, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có nhiệm vụ sau đây:

Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập đi với người bị kết án cư trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia yêu cầu Sở Tư pháp đã lập Lý lịch tư pháp thực hiện gửi thông tin lý lịch tư pháp của người bị kết án cho Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú để lập Lý lịch tư pháp.

Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập đi với người bị kết án mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia yêu cầu Sở Tư pháp gửi thông tin lý lịch tư pháp của người đó cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia để lập Lý lịch tư pháp.

Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp đã lập Lý lịch tư pháp sai thm quyền để Sở Tư pháp tiến hành hy mã số Lý lịch tư pháp của bản Lý lịch tư pháp đó. Mã số Lý lịch tư pháp đã hủy được dùng cho bản Lý lịch tư pháp được lập mới.

2. Kiểm tra, phân loại thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan Công an, Tòa án quân sự Trung ương cung cp

Đối với thông tin lý lịch tư pháp do trại giam, trại tạm giam, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh, Tòa án quân sự Trung ương cung cấp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia tiến hành phân loại theo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi người bị kết án cư trú để thực hiện cung cấp cho các Sở Tư pháp.

3. Kiểm tra, phân loại thông tin lý lịch tư pháp do Viện Kim sát nhân dân ti cao cung cp

Đối với thông tin lý lịch tư pháp ca người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài do Viện Kim sát nhân dân ti cao cung cp, Trung tâLý lịch tư pháp quc gia thực hiện thủ tục dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định ca pháp luật.

Đi với quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong trường hp kháng nghị theo thủ tc giám đốc thm, tái thm do Viện Kim sát nhân dân ti cao cung cp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia tiến hành phân loại theo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi người bị kết án cư trú để thực hiện cung cp cho các Sở Tư pháp.

4. Sau khi kim tra, phân loại các thông tin nhận được, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện sao gửi các quyết định, giấy chứng nhận cho Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Lý lịch tư pháp và khoản 2 Điu 11 Thông tư số 13/2011/TT-BTP. Trường hp cung cp nhiu thông tin lý lịch tư pháp thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia gửi kèm theo danh sách thôntin được cung cấp. Danh sách thôntin cần ghi rõ họ tên, loại thông tin, số văn bản, mã số Lý lịch tư pháp (nếu có).

5. Đối với thông tin lý lịch tư pháp của người bị kết án mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú do Sở Tư pháp, cơ quan Công an, Viện kim sát nhân dân tối cao cung cp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại Điều 11 Thông tư này hoặc thực hiện cập nhật thông tin bổ sung vào Lý lịch tư pháp đã được lập theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.2.11. Lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 23 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Sở Tư pháp có nhiệm vụ tiếp nhận đầy đủ, kịp thời thông tin lý lịch tư pháp về án tích do các cơ quan, tổ chức cung cấp theo quy định của Luật này.

Trường hợp người bị kết án thường trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi thông tin lý lịch tư pháp của người đó cho Sở Tư pháp nơi người đó thường trú trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin; trường hợp không xác định được nơi thường trú của người bị kết án thì gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người bị kết án thì Sở Tư pháp gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

2. Việc tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư pháp phải được ghi vào sổ tiếp nhận theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.3. Mục đích quản lý lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.13. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.16. Nhiệm vụ của Tòa án trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.20. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.21. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức khác trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.24. Bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.37. Cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.TL.1.13. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do Tòa án cung cấpĐiều 15.4.TL.1.15. Thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát cung cấpĐiều 15.4.TL.1.17. Thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan thi hành án dân sự cung cấpĐiều 15.4.TT.2.8. Tiếp nhận thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.9. Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư pháp)

Điều 15.4.TT.2.8. Tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp

(Điều 8 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Khnhận được thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan có liên quan cung cấp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản khác có liên quan, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp thực hiện tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP.

Sau khi tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan cung cấp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp thực hiện ghi vào Sổ tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp (sau đây gọi là Thông tư số 13/2011/TT-BTP).

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin lý lịch tư pháp điện tử thì có trách nhiệm sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử để xác thực thông tin được cung cấp chính xác, toàn vẹn và đúng thm quyền. Trường hp cơ quan, tổ chức cung cp thông tin lý lịch tư pháp điện tử nhưng không sử dụng chữ ký số thì phải có thông tin về người gửi và bảo đảm tính chính xác, đúng thẩm quyền và sự toàn vẹn của thông tin.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 5. Chính sách phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký sốĐiều 11. Chứng thư số của cơ quan, tổ chứcĐiều 12. Sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức của Nghị định 26/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số ban hành ngày 15/02/2007Điều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.10. Gửi thông tin sau khi lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.1.19. Ban hành Bảng mã Lý lịch tư pháp của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Danh mục biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp, biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp kèm theo Thông tư này như sau:Điều 15.4.TL.1.3. Hình thức và phương thức cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TT.2.9. Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư pháp

(Điều 9 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Kiểm tra, phân loại thông tin lý lịch tư pháp do Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, công an cấp huyện, cơ quan Thi hành án dân sự cung cấp:

a) Trường hợp người bị kết án thường trú hoặc không có nơi thường trú nhưng tạm trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Sở Tư pháp có trụ sở thì Sở Tư pháp nơi nhận được thông tin thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại Điều 11 hoặc cập nhật bổ sung thông tin vào Lý lịch tư pháp đã được lập theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

b) Trường hợp người bị kết án cư trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, bao gồm cả trường hợp tạm trú tại địa phương nhưng vẫn còn hộ khẩu thường trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Sở Tư pháp đã nhận được thông tin có nhiệm vụ gửi bản án, trích lục bản án và các quyết định, giấy chứng nhận có liên quan đến quá trình thi hành án cho Sở Tư pháp, nơi người đó thường trú;

c) Trường hợp người bị kết án không có nơi cư trú, bao gồm cả người nước ngoài mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú tại Việt Nam, Sở Tư pháp đã nhận được thông tin có nhiệm vụ gửi bản án, trích lục bản án hoặc quyết định có liên quan đến quá trình thi hành án đó cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia;

d) Trường hợp bản án, quyết định có nhiều bị cáo thường trú hoặc tạm trú ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau, Sở Tư pháp đã nhận được thông tin thực hiện thủ tục sao bản án, trích lục bản án, quyết định và gửi bản sao đó cho Sở Tư pháp, nơi người bị kết án thường trú hoặc tạm trú.

Bản sao bản án, quyết định bao gồm: bản sao y bản chính, bản sao lục hoặc bản trích sao theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư;

đ) Trường hợp nhận được thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến tình trạng thi hành án của người đã bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 như quyết định thi hành án, quyết định xóa án tích, giấy chứng nhận xóa án tích hoặc các thông tin khác có liên quan thì Sở Tư pháp nơi có thẩm quyền lập Lý lịch tư pháp đề nghị Tòa án có thẩm quyền cung cấp bản án đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP.

2. Kiểm tra, phân loại thông tin lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp khác cung cấp:

Trường hợp nhận được thông tin lý lịch tư pháp của người bị kết án thường trú hoặc tạm trú tại địa phương do các Sở Tư pháp khác gửi đến, Sở Tư pháp thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 11 hoặc cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

3. Kiểm tra, phân loại thông tin lý lịch tư pháp do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp:

a) Trường hợp Sở Tư pháp nhận được thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến tình trạng thi hành án của người đã bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 như giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá hoặc các quyết định, giấy chứng nhận khác thì Sở Tư pháp đề nghị Tòa án đã xét xử vụ án cung cấp bản án đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP để lập Lý lịch tư pháp;

b) Trường hợp nhận được thông tin lý lịch tư pháp bổ sung của người đã có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp thực hiện cập nhật thông tin bổ sung vào Lý lịch tư pháp đã được lập theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

4. Trường hợp cung cấp nhiều thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thì Sở Tư pháp gửi kèm theo danh sách các thông tin đó. Danh sách thông tin cần ghi rõ họ tên, loại thông tin, số văn bản, mã số Lý lịch tư pháp (nếu có).

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 2. Giải thích từ ngữĐiều 11. Bản sao văn bản của Nghị định 110/2004/NĐ-CP Về công tác văn thư ban hành ngày 08/04/2004Điều 15.4.TL.1.4. Trường hợp đề nghị cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.LQ.24. Bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp

(Điều 24 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Trường hợp thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ, có sai sót, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đề nghị cơ quan, tổ chức đã cung cấp thông tin bổ sung, đính chính.

2. Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị bổ sung, đính chính. 

3. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có nhiệm vụ cung cấp thông tin đã được bổ sung, đính chính theo quy định tại khoản 2 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 của Luật này trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin bổ sung, đính chính.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TT.1.13a. Gửi thông tin bổ sung, đính chính trong trường hợp thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ, có sai sót)

Điều 15.4.TT.1.13a. Gửi thông tin bổ sung, đính chính trong trường hợp thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ, có sai sót

(Điều 13a Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011, được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Trường hợp cung cấp thông tin bổ sung, đính chính cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Lý lịch tư pháp hoặc theo yêu cầu của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thì Sở Tư pháp có nhiệm vụ bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp bằng văn bản cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

2. Văn bản về việc bổ sung, đính chính thông tin của Sở Tư pháp bao gồm những nội dung sau: mã số Lý lịch tư pháp; họ và tên, ngày tháng năm sinh của người có Lý lịch tư pháp; nội dung bổ sung, đính chính thông tin.

Trường hợp bổ sung, đính chính các thông tin bao gồm: mã số Lý lịch tư pháp, họ và tên của người có Lý lịch tư pháp, thông tin của toàn bộ bản án, quyết định, giấy chứng nhận được cập nhật trong Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp gửi văn bản kèm theo bản Lý lịch tư pháp đã được bổ sung, đính chính những thông tin đó.

Trường hợp bổ sung, đính chính một trong các thông tin khác về nhân thân, thông tin của bản án, quyết định, giấy chứng nhận được cập nhật trong Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp chỉ gửi văn bản bổ sung, đính chính thông tin trong đó ghi rõ nội dung được bổ sung, đính chính.

Trường hợp bổ sung, đính chính thông tin của nhiều người, Sở Tư pháp gửi  văn bản kèm theo danh sách Lý lịch tư pháp được bổ sung, đính chính thông tin.

3. Trong trường hợp cần bổ sung, đính chính thông tin đã gửi cho Sở Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia gửi văn bản thông báo về việc bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp kèm theo các văn bản khác có liên quan.

Trường hợp bổ sung, đính chính thông tin của nhiều người, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia gửi văn bản kèm theo danh sách được bổ sung, đính chính thông tin.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.24. Bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.LQ.25. Hình thức cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 25 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc mạng Internet, mạng máy tính.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.2.7. Thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.3. Hình thức và phương thức cung cấp thông tin lý lịch tư pháp

(Điều 3 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Thông tin lý lịch tư pháp được gửi dưới một trong các hình thức sau:

a) Trích lục bản án hình sự theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này (sau đây gọi là trích lục bản án hình sự) hoặc bản chính hoặc bản sao bản án;

b) Bản chính hoặc bản sao quyết định, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, văn bản thông báo;

c) Văn bản định dạng PDF (có chữ ký và con dấu) trong trường hợp cung cấp qua mạng máy tính. Việc cung cấp thông tin qua mạng máy tính phải bảo đảm tính bảo mật, an toàn, chính xác của thông tin;

d) Đối với thông tin lý lịch tư pháp có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010, ngoài hình thức nêu tại điểm b, c khoản này, có thể được gửi dưới hình thức công văn trả lời.

2. Thông tin lý lịch tư pháp được gửi bằng một trong các phương thức như trực tiếp, qua bưu điện, mạng máy tính, cụ thể:

a) Trường hợp thông tin lý lịch tư pháp được gửi trực tiếp thì bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận, làm thủ tục ký nhận giữa bên tiếp nhận và bên gửi thông tin. Sau khi làm thủ tục ký nhận, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm đăng ký sổ văn bản đến, ghi rõ ngày tiếp nhận, số ký hiệu tên văn bản, tên văn bản, cơ quan cung cấp thông tin, ký và ghi rõ họ tên của mình. Ngày ký nhận văn bản là ngày Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nhận được thông tin lý lịch tư pháp;

b) Trường hợp thông tin lý lịch tư pháp được gửi qua bưu điện thì bộ phận tiếp nhận phải vào sổ văn bản đến, ghi rõ ngày tiếp nhận, số ký hiệu văn bản, tên văn bản, cơ quan cung cấp thông tin, ký và ghi rõ họ tên của mình. Ngày nhận được văn bản theo dấu bưu điện chuyển đến là ngày Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nhận được thông tin lý lịch tư pháp;

c) Trường hợp thông tin lý lịch tư pháp được cung cấp qua mạng máy tính thì các cơ quan có liên quan phải có văn bản thông báo địa chỉ thư điện tử chính thức của cơ quan mình hoặc của bộ phận làm đầu mối cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cung cấp địa chỉ thư điện tử chính thức của bộ phận tiếp nhận thông tin. Việc cung cấp thông tin qua mạng máy tính chỉ được thực hiện sau khi Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp thông báo cho các cơ quan có liên quan địa chỉ thư điện tử chính thức của bộ phận tiếp nhận thông tin.

Sau khi nhận được thông tin, bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm vào sổ văn bản đến, ghi rõ ngày tiếp nhận, số ký hiệu văn bản, tên văn bản, cơ quan cung cấp thông tin, ký nhận vào sổ và thông báo cho cơ quan, đơn vị đã cung cấp thông tin.

 

Mau 01. Trich luc ban an hinh su.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.40. Hình thức cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.TT.2.8. Tiếp nhận thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.15. Tạo lập dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử)

Điều 15.4.TT.2.7. Thông tin lý lịch tư pháp

(Điều 7 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

Thông tin lý lịch tư pháp bao gm thông tin lý lịch tư pháp dưới hình thức văn bản giấy và thông tin lý lịch tư pháp dưới hình thức dữ liệu điện tử (nghĩa là thông tin lý lịch tư pháp dưới dạng số theo tiêu chun, quy chun kỹ thuật về công nghệ thông tin, sau đây gọi là thông tin lý lịch tư pháp điện tử).

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.25. Hình thức cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.40. Hình thức cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã)

Mục 2

LẬP LÝ LỊCH TƯ PHÁP, CẬP NHẬT, XỬ LÝ THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP VỀ ÁN TÍCH

Điều 15.4.LQ.26. Lập Lý lịch tư pháp

(Điều 26 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Sở Tư pháp nơi người bị kết án thường trú lập Lý lịch tư pháp của người đó; trường hợp không xác định được nơi thường trú thì Sở Tư pháp nơi người bị kết án tạm trú lập Lý lịch tư pháp.

Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

2. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập và lưu giữ Lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người bị kết án;

b) Người bị kết án được dẫn độ để thi hành án hoặc được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam;

c) Nhận được bản sao trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp theo quy định tại Điều 17 của Luật này.

3. Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích quy định tại Điều 15 của Luật này.

4. Lý lịch tư pháp được lập riêng cho từng người bị kết án với các nội dung sau đây:

a) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người đó;

b) Ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

5. Trường hợp một người bị kết án về nhiều tội và đã được tổng hợp hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự thì Lý lịch tư pháp của người đó ghi rõ từng tội danh, điều khoản luật được áp dụng và hình phạt chung đối với các tội đó.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 50. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tộiĐiều 51. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án của Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự ban hành ngày 21/12/1999Điều 15.4.LQ.12. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.13. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.17. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.17. Phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tíchĐiều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.10. Gửi thông tin sau khi lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.4. Trường hợp đề nghị cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TT.2.11. Lập Lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.NĐ.1.10. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị Tòa án kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010

(Điều 10 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm Lý lịch tư pháp của những người bị Tòa án kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 trên cơ sở thông tin lý lịch tư pháp về án tích do các cơ quan, tổ chức cung cấp theo quy định tại các điều từ Điều 16 đến Điều 21 của Luật Lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.16. Nhiệm vụ của Tòa án trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.17. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.18. Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.19. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.20. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.21. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức khác trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích)

Điều 15.4.NĐ.1.11. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010

(Điều 11 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Trường hợp người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 7 năm 2010, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nhận được thông tin lý lịch tư pháp về án tích của người đó thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này để lập Lý lịch tư pháp của người bị kết án.

2. Sau khi nhận được bản sao bản án, các thông tin khác do Tòa án và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp lập Lý lịch tư pháp của người bị kết án.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.9. Phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.4. Trường hợp đề nghị cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích)

Điều 15.4.NĐ.1.12. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 và đã được Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp

(Điều 12 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 07 năm 2010, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nhận được thông tin về tình trạng án tích của người đó do cơ quan Công an, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng cung cấp để cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp nơi thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp tiến hành lập Lý lịch tư pháp của người đó.

2. Trong trường hợp cần có thêm thông tin về án tích của người bị kết án để lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.9. Phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.4. Trường hợp đề nghị cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích)

Điều 15.4.TT.1.5. Lập mã số Lý lịch tư pháp

(Điều 5 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Nguyên tắc lập mã số Lý lịch tư pháp:

a) Mã số Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở Bảng mã Lý lịch tư pháp của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ban hành kèm theo Thông tư này (Phụ lục số 01);

b) Trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp mỗi người chỉ có duy nhất một mã số Lý lịch tư pháp;

c) Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia sử dụng chính mã số Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp lập để lưu trữ và quản lý Lý lịch tư pháp trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

2. Cách lập mã số Lý lịch tư pháp:

a) Mã số Lý lịch tư pháp bao gồm: mã Lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền lập của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp, năm lập Lý lịch tư pháp, số thứ tự lập Lý lịch tư pháp;

b) Mã Lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền lập của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp được quy định trong Bảng mã Lý lịch tư pháp của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;

c) Số thứ tự lập Lý lịch tư pháp gồm 05 chữ số, bắt đầu từ số 00001. Số thứ tự này sẽ quay vòng theo từng năm (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12). Sau một năm, số thứ tự sẽ trở về 00001.

Ví dụ: Mã số Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A được lập: 25HN2013/00001, trong đó:

- “25HN” là mã Lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền lập của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội;

- “2013” là năm lập Lý lịch tư pháp cho Nguyễn Văn A;

- “00001” là số thứ tự lập Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A.

3. Cách lập mã số bản án:

Mã số bản án được lập theo mã số Lý lịch tư pháp và thêm thứ tự cập nhật bản án.

Ví dụ: Nguyễn Văn A có mã số Lý lịch tư pháp là 25HN2013/00001, bản án đầu tiên được cập nhật trong Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A có mã số là 25HN2013/00001/01, tương tự bản án tiếp theo nếu được cập nhật có mã số là 25HN2013/00001/02.

Đối với Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở bản án hình sự phúc thẩm và bản án hình sự sơ thẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (sau đây gọi là Thông tư số 06/2013/TT-BTP) thì mã số bản án được lập như sau:

Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở bản án sơ thẩm theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 06/2013/TT-BTP thì mã số bản án xét xử phúc thẩm cập nhật trong Lý lịch tư pháp sử dụng theo mã số của bản án xét xử sơ thẩm, thêm ký hiệu PT.

Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở bản án phúc thẩm theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 06/2013/TT-BTP thì mã số của bản án xét xử sơ thẩm cập nhật trong Lý lịch tư pháp được sử dụng theo mã số của bản án xét xử phúc thẩm, thêm ký hiệu ST.

 

Phu luc 01. Bang ma LLTP.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.1.6. Ghi thông tin chung về án tích trong Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.19. Ban hành Bảng mã Lý lịch tư pháp của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Danh mục biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp, biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp kèm theo Thông tư này như sau:Điều 15.4.TT.2.11. Lập Lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TT.1.5a. Xử lý thông tin lý lịch tư pháp của người đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(Điều 5a Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011, được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Trường hợp nhận được Lý lịch tư pháp của người đã có Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người đó từng cư trú lập thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có nhiệm vụ sau đây:

a) Đối với hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện hợp nhất các hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy của người đó vào hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy của Sở Tư pháp nơi người đó đang cư trú;

b) Đối với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện ghi chú và kết nối các bản Lý lịch tư pháp điện tử của người đó trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia;

Đối với bản Lý lịch tư pháp điện tử do Sở Tư pháp nơi người đó đang cư trú lập thì ghi chú: “Từng cư trú tại…, đã có Lý lịch tư pháp, mã số Lý lịch tư pháp…”; đối với bản Lý lịch tư pháp điện tử do Sở Tư pháp nơi người đó từng cư trú lập thì ghi chú: “Đang cư trú tại…, đã có Lý lịch tư pháp, mã số Lý lịch tư pháp….”.

Ví dụ: Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia nhận được Lý lịch tư pháp có mã số 25HN2013/00001 của Sở Tư pháp nhưng người đó đã có Lý lịch tư pháp có mã số 31HM2011/00012 do từng cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia tiến hành ghi chú vào Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp thành phố Hà Nội lập nội dung sau: “Từng cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có Lý lịch tư pháp mã số Lý lịch tư pháp: 31HM2011/00012”; ghi chú vào Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh lập như sau: “Đang cư trú tại thành phố Hà Nội, đã có Lý lịch tư pháp mã số Lý lịch tư pháp: 25HN2013/00001”.

c) Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện thông báo cho Sở Tư pháp nơi người đó đang cư trú và Sở Tư pháp nơi người đó đã cư trú về việc người đó cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Sở Tư pháp nơi nhận được thông báo của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện ghi chú vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án về việc người đó đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Điều 15.4.TT.1.6. Ghi thông tin chung về án tích trong Lý lịch tư pháp

(Điều 6 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Thông tin về cá nhân trong Lý lịch tư pháp bao gồm:

a) Thông tin về nhân thân của người có Lý lịch tư pháp được cập nhật vào các mục tương ứng trong Lý lịch tư pháp của người đó;

b) Thông tin về thay đổi, cải chính hộ tịch, thông tin về chứng tử, thông tin về việc cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của người có Lý lịch tư pháp được cập nhật vào mục Ghi chú trong phần Thông tin về cá nhân.

2. Thông tin chung về án tích trong Lý lịch tư pháp là thông tin tóm tắt về các bản án được cập nhật trong Lý lịch tư pháp và ghi theo thứ tự thời gian cập nhật bản án đó.

a) Mã số bản án được cập nhật tại phần thông tin chung về án tích theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này;

b) Thời điểm được xóa án tích cập nhật trong các trường hợp nhận được quyết định xóa án tích của Tòa án, giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án hoặc có kết quả xác minh đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích;

c) Kết quả Giám đốc thẩm/Tái thẩm:

Trường hợp giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì ghi “Giữ nguyên bản án, quyết định”;

Trường hợp hủy bỏ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì ghi “Hủy bản án, quyết định”.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.1.5. Lập mã số Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.TT.1.7. Ghi thông tin về án tích trong Lý lịch tư pháp

(Điều 7 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Thông tin về án tích là nội dung của từng bản án đã được đánh mã số ở Phần II. “Thông tin chung về án tích”. Mỗi bản án được cập nhật có 04 phần chính bao gồm:

a) Nội dung bản án;       

b) Tình trạng thi hành án: cập nhật nội dung của các quyết định, giấy chứng  nhận, giấy xác nhận, văn bản thông báo (sau đây gọi chung là quyết định, giấy chứng nhận) liên quan đến quá trình thi hành bản án;

c) Giám đốc thẩm/Tái thẩm: cập nhật nội dung của 02 loại quyết định.

Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nhiều bản án, quyết định thì thông tin về bản án, quyết định bị hủy theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm được xử lý theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Thông tư số 06/2013/TT-BTP;

d) Xoá án tích: cập nhật nội dung của quyết định xóa án tích, giấy chứng nhận xoá án tích và kết quả xác minh điều kiện đương nhiên được xoá án tích.

2. Trường hợp người bị kết án có nhiều án tích thì cập nhật các án tích đó theo thứ tự thời gian nhận được thông tin lý lịch tư pháp.

3. Thông tin lý lịch tư pháp được cập nhật trong phần Tình trạng thi hành án bao gồm những thông tin sau:

a) Thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan cung cấp theo quy định tại Điều 15 Luật Lý lịch tư pháp, Điều 13, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp được cập nhật vào các mục tương ứng trong phần Tình trạng thi hành án;

b) Trường hợp nhận được quyết định thi hành án phạt tù có thời hạn, án phạt tù cho hưởng án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, án phạt tử hình, án phạt chung thân, án phạt trục xuất; quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; quyết định ủy thác thi hành án hình sự; quyết định đình chỉ việc thi hành án phạt tù thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thực hiện cập nhật thông tin vào mục “Quyết định thi hành bản án hình sự” trong phần Tình trạng thi hành án.

Trường hợp nhận được quyết định ủy thác thi hành án dân sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thực hiện cập nhật thông tin vào mục “Quyết định thi hành án phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác” trong phần Tình trạng thi hành án;

c) Trường hợp nhận được thông tin lý lịch tư pháp bổ sung khác trong quá trình thi hành án của người có Lý lịch tư pháp như quyết định tổng hợp hình phạt; quyết định thu hồi quyết định về thi hành án; thông báo về việc phạm nhân chết thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thực hiện cập nhật thông tin đó vào mục “Quyết định, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, văn bản thông báo khác” trong phần Tình trạng thi hành án.

4. Cập nhật mục Xóa án tích:

a) Trường hợp nhận được Giấy chứng nhận xóa án tích, Quyết định xóa án tích thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cập nhật nội dung của giấy chứng nhận hoặc quyết định đó vào các mục tương ứng, mục nội dung chứng nhận hoặc quyết định ghi rõ “đã được xóa án tích kể từ ngày…tháng…năm….”;

b) Trường hợp thực hiện xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cập nhật nội dung Kết quả xác minh trong mục Xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích như sau:

Nếu người bị kết án thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp (sau đây gọi là Nghị định số 111/2010/NĐ-CP) thì ghi là “đã được xóa án tích”.

Nếu người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP thì ghi là “có án tích”.

Nếu người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP thì chưa cập nhật thông tin về đương nhiên được xóa án tích trong Lý lịch tư pháp của người đó mà chờ kết quả xét xử của Tòa án.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.15. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.18. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về đương nhiên được xóa án tích sau khi có kết quả xác minhĐiều 15.4.TL.1.13. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do Tòa án cung cấpĐiều 15.4.TL.1.15. Thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát cung cấpĐiều 15.4.TL.1.16. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do cơ quan Công an cung cấp.Điều 15.4.TL.1.17. Thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan thi hành án dân sự cung cấpĐiều 15.4.TL.1.18. Thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết ánĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.TT.1.8. Ghi thông tin lý lịch tư pháp đối với trường hợp một người có nhiều bản án trong Lý lịch tư pháp

(Điều 8 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)

 

Trường hợp Lý lịch tư pháp của một người đã được lập mà sau đó bị kết án bằng bản án khác thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ghi mã số bản án đó vào Phần II. “Thông tin chung”, cập nhật thông tin của bản án đó vào mục “Nội dung bản án”. Mục “Tình trạng thi hành bản án” được cập nhật tương tự như cách ghi thông tin của bản án đầu tiên.

 

Điều 15.4.TT.1.10. Gửi thông tin sau khi lập Lý lịch tư pháp

(Điều 10 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Sau khi Lý lịch tư pháp được lập, Sở Tư pháp gửi một bản cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia kèm theo Công văn. Trường hợp Sở Tư pháp gửi nhiều bản Lý lịch tư pháp thì gửi kèm theo danh sách Lý lịch tư pháp ghi rõ họ, tên, mã số Lý lịch tư pháp của người đó.

2. Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở bản án, Sở Tư pháp gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia một bản Lý lịch tư pháp có các nội dung: Phần I. “Thông tin về cá nhân”, Phần II. “Thông tin chung về án tích” và mục “Nội dung bản án” trong Phần III. “Thông tin về án tích”.

3. Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án, Sở Tư pháp gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia một bản Lý lịch tư pháp có các nội dung: Phần I. “Thông tin về cá nhân” và Phần IV. “Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.

4. Lý lịch tư pháp được cung cấp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia dưới dạng văn bản giấy hoặc dưới dạng dữ liệu điện tử.

Lý lịch tư pháp được cung cấp dưới dạng dữ liệu điện tử phải bảo đảm quy định về hình thức cung cấp tại khoản 2 Điều 8 và tiêu chuẩn của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư số 06/2013/TT-BTP.

Lý lịch tư pháp được cung cấp dưới dạng văn bản giấy phải sử dụng giấy có chất lượng tốt, nội dung được in rõ ràng, được đóng dấu của Sở Tư pháp ở góc bên trái, phía trên, nơi ghi tên cơ quan lập Lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp có nhiều tờ phải được đóng dấu giáp lai.

Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi Lý lịch tư pháp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc lập Lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.26. Lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.38. Lập Lý lịch tư pháp và cập nhật thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.TT.2.8. Tiếp nhận thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.15. Tạo lập dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử)

Điều 15.4.TT.2.11. Lập Lý lịch tư pháp

(Điều 11 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Việc lập Lý lịch tư pháp đi với người bị Tòa án kết án kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 được thực hiện như sau:

a) Sở Tư pháp thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp trên cơ sở thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức cung cp;

b) Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khon 5 Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp trên cơ sở thông tin do Sở Tư pháp và các cơ quan khác có liên quan cung cp.

2. Việc lập Lý lịch tư pháp đối với người bị Tòa án kết án trước ngày 0tháng 7 năm 2010 được thực hiện như sau:

a) Trường hợp Sở Tư pháp nhận được thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngà01 tháng 7 năm 2010 như quyết định thi hành án hình sự, giấy chứnnhận chấp hành xong án phạt tù, đặc xá, đại xá, giấy xác nhận kết quả thi hành án dân sự hoặc các thông tin lý lịch tư pháp khác có liên quan đến người bị kết án, nhưng chưa nhận được bản án có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở quyết định, giấy chứng nhận đã nhận được và ghi rõ nguồn thông tin để lập Lý lịch tư pháp. Đồng thời, Sở Tư pháp đề nghị Tòa án đã xét xử vụ án cung cấp bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại đim a khoản 1 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP. Trên cơ sở bản án do Tòa án cung cấp, Sở Tư pháp thực hiện cập nhật bổ sung những thông tin còn thiếu vào Lý lịch tư pháp đã được lập;

b) Trường hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia nhận được thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án Việt Nam kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở quyết định, giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Trường hợp kết quả tra cứu, xác minh của cơ quan công an, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng cho thy người được cp Phiếu lý lịch tư pháp “có án tích”, nhưng trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp chưa có Lý lịch tư pháp của người đó, thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia hoặc Sở Tư pháp nơi thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp tiến hành lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở kết quả tra cứu, xác minh của cơ quan Công an, Tòa án. Đng thời, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc S Tư pháp đề nghị Tòa án đã xét xử vụ án cung cấp bản án theo quy định tại đim a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch s 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP. Trên cơ sở bản án do Tòa án cung cấp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp thực hiện bổ sung những thông tin còn thiếu vào Lý lịch tư pháp đã được lập.

3. Việc lập Lý lịch tư pháp trong trường hợp nhận được bản án phúc thm được thực hiện như sau:

a) Trường hợp bản án phúc thm không chp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm thì Sở Tư pháp lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở bản án sơ thm có hiệu lực pháp luật, đồng thời cập nhật cả bản án xét xử phúc thm vào Lý lịch tư pháp;

b) Trường hợp bản án phúc thm sửa bản án sơ thm thì Sở Tư pháp lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở bản án phúc thm đồng thời cập nhật cả bản án xét xử sơ thm vào Lý lịch tư pháp;

c) Trường hợp bản án phúc thm hủy án sơ thm và chuyn hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại thì Sở Tư pháp chưa lập Lý lịch tư pháp mà chờ bản án có hiệu lực pháp luật để lập Lý lịch tư pháp;

d) Trường hợp bản án phúc thm hủy bản án sơ thm và đình chỉ vụ án thì Sở Tư pháp không lập Lý lịch tư pháp;

đ) Trường hợp nhận được quyết định đình chỉ xét xử phúc thm thì Sở Tư pháp lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở bản án hình sự sơ thm có hiệu lực pháp luật;

e) Mã số bản án của bảán hình sự sơ thm có kháng cáo, kháng nghị cập nhật trong Lý lịch tư pháp được sử dụng theo mã số của bản án hình sự phúc thm, thêm ký hiệu ST.

Ví dụ: Bn án hình sự phúc thm có mã số bản án trong Lý lịch tư pháp là 31HM2011/00001/01 thì bản án hình sự sơ thm có kháng cáo, kháng nghị có mã số bản án là 31HM2011/00001/01ST.

4. Trường hợp nhận được bản án tuyên án tử hình nhưng chưa nhận được quyết định thi hành bản án hoặc quyết định thi hành án tử hình do Tòa án cung cp thì Sở Tư pháp tiến hành lập Lý lịch tư pháp của người bị kết án.

5. Trường hợp nhận được bn án xét xử phúc thm, bản án tuyên án tử hình đi với người bị kết án mà không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.26. Lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.5. Lập mã số Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.4. Trường hợp đề nghị cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TT.2.10. Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia)

Điều 15.4.TT.2.12. Trường hợp không lập Lý lịch tư pháp

(Điều 12 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia, Sở Tư pháp không lập Lý lịch tư pháp của người bị kết án trong nhng trường hp sau đây:

1. Nhận được quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù trong trường hp người đang chp hành án phạt tù chết, thông báo phạm nhân chết nhưng chưa nhận được bản án hoặc các quyết định, giấy chứng nhận khác có liên quan đến án tích của người đó.

2. Nhận được bản án có hiệu lực pháp luật tuyên bị cáo vô tội hoặc tuyên miễn trách nhiệm hình sự.

3. Nhận được quyết định thi hành bản án hoặc quyết định thi hành án tử hình nhưng chưa nhận được bn án hoặc các quyết định, giấy chứng nhận khác có liên quan đến án tích của người đó.

 

Điều 15.4.TT.2.15. Tạo lập dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử

(Điều 15 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử là dữ liệđược số hóa từ văn bản chứa thông tin lý lịch tư pháp và dữ liệu được tạo lập, chuyn đi từ thông tin lý lịch tư pháp điện tử do các cơ quan, tổ chức cung cấp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp theo đúng tiêu chun của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.

2. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử bao gồm: Lý lịch tư pháp được tạo lập bằng phn mềm chuyên dụng (sau đây gọi là Lý lịch tư pháp điện tử) và thông tin lý lịch tư pháp điện tử bảo đảm tiêu chuẩn của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử theo quy định tại khoản 3 của Điều này.

Đối với thông tin lý lịch tư pháp điện tử chưa bảo đảm phù hợp với tiêu chun của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ thực hiện việc chun hóa và chuyn đi dữ liệu sang dạng dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.

3. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây:

a) Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải phù hp với nội dung các biu mẫu theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, Thông tư số 13/2011/TT-BTP, Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP và các văn bản khác quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp;

b) Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải thng nht, phù hợp với tiêu chun, quy chun kỹ thuật về công nghệ thông tin;

c) Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải bảo đảm được truy cập và kết xuất để thuận tiện trong việc liên kết, tích hợp, trao đi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp với các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.

4. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được tạo lập tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia, Sở Tư pháp bng phần mềm chuyên dụng và được tập hp, sắp xếp theo nguyên tc cá thể hóa người có Lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.10. Gửi thông tin sau khi lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TL.1.3. Hình thức và phương thức cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.14. Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án cung cấpĐiều 15.4.TL.1.17. Thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan thi hành án dân sự cung cấpĐiều 15.4.TT.2.16. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp điện tử)

Điều 15.4.TT.2.17. Lập hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

(Điều 17 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. "Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy" bao gồm Lý lịch tư pháp của cá nhân, các văn bản có chứa thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức cung cấp và các văn bản khác có liên quan đến cá nhân người có Lý lịch tư pháp như quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch, giấy chứng tử, kết quả xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích, được tập hợp và đưa vào hồ sơ theo nguyên tắc phân loại, sắp xếp thành hồ sơ của từng cá nhân.

2. Sau khi Lý lịch tư pháp đã được lập, người làm công tác lý lịch tư pháp có nhiệm vụ lập hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy để lưu trữ vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Lý lịch tư pháp đã lập phải được đóng dấu của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ở góc bên trái, phía trên, nơi ghi tên cơ quan lập Lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp có nhiều tờ thì phải được đóng dấu giáp lai.

3. Tài liệu trong hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy được sắp xếp theo thứ tự như sau:

a) Danh mục tài liệu;

b) Lý lịch tư pháp;

c) Các văn bản có chứa thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức cung cấp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp;

d) Các văn bản khác có liên quan.

4. Các văn bản quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này được sắp xếp theo thứ tự thời gian nhận được văn bản, đánh số tờ, bắt đầu từ tờ số 01 cho đến tờ cuối cùng.

Trường hợp bổ sung thêm số tờ của Lý lịch tư pháp trong quá trình cập nhật thông tin bổ sung thì đánh số trùng với số tờ trước đó của Lý lịch tư pháp và thêm chữ cái a, b, c....Việc đánh số tờ phải rõ ràng, chính xác, đánh bằng bút chì đen, mềm và cách mép bên phải, phía trên tờ giấy 1 cm.

5. Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy được lập phải được đánh số lưu trữ hồ sơ. Số lưu trữ hồ sơ được đánh từ 01 đến n theo thứ tự thời gian đưa hồ sơ bằng giấy vào lưu trữ, không quay vòng theo năm.

6. Danh mục tài liệu được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu số 01/TT-BTP), bao gồm những thông tin sau: số thứ tự, tên văn bản, số hiệu văn bản, tờ số, ngày lưu văn bản, người lưu văn bản.

Ví dụ: Hồ sơ lý lịch tư pháp gồm Lý lịch tư pháp gồm 03 trang, tờ số 01, 02, 03 và Quyết định thi hành án hình phạt tù gồm 01 trang, tờ số 04, sau đó Lý lịch tư pháp được bổ sung thêm 02 tờ thì Danh mục tài liệu được ghi như sau:

 

STT

Tên văn bản

Số hiệu văn bản

Tờ số

Ngày lưu

Người lưu

1

Lý lịch tư pháp

31HM2011/00001

01, 02, 03

 

 

2

Quyết định thi hành án hình phạt tù

01/QĐ-THA

04

 

 

3

Lý lịch tư pháp

31HM2011/00001

03a, 03b

 

 

 

7. Bìa hồ sơ lý lịch tư pháp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu số 02/TT-BTP), bao gồm những thông tin sau: Tên cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; mã số Lý lịch tư pháp; số lưu trữ hồ sơ; họ và tên người có Lý lịch tư pháp; ngày, tháng, năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; nơi thường trú; nơi tạm trú.

Thông tin trên bìa hồ sơ lý lịch tư pháp phải ghi rõ ràng bằng bút dạ mực đen, không viết tắt, họ và tên của người có Lý lịch tư pháp viết bằng chữ in hoa, các mục khác viết chữ thường, mục ngày, tháng, năm sinh dùng dấu gạch ngang.

8. Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải được lập và đưa vào lưu trữ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lập Lý lịch tư pháp; trường hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia nhận được Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cung cấp thì thời hạn là 20 ngày, kể từ ngày nhận được Lý lịch tư pháp đó.

 

Mau so 01.Danh muc tai lieu.doc

Mau so 02. Bia ho so LLTP.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.2.18. Bổ sung tài liệu vào hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấyĐiều 15.4.TT.2.21. Giao nhận hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấyĐiều 15.4.TT.2.22. Sắp xếp, rà soát, thống kê hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy)

Điều 15.4.LQ.27. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường hợp miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

(Điều 27 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Trường hợp Lý lịch tư pháp của một người đã được lập, sau đó có quyết định của Toà án về miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì Sở Tư pháp cập nhật các thông tin này vào Lý lịch tư pháp của người đó.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.34. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.LQ.28. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường hợp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm

(Điều 28 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Đối với quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp ghi nội dung quyết định đó vào Lý lịch tư pháp.

2. Đối với quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp cập nhật thông tin lý lịch tư pháp như sau:

a) Trường hợp Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định bị huỷ thì Lý lịch tư pháp được xóa bỏ trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;

b) Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nhiều bản án, quyết định thì thông tin về bản án, quyết định bị huỷ trong Lý lịch tư pháp được xóa bỏ.   

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.34. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.LQ.29. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp đối với những bản án tiếp theo

(Điều 29 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Trường hợp Lý lịch tư pháp của một người đã được lập mà sau đó bị kết án bằng bản án khác thì Sở Tư pháp bổ sung những thông tin của bản án tiếp theo vào Lý lịch tư pháp của người đó.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.32. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp công dân Việt Nam bị Toà án nước ngoài kết ánĐiều 15.4.LQ.34. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.1.12. Ghi Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung trong trường hợp cập nhật bản án hình sự, quyết định tuyên bố phá sản tiếp theoĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.LQ.30. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp chấp hành xong bản án hoặc được đặc xá, đại xá

(Điều 30 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Khi nhận được giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung; quyết định đình chỉ thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ, Sở Tư pháp ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo nội dung của giấy chứng nhận, quyết định, văn bản thông báo.

2. Khi nhận được giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo nội dung của giấy chứng nhận; trường hợp được đặc xá thì ghi “đã chấp hành xong hình phạt tù theo quyết định đặc xá”; trường hợp được đại xá thì ghi “được miễn trách nhiệm hình sự theo quyết định đại xá”.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.32. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp công dân Việt Nam bị Toà án nước ngoài kết ánĐiều 15.4.LQ.34. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.LQ.31. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp trục xuất

(Điều 31 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Trường hợp người bị kết án đã thi hành hình phạt trục xuất thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia ghi “đã bị trục xuất” vào Lý lịch tư pháp của người đó. 

 

Điều 15.4.LQ.32. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp công dân Việt Nam bị Toà án nước ngoài kết án

(Điều 32 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Trường hợp công dân Việt Nam đã có Lý lịch tư pháp mà sau đó được dẫn độ để thi hành án hoặc được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo nội dung của quyết định dẫn độ hoặc quyết định tiếp nhận chuyển giao.

2. Trường hợp công dân Việt Nam đã có Lý lịch tư pháp mà sau đó có trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người đó do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cập nhật thông tin theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

3. Trường hợp nhận được thông báo về quyết định miễn, giảm hình phạt, đặc xá, đại xá của nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị Toà án nước đó kết án đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo quy định tại Điều 27 và khoản 2 Điều 30 của Luật này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.29. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp đối với những bản án tiếp theoĐiều 15.4.LQ.30. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp chấp hành xong bản án hoặc được đặc xá, đại xá)

Điều 15.4.LQ.33. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp người bị kết án được xoá án tích

(Điều 33 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Trường hợp người bị kết án đương nhiên được xoá án tích thì Sở Tư pháp thực hiện việc cập nhật thông tin như sau:

a) Khi nhận được giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì ghi “đã được xóa án tích” vào Lý lịch tư pháp của người đó;

b) Khi xác định người bị kết án có đủ điều kiện đương nhiên được xoá án tích theo quy định của Bộ luật hình sự thì ghi “đã được xóa án tích” vào Lý lịch tư pháp của người đó.

2. Trường hợp người bị kết án được Toà án quyết định xoá án tích theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự thì Sở Tư pháp ghi “đã được xóa án tích” vào Lý lịch tư pháp của người đó.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.34. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung

(Điều 13 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Sở Tư pháp thực hiện cập nhật thông tin bổ sung vào Lý lịch tư pháp đã lập trên cơ sở các thông tin lý lịch tư pháp nhận được, cụ thể như sau:

a) Trường hợp nhận được thông tin lý lịch tư pháp theo quy định tại Điều 16, Điều 20, Điều 21, khoản 2 Điều 22 Luật Lý lịch tư pháp và Điều 13, khoản 3 Điều 15, khoản 4 Điều 16, Điều 17 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP và các thông tin lý lịch tư pháp khác do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp, Sở Tư pháp thực hiện cập nhật thông tin bổ sung vào Lý lịch tư pháp đã được lập theo quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29, khoản 1 Điều 30 và Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp;

b) Trường hợp bản án có thông tin về tiền án của người bị kết án và nội dung của tiền án chưa có trong Lý lịch tư pháp của người đó, Sở Tư pháp thực hiện cập nhật bổ sung thông tin của tiền án như một bản án tiếp theo vào Lý lịch tư pháp của người đó và ghi chú rõ là tiền án trong bản án nào. Đồng thời, Sở Tư pháp đề nghị Tòa án đã xét xử vụ án cung cấp bản án có liên quan theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP. Trên cơ sở bản án do Tòa án cung cấp, Sở Tư pháp thực hiện bổ sung những thông tin còn thiếu vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án;

c) Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở bản án hình sự phúc thẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này, Sở Tư pháp bổ sung những thông tin còn thiếu của bản án hình sự phúc thẩm vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án khi nhận được bản án hình sự sơ thẩm;

d) Trường hợp nhận được quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Sở Tư pháp thực hiện cập nhật thông tin vào Lý lịch tư pháp như sau:

Đối với quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp ghi nội dung quyết định đó vào Lý lịch tư pháp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 và điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư số 13/2011/TT-BTP.

Đối với quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thấm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và Lý lịch tư pháp của người bị kết án chỉ được lập trên cơ sở bản án hoặc quyết định bị hủy thì Lý lịch tư pháp của người đó được xóa bỏ trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Đồng thời, Sở Tư pháp căn cứ vào quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để xem xét, quyết định tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử của người đó theo quy định tại Điều 24 và khoản 2, khoản 3 Điều 26 Thông tư này.

Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nhiều bản án, quyết định thì thông tin về bản án, quyết định bị hủy trong Lý lịch tư pháp bằng giấy được gạch chéo và ghi rõ “xóa bỏ theo quyết định giám đốc thẩm” hoặc “xóa bỏ theo quyết định tái thẩm”; đối với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử thì được xóa bỏ và ghi rõ "xóa bỏ theo quyết định giám đốc thẩm” hoặc “xóa bỏ theo quyết định tái thẩm”;

đ) Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã có Lý lịch tư pháp và kết quả tra cứu, xác minh của cơ quan công an, Tòa án cho thấy người đó "có án tích” mà án tích này chưa có trong Lý lịch tư pháp của người đó thì Sở Tư pháp, nơi thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp thực hiện cập nhật thông tin đó vào Lý lịch tư pháp của người đó theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

e) Trường hợp Sở Tư pháp nhận được quyết định thi hành án, quyết định đình chỉ phúc thẩm, quyết định ủy thác thi hành án, quyết định đình chỉ thi hành án thì cập nhật thông tin bổ sung vào mục Quyết định thi hành bản án hình sự trong Lý lịch tư pháp theo mẫu số 01/TT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BTP;

g) Trường hợp nhận được quyết định tổng hợp hình phạt, thông báo của giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam về việc phạm nhân chết thì Sở Tư pháp cập nhật nội dung của thông báo này vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án. Đồng thời, Sở Tư pháp căn cứ vào quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù do Tòa án cung cấp để xem xét, quyết định tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy của người đó theo quy định tại Điều 24 Thông tư này;

h) Trường hợp nhận được quyết định của Chủ tịch nước về việc ân giảm án tử hình thì Sở Tư pháp cập nhật nội dung của quyết định này vào mục Quyết định ân giảm án phạt tử hình trong Lý lịch tư pháp của người bị kết án;

i) Trường hợp Sở Tư pháp nhận được quyết định thi hành án dân sự thì cập nhật thông tin bổ sung vào mục Quyết định thi hành án phạt tiền, án phạt tịch thu tài sản, án phí và nghĩa vụ dân sự khác tại phần Tình trạng thi hành án trong Lý lịch tư pháp của người đó;

k) Sở Tư pháp thực hiện cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc cập nhật thông tin.

2. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện cập nhật thông tin bổ sung vào Lý lịch tư pháp đã lập theo quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở thông tin do Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan cung cấp.

Trường hợp nhận được văn bản thông báo về việc thi hành án phạt trục xuất, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong trường hợp kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cập nhật nội dung của văn bản thông báo, quyết định tạm đình chỉ vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án.

Trường hợp công dân Việt Nam đã có Lý lịch tư pháp mà sau đó nhận được trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người đó do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cập nhật thông tin về trích lục bản án hoặc trích lục án tích như một bản án tiếp theo vào Lý lịch tư pháp của người đó.

Trường hợp nhận được thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cập nhật thông tin về việc đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án theo quy định tại Điều 27 và khoản 2 Điều 30 Luật Lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.16. Nhiệm vụ của Tòa án trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.20. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.21. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức khác trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.27. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường hợp miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tùĐiều 15.4.LQ.28. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường hợp giám đốc thẩm hoặc tái thẩmĐiều 15.4.LQ.29. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp đối với những bản án tiếp theoĐiều 15.4.LQ.30. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp chấp hành xong bản án hoặc được đặc xá, đại xáĐiều 15.4.LQ.33. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp người bị kết án được xoá án tíchĐiều 15.4.TT.1.6. Ghi thông tin chung về án tích trong Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.7. Ghi thông tin về án tích trong Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TL.1.4. Trường hợp đề nghị cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TL.1.13. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do Tòa án cung cấpĐiều 15.4.TL.1.15. Thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát cung cấpĐiều 15.4.TL.1.16. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do cơ quan Công an cung cấp.Điều 15.4.TL.1.17. Thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan thi hành án dân sự cung cấpĐiều 15.4.TT.2.9. Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư phápĐiều 15.4.TT.2.10. Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc giaĐiều 15.4.TT.2.16. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp điện tửĐiều 15.4.TT.2.24. Tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấyĐiều 15.4.TT.2.26. Lưu trữ và xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử)

Điều 15.4.TT.2.16. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp điện tử

(Điều 16 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Người làm công tác lý lịch tư pháp thực hiện cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp điện tử đã được tạo lập trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

2. Việc cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp điện tử được thực hiện theo quy định tại Điu 13 Thông tư này.

3. Thông tin lý lịch tư pháp bổ sung được cập nhật vào Lý lịch tư pháp điện tử phải bảo đảm các tiêu chun của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này.

4. Việc chỉnh sửa dữ liệu đã được cập nhật vào dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.2.15. Tạo lập dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử)

Điều 15.4.TT.2.18. Bổ sung tài liệu vào hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

(Điều 18 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Sau khi cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp đã được lập trong dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử, người làm công tác lý lịch tư pháp có trách nhiệm bổ sung các văn bản có chứa thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy.

2. Khi bổ sung tài liệu vào hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, người làm công tác lý lịch tư pháp thực hiện đánh số tờ của tài liệu đối với các văn bản có chứa thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 17 và ghi vào Danh mục tài liệu theo quy định tại khoản 6 Điều 17 của Thông tư này. Việc bổ sung tài liệu vào hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải được sự phê duyệt của người có thm quyền.

Trong quá trình bổ sung tài liệu vào hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, người làm công tác lý lịch tư pháp có trách nhiệm bảo qun hồ sơ, không được làm mt, hư hỏng, thay đi tài liệu có trong h sơ.

3. Khi người bị kết án đã chp hành xonbản án và thông tin về việc chấp hành xong bản án được cập nhật vào Lý lịch tư pháp điện tử thì người làm công tác lý lịch tư pháp có nhiệm vụ in toàn bộ phần thông tin về tình trạng thi hành bản án đã được cập nhật, b sung đ đưa vào h sơ lý lịch tư pháp bng giy của người đó.

4. Trường hợp b sung, đính chính thông tin về cá nhân hoặc thông tin về bản án trong Lý lịch tư pháp điện tử thì người làm công tác lý lịch tư pháp in phần thông tin cá nhân hoặc thông tin về bản án đã được chỉnh sửa đ b sung vào hồ sơ lý lịch tư pháp bng giy của người đó kèm theo các văn bản chứa thông tin bổ sung, đính chính. Việc bổ sung thông tin phải có sự xác nhận, phê duyệt của người có thẩm quyền.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.2.17. Lập hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấyĐiều 15.4.TT.2.23. Giao nhận hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy để bổ sung tài liệu)

Điều 15.4.TT.2.19. Hiệu chỉnh thông tin lý lịch tư pháp trong dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử và hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

(Điều 19 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Khi có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử và hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp phải tiến hành kim tra, xác minh để hiệu chỉnh cho phù hợp. Văn bản có chứa thôntin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức cung cp và các giấy t khác có liên quan như quyết định thay đi, cải chính hộ tịch, giấy chứng tử, kết quả xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích có giá trị là văn bản gc đ đi chiếu và hiệu chỉnh thông tin.

2. Trong trường hp S Tư pháp tiến hành hiệu chỉnh đi với Lý lịch tư pháp đã cung cp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia thì sau khi hiệu chnh phải có văn bản thông báo về việc hiệu chỉnh đó gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

3. Trong trường hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quc gia phát hiện sự sai lệch thông tin lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp gửi thì phải thông báo bng văn bản để Sở Tư pháp hiệu chỉnh cho phù hợp.

 

Điều 15.4.LQ.34. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung

(Điều 34 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Trường hợp Lý lịch tư pháp được cập nhật thông tin theo quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29, khoản 1 Điều 30 và Điều 33 của Luật này thì Sở Tư pháp phải gửi thông tin đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc cập nhật thông tin. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cập nhật vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ngay sau khi nhận được thông tin bổ sung. 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.27. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường hợp miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tùĐiều 15.4.LQ.28. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường hợp giám đốc thẩm hoặc tái thẩmĐiều 15.4.LQ.29. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp đối với những bản án tiếp theoĐiều 15.4.LQ.30. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp chấp hành xong bản án hoặc được đặc xá, đại xáĐiều 15.4.LQ.33. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp người bị kết án được xoá án tíchĐiều 15.4.LQ.38. Lập Lý lịch tư pháp và cập nhật thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sung

(Điều 11 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Trường hợp Lý lịch tư pháp được cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29, khoản 1 Điều 30, Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp và Điều 13 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, căn cứ vào nội dung thông tin được cập nhật trong Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trường hợp Sở Tư pháp thực hiện lập Lý lịch tư pháp và đồng thời cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp đã lập thì Sở Tư pháp gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia bản Lý lịch tư pháp được lập đã có các thông tin lý lịch tư pháp bổ sung được cập nhật, không gửi Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp nhận được các quyết định, giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 18 và Điều 19 của Luật Lý lịch tư pháp thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia gửi bản sao của các quyết định, giấy chứng nhận này cho Sở Tư pháp nơi người bị kết án cư trú theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Lý lịch tư pháp.

4. Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền có thẩm quyền ký Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung.

5. Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung được cung cấp dưới dạng văn bản giấy hoặc dữ liệu điện tử.

Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung được cung cấp dưới dạng dữ liệu điện tử phải bảo đảm quy định về hình thức cung cấp tại khoản 2 Điều 8 và tiêu chuẩn của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư số 06/2013/TT-BTP.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.18. Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.19. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.22. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.27. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường hợp miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tùĐiều 15.4.LQ.28. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường hợp giám đốc thẩm hoặc tái thẩmĐiều 15.4.LQ.29. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp đối với những bản án tiếp theoĐiều 15.4.LQ.30. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp chấp hành xong bản án hoặc được đặc xá, đại xáĐiều 15.4.LQ.33. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp người bị kết án được xoá án tíchĐiều 15.4.LQ.38. Lập Lý lịch tư pháp và cập nhật thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.TT.2.8. Tiếp nhận thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.10. Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc giaĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.2.15. Tạo lập dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử)

Điều 15.4.TT.1.12. Ghi Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung trong trường hợp cập nhật bản án hình sự, quyết định tuyên bố phá sản tiếp theo

(Điều 12 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)

 

1. Trường hợp cập nhật đối với những bản án tiếp theo quy định tại Điều 29 của Luật Lý lịch tư pháp, căn cứ vào Lý lịch tư pháp đã được cập nhật, Sở Tư pháp ghi các thông tin về bản án đó vào Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung bao gồm các nội dung tại mục “Nội dung bản án” trong Phần III “Thông tin về án tích” trong Lý lịch tư pháp và gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Trường hợp cập nhật đối với quyết định tuyên bố phá sản tiếp theo, căn cứ vào Lý lịch tư pháp đã được cập nhật, Sở Tư pháp ghi các thông tin về quyết định tuyên bố phá sản đó vào Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung bao gồm các nội dung trong Phần IV “Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã” trong Lý lịch tư pháp và gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.29. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp đối với những bản án tiếp theoĐiều 15.4.LQ.38. Lập Lý lịch tư pháp và cập nhật thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã)

Điều 15.4.TT.1.13. Ghi Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung trong trường hợp cập nhật các quyết định, giấy chứng nhận liên quan đến tình trạng thi hành án

(Điều 13 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung phải ghi rõ các thông tin về quyết định, giấy chứng nhận được cập nhật bổ sung trong Lý lịch tư pháp, bao gồm: loại thông tin là tên quyết định, giấy chứng nhận được cập nhật trong Lý lịch tư pháp; số văn bản; ngày tháng năm ra văn bản, cơ quan ban hành văn bản và nội dung của văn bản.

Ví dụ:

Loại thông tin: Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù

Số văn bản

01/2011/QĐ-CA

Ngày tháng năm ra văn bản

10/01/2011

Cơ quan ban hành văn bản

Tòa án nhân dân…

Nội dung của văn bản

Thời gian được hoãn: 03 tháng; Ngày quyết định có hiệu lực: 10/01/2011; Cơ quan, tổ chức theo dõi, quản lý: UBND xã…

Ghi chú        

 

2. Mục nội dung của văn bản được cập nhật trong Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung, cụ thể như sau:

a) Trường hợp cập nhật quyết định thi hành án phạt tù có thời hạn, án phạt tù cho hưởng án treo, án phạt tù chung thân, án phạt cải tạo không giam giữ, án phạt tử hình, án phạt trục xuất thì ghi rõ: hình phạt chính phải thi hành, hình phạt bổ sung (nếu có), thời điểm chấp hành án phạt chính.

Trường hợp cập nhật quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thì ghi rõ: ngày tháng năm đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp cập nhật quyết định ủy thác thi hành án hình sự thì ghi rõ: cơ quan được ủy thác thi hành án, án phạt được ủy thác thi hành án, ngày tháng năm ủy thác thi hành án.

Trường hợp cập nhật quyết định đình chỉ việc thi hành án phạt tù thì ghi rõ: án phạt được đình chỉ, ngày tháng năm đình chỉ thi hành án phạt tù;

b) Trường hợp cập nhật quyết định miễn chấp hành án phạt tù có thời hạn, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, quyết định miễn chấp hành án phạt cấm cư trú, quyết định miễn chấp hành án phạt quản chế thì ghi rõ: án phạt được miễn chấp hành, ngày tháng năm được miễn, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực;

c) Trường hợp cập nhật quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì ghi rõ: thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực, cơ quan, tổ chức theo dõi, quản lý;

d) Trường hợp cập nhật quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thì ghi rõ: hình phạt được giảm thời hạn chấp hành, thời gian được giảm, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực;

đ) Trường hợp cập nhật quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo thì ghi rõ: thời gian được rút ngắn, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực;

e) Trường hợp cập nhật giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù/ án phạt cải tạo không giam giữ/ thời gian thử thách án treo thì ghi rõ: án phạt chấp hành xong, về nơi cư trú, hình phạt bổ sung tiếp tục phải chấp hành, ngày tháng năm chấp hành xong án phạt.

Trường hợp cập nhật văn bản thông báo kết quả thi hành án phạt trục xuất thì ghi rõ: kết quả thi hành án phạt trục xuất, ngày tháng năm thi hành án phạt trục xuất;

g) Trường hợp cập nhật quyết định tiếp nhận chuyển giao, quyết định thi hành quyết định tiếp nhận chuyển giao/Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ thì ghi rõ: nội dung quyết định hoặc thông báo, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực;

h) Trường hợp cập nhật giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cư trú, án phạt quản chế, án phạt tước một số quyền công dân, án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì ghi rõ: án phạt chấp hành xong, ngày tháng năm chấp hành xong án phạt;

i) Trường hợp cập nhật quyết định ân giảm án phạt tử hình thì ghi rõ: nội dung ân giảm, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực;

k) Trường hợp cập nhật quyết định thi hành án phạt tiền, án phạt tịch thu tài sản, án phí và nghĩa vụ dân sự khác thì ghi rõ: các khoản phải thi hành, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực.

Trường hợp cập nhật quyết định ủy thác thi hành án dân sự thì ghi rõ: cơ quan được ủy thác thi hành án, án phạt được ủy thác thi hành án, ngày tháng năm ủy thác thi hành án;

l) Trường hợp cập nhật quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước, quyết định đình chỉ thi hành án dân sự ghi rõ: án phạt được miễn, giảm hoặc đình chỉ, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực;

m) Trường hợp cập nhật giấy xác nhận kết quả thi hành án dân sự thì ghi rõ: nội dung xác nhận (toàn bộ, một phần); nghĩa vụ dân sự còn phải thi hành (nếu có);

n) Trường hợp cập nhật văn bản xác nhận đã chấp hành xong hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự thì ghi rõ: nội dung xác nhận, ngày tháng năm chấp hành xong án phạt;

o) Trường hợp cập nhật giấy chứng nhận đặc xá thì ghi rõ: ngày được đặc xá tha tù trước thời hạn, nơi cư trú sau khi được đặc xá, hình phạt bổ sung tiếp tục phải chấp hành (nếu có).

Trường hợp cập nhật giấy chứng nhận đại xá thì ghi rõ: số giấy chứng nhận, ngày tháng năm ra văn bản, cơ quan cấp giấy chứng nhận, số quyết định đại xá, ngày tháng năm được đại xá tha tù, nơi cư trú sau khi được đại xá;

p) Trường hợp cập nhật quyết định, giấy chứng nhận khác thì ghi rõ: nội dung của quyết định, giấy chứng nhận đó theo nội dung được cập nhật trong Lý lịch tư pháp, ngày tháng năm văn bản có hiệu lực;

q) Trường hợp cập nhật quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, giấy chứng nhận xóa án tích, quyết định xóa án tích thì ghi rõ: số văn bản, ngày tháng năm ra văn bản, Tòa án ra quyết định hoặc Tòa án cấp giấy chứng nhận, nội dung quyết định hoặc nội dung chứng nhận, ngày tháng năm văn bản có hiệu lực;

r) Trường hợp cập nhật kết quả xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì ghi rõ: ngày tháng năm xác minh, nơi thực hiện việc xác minh, kết quả xác minh.

 

Điều 15.4.LQ.35. Xử lý thông tin lý lịch tư pháp khi tội phạm được xóa bỏ

(Điều 35 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Trường hợp người bị kết án về một tội nhưng tội phạm này được xoá bỏ theo quy định của Bộ luật hình sự thì thông tin về tội đó được xóa bỏ trong Lý lịch tư pháp của người đó.          

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.2.24. Tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấyĐiều 15.4.TT.2.26. Lưu trữ và xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử)

Mục 3

THÔNG TIN VỀ CẤM ĐẢM NHIỆM CHỨC VỤ, THÀNH LẬP, QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ THEO QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN

Điều 15.4.LQ.36. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

(Điều 36 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập từ quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của Luật phá sản.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.37. Cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 37.2.LQ.8. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dânĐiều 37.2.LQ.108. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sảnĐiều 37.2.LQ.111. Đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sảnĐiều 37.2.LQ.112. Giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sảnĐiều 37.2.LQ.113. Xem xét đơn đề nghị, kiến nghị theo thủ tục đặc biệtĐiều 37.2.LQ.130. Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản)

Điều 15.4.LQ.37. Cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

(Điều 37 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Toà án đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã gửi trích lục quyết định tuyên bố phá sản, trong đó có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sở trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Nội dung trích lục quyết định tuyên bố phá sản bao gồm:

a) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi thường trú hoặc tạm trú của người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

3. Sở Tư pháp có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về  cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án cung cấp.

Trường hợp người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thường trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, Sở Tư pháp gửi thông tin lý lịch tư pháp của người đó cho Sở Tư pháp nơi người đó thường trú trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin; trường hợp không xác định được nơi thường trú của người đó thì gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú.

Việc tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã phải được ghi vào sổ tiếp nhận theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.3. Mục đích quản lý lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.23. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.LQ.36. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.LQ.38. Lập Lý lịch tư pháp và cập nhật thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 37.2.LQ.130. Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sảnĐiều 15.4.NĐ.1.13. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.TT.2.14. Xử lý thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã)

Điều 15.4.TL.1.14. Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án cung cấp

(Điều 14 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

Tòa án đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có nhiệm vụ gửi cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sở quyết định tuyên bố phá sản hoặc trích lục quyết định tuyên bố phá sản (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.

 

Mau 02. Trich luc quyet dinh tuyen bo pha san.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.26. Phối hợp rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.14. Xử lý thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.TT.2.15. Tạo lập dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử)

Điều 15.4.LQ.38. Lập Lý lịch tư pháp và cập nhật thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

(Điều 38 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Trường hợp người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chưa có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp nơi người đó thường trú hoặc tạm trú lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở quyết định tuyên bố phá sản của Toà án với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.

Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

2. Trường hợp người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản đã có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo quyết định của Tòa án và gửi thông tin đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Việc cập nhật thông tin bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.34. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.LQ.37. Cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.TT.1.10. Gửi thông tin sau khi lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.11. Gửi thông tin lý lịch tư pháp bổ sungĐiều 15.4.TT.1.12. Ghi Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung trong trường hợp cập nhật bản án hình sự, quyết định tuyên bố phá sản tiếp theoĐiều 15.4.TT.2.14. Xử lý thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã)

Điều 15.4.NĐ.1.13. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

(Điều 13 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Sở Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận trích lục quyết định tuyên bố phá sản có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 do Tòa án cung cấp theo quy định tại Điều 37 của Luật Lý lịch tư pháp để lập Lý lịch tư pháp của người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Trường hợp người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đã có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật Lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.37. Cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã)

Điều 15.4.NĐ.1.14. Thẩm quyền và nội dung lập Lý lịch tư pháp của người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

(Điều 14 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Sở Tư pháp, nơi người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thường trú, lập Lý lịch tư pháp của người đó; trường hợp người đó không có nơi thường trú thì Sở Tư pháp, nơi người đó tạm trú, lập Lý lịch tư pháp.

2. Lý lịch tư pháp được lập riêng cho từng người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã với các nội dung sau đây:

a) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi thường trú, tạm trú của người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Số quyết định, ngày tháng năm của quyết định, Tòa án đã ra quyết định tuyên bố phá sản.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.2.14. Xử lý thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã)

Điều 15.4.TT.1.9. Ghi thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong Lý lịch tư pháp

(Điều 9 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)

 

Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được ghi theo thứ tự thời gian cập nhật thông tin. Nội dung thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã ghi theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.

 

Điều 15.4.TT.2.14. Xử lý thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

(Điều 14 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Sở Tư pháp thực hiện tiếp nhận, cung cấp thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hp tác xã theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Lý lịch tư pháp, Điều 11, Điều 14 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP. Trường hợp người bị Tòa án cm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là người nước ngoài và không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Sở Tư pháp gửi thông tin lý lịch tư pháp của người đó cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

2. Sở Tư pháp thực hiện lập Lý lịch tư pháp của người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Lý lịch tư pháp, Điều 14 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP. Trường hợp người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là người nước ngoài và không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.

3. Trường hợp người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đã có Lý lịch tư pháp thì S Tư pháp bổ sung thông tin cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hp tác xã vào Lý lịch tư pháp của người đó theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Lý lịch tư pháp.

4. Trường hp hết thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án thì thông tin về việc cá nhân không đưc thành lập, quản lý doanh nghiệp, hp tác xã trong Lý lịch tư pháp bằng giấy của người đó được gạch chéo và ghi rõ “đã hết thời hạn cm”; đi với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử thì được xóa bỏ và ghi rõ “đã hết thời hạn cm”.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.37. Cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.LQ.38. Lập Lý lịch tư pháp và cập nhật thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.LQ.39. Xử lý thông tin lý lịch tư pháp khi hết thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xãĐiều 15.4.NĐ.1.14. Thẩm quyền và nội dung lập Lý lịch tư pháp của người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.Điều 15.4.TL.1.14. Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án cung cấp)

Điều 15.4.LQ.39. Xử lý thông tin lý lịch tư pháp khi hết thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

(Điều 39 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Thông tin về việc cá nhân không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được xóa bỏ trong Lý lịch tư pháp của cá nhân đó khi hết thời hạn theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.2.14. Xử lý thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã)

Điều 15.4.LQ.40. Hình thức cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

(Điều 40 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc mạng Internet, mạng máy tính.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.3. Hình thức và phương thức cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.7. Thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.NĐ.1.5. Cung cấp thông tin giữa Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu khác.

(Điều 5 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân có trách nhiệm cung cấp những thông tin cần thiết theo yêu cầu của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp để xác định về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân để phục vụ công tác của các cơ quan này theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.24. Phối hợp cung cấp thông tin giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu khácĐiều 15.4.TT.2.6. Liên kết, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan)

Điều 15.4.NĐ.1.15. Phối hợp rà soát việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp giữa Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân

(Điều 15 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Định kỳ hằng quý, Sở Tư pháp liên hệ với Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi địa phương mình rà soát, đối chiếu các bản án hình sự, quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó có nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án cấp tỉnh, cấp huyện đã tuyên để bảo đảm việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp không bị bỏ sót hoặc chậm trễ.

 

Điều 15.4.TL.1.26. Phối hợp rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư pháp

(Điều 26 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Định kỳ 6 tháng và hằng năm, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia phối hợp với Tòa án quân sự Trung ương, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Cục hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát, Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an, các trại giam, trại tạm giam, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh, Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp thực hiện rà soát về số lượng thông tin lý lịch tư pháp đã cung cấp.

Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia phối hợp với Vụ Thống kê tổng hợp thuộc Tòa án nhân dân tối cao trong việc rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư pháp do Tòa án cung cấp.

2. Định kỳ hằng quý, Sở Tư pháp phối hợp với các Tòa phúc thẩm, Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện (Bộ phận thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) nơi các cơ quan này có trụ sở để thực hiện rà soát về số lượng thông tin lý lịch tư pháp đã cung cấp theo quy định tại Điều 13, Điều 14, khoản 3 Điều 15, khoản 4 Điều 16, Điều 17, Điều 20 Thông tư liên tịch này.

3. Việc phối hợp rà soát về số lượng thông tin lý lịch tư pháp đã cung cấp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có nhiệm vụ gửi cho các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 1 Điều này văn bản đề nghị kèm theo trích sao báo cáo thống kê thông tin lý lịch tư pháp đã nhận được để phối hợp rà soát, đối chiếu.

Tòa án quân sự Trung ương, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát, Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an, các trại giam, trại tạm giam, Phòng Cảnh sát thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ rà soát, đối chiếu số liệu thông tin lý lịch tư pháp mà cơ quan, đơn vị đó có nhiệm vụ cung cấp và thông báo cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị rà soát thông tin lý lịch tư pháp.

Trường hợp số lượng thông tin lý lịch tư pháp cung cấp chưa đầy đủ, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đề nghị Tòa án quân sự Trung ương, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an, các trại giam, trại tạm giam, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh, Tổng cục thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp cung cấp thêm thông tin;

b) Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi cho các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 2 Điều này văn bản đề nghị kèm theo trích sau báo cáo thống kê thông tin lý lịch tư pháp đã nhận được để phối hợp rà soát, đối chiếu.

Các Tòa phúc thẩm, Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục thi hành án dân sự huyện, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện (Bộ phận thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) có nhiệm vụ rà soát, xác minh, đối chiếu số liệu thông tin lý lịch tư pháp mà cơ quan, đơn vị đó có nhiệm vụ cung cấp và thông báo cho Sở Tư pháp trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị rà soát thông tin lý lịch tư pháp.

Trường hợp số lượng thông tin lý lịch tư pháp cung cấp chưa đầy đủ, Sở Tư pháp đề nghị các Tòa phúc thẩm, Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện (Bộ phận thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) xác minh, cung cấp thêm thông tin.

4. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, trên cơ sở kết quả rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp phối hợp thực hiện rà soát việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. Việc phối hợp rà soát về số lượng thông tin lý lịch tư pháp giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ, có sai sót, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho đầy đủ, chính xác.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.16. Phối hợp xác minh, cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.13. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do Tòa án cung cấpĐiều 15.4.TL.1.14. Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã do Tòa án cung cấpĐiều 15.4.TL.1.15. Thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát cung cấpĐiều 15.4.TL.1.16. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do cơ quan Công an cung cấp.Điều 15.4.TL.1.17. Thông tin lý lịch tư pháp do cơ quan thi hành án dân sự cung cấpĐiều 15.4.TL.1.20. Tra cứu, xác minh thông tin có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 tại cơ quan Công an)

Điều 15.4.NĐ.1.16. Phối hợp xác minh, cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 16 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Trong quá trình cập nhật thông tin lý lịch tư pháp, trường hợp các thông tin về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có điểm chưa rõ ràng, chính xác thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân để xác minh, làm rõ.

2. Cơ quan đăng ký hộ tịch khi ban hành quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; cấp giấy chứng tử có trách nhiệm gửi bản chính hoặc bản sao quyết định, giấy chứng tử đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.24. Phối hợp cung cấp thông tin giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu khácĐiều 15.4.TL.1.26. Phối hợp rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.6. Liên kết, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan)

Điều 15.4.TL.1.24. Phối hợp cung cấp thông tin giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu khác

(Điều 24 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

Việc phối hợp cung cấp thông tin giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu khác theo quy định tại Điều 5 và Điều 16 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP được thực hiện như sau:

1. Trong quá trình cập nhật thông tin lý lịch tư pháp, trường hợp các thông tin về nhân thân như: họ, tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú, họ tên cha, mẹ, vợ, chồng và thông tin khác về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có điểm chưa rõ ràng, chính xác thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp gửi văn bản cho các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân để xác minh, làm rõ, cụ thể như sau:

a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch cung cấp thông tin về họ, tên, ngày tháng năm sinh, họ tên cha, mẹ, vợ, chồng và những thông tin khác về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trong trường hợp có sự sai lệch thông tin về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch để xác minh tính chính xác của thông tin;

b) Cơ quan đăng ký hộ tịch đã ban hành quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, cấp giấy chứng tử cho người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện cung cấp thông tin về việc thay đổi, cải chính hộ tịch và chứng từ;

c) Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý chứng minh nhân dân thực hiện xác minh, cung cấp thông tin về nơi cư trú, số chứng minh nhân dân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư; cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch; cơ quan đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý chứng minh nhân dân có nhiệm vụ xác minh, cung cấp thông tin cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đã đề nghị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin. Đối với những trường hợp đặc biệt cần xác minh nhiều nơi được phép kéo dài thời hạn nhưng không quá 20 ngày làm việc.

3. Việc phối hợp cung cấp, xác minh, rà soát thông tin lý lịch tư pháp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp, bảo vệ bí mật nhà nước và lưu trữ quốc gia.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.5. Cung cấp thông tin giữa Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu khác.Điều 15.4.NĐ.1.16. Phối hợp xác minh, cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.6. Liên kết, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan)

Điều 15.4.TT.2.6. Liên kết, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan

(Điều 6 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan của cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, cơ quan quản lý hộ tịch, cơ quan thi hành án dân sự.

Việc phối hợp cung cấp thông tin giữa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 16 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP và Điều 24 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 hướng dẫn trình tự; thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP).

2. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để thực hiện việc trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử giữa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp với các cơ sở dữ liệu khác có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.5. Cung cấp thông tin giữa Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu khác.Điều 15.4.NĐ.1.16. Phối hợp xác minh, cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.24. Phối hợp cung cấp thông tin giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu khác)

Điều 15.4.TT.2.20. Tiếp nhận, xử lý thông tin thay đổi, cải chính hộ tịch, chứng tử

(Điều 20 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Thông tin thay đổi, cải chính hộ tịch, giấy chứng tử được ghi vào Sổ tiếp nhận riêng và được xử lý, phân loại, sắp xếp, lưu trữ để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin về nhân thân của người có Lý lịch tư pháp.

2. Trường hợp xác định được thông tin về nhân thân trong Lý lịch tư pháp của cá nhân có sự thay đổi, cải chính thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp tiến hành cập nhật thông tin trong Lý lịch tư pháp của người đó đúng với thông tin mới về thay đổi, cải chính hộ tịch và ghi rõ trong mục ghi chú thông tin về thay đổi, cải chính hộ tịch.

3. Trường hợp nhận được giấy chứng tử của người đã có Lý lịch tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp thực hiện ghi chú vào Lý lịch tư pháp điện tử của người đó và xem xét, quyết định loại bỏ, tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.16. Sử dụng và bảo quản sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.24. Tiêu hủy hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy)

Chương IV

CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Mục 1

PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Điều 15.4.LQ.41. Phiếu lý lịch tư pháp

(Điều 41 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:

a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;

b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.LQ.42. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1

(Điều 42 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Tình trạng án tích:

a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.3. Mục đích quản lý lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1)

Điều 15.4.TT.1.14. Ghi Phiếu lý lịch tư pháp

(Điều 14 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)

 

1. Cách ghi mục Tình trạng án tích trong Phiếu lý lịch tư pháp số 1:
a) Đối với người không bị kết án, người đã bị kết án nhưng được xóa án tích, người được đại xá thì ghi “Không có án tích”; trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì ghi “Không có án tích trong thời gian cư trú tại Việt Nam”. Các ô, cột trong mục này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
b) Đối với người đã bị kết án mà chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “Có án tích” và ghi rõ nội dung bản án vào các ô, cột trong Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Cách ghi mục Tình trạng án tích trong Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “Không có án tích”; trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì ghi “Không có án tích trong thời gian cư trú tại Việt Nam”. Các ô, cột trong mục này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
Án tích nào không có các nội dung tại các mục hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự, án phí thì ghi dấu “//” vào các mục đó.
c) Nội dung về Tình trạng thi hành án ghi theo nội dung quyết định, giấy chứng nhận được cập nhật trong Lý lịch tư pháp của người đó tại thời điểm yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Ví dụ: Ghi Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của Nguyễn Văn A:
Tình trạng án tích của Nguyễn Văn A là: có án tích. Trong Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A tại thời điểm yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được cập nhật đến “Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù” thì trong mục “Tình trạng thi hành án” ghi là: Hoãn chấp hành án phạt tù theo Quyết định số…, ngày….tháng…năm…, của Tòa án nhân dân….
d) Cách ghi mục “Xóa án tích”:  Đối với những án tích đã được xóa thì ghi là “Đã được xóa án tích ngày   tháng  năm”. Đối với những án tích chưa được xóa thì ghi là “Chưa được xóa án tích”.
3. Cách ghi mục “Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”:
a) Đối với người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì ghi “Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”, các ô, cột trong mục này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
b) Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
c) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 không yêu cầu xác nhận nội dung về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì mục “Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã” không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
4. Trường hợp thông tin về nơi cư trú, họ tên cha, mẹ, vợ, chồng trong Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ thì ghi kí hiệu “//” vào mục những thông tin còn thiếu.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.43. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2)

Điều 15.4.LQ.43. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2

(Điều 43 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Tình trạng án tích:

a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.3. Mục đích quản lý lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.46. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2Điều 15.4.TT.1.14. Ghi Phiếu lý lịch tư pháp)

Mục 2

CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Điều 15.4.LQ.44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

(Điều 44 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.12. Nhiệm vụ của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.13. Nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.48. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.NĐ.1.17. Phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích

(Điều 17 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng chưa nhận được Giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời hạn đang có án tích hay không. Việc xác minh được thực hiện như sau:

a) Sở Tư pháp gửi văn bản yêu cầu xác minh hoặc trực tiếp xác minh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú, làm việc sau khi chấp hành xong bản án;

b) Trong quá trình xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, nếu thấy cần thiết, Sở Tư pháp thực hiện xác minh tại cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan về việc người bị kết án có đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay không.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Sở Tư pháp.

Cán bộ tư pháp – hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện xác minh theo yêu cầu của Sở Tư pháp.

3. Sở Tư pháp gửi kết quả xác minh cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp Lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 của Luật Lý lịch tư pháp, thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia tiến hành xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người bị kết án theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích của Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự ban hành ngày 21/12/1999Điều 15.4.LQ.26. Lập Lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.25. Phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích

(Điều 25 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Việc phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức để cập nhật thông tin vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Sở Tư pháp gửi văn bản yêu cầu xác minh (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) hoặc trực tiếp xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú sau khi chấp hành xong bản án về việc người đó bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời hạn đang có án tích hay không;

b) Cán bộ tư pháp - hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện xác minh theo yêu cầu của Sở Tư pháp. Trường hợp cần thiết, cán bộ tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để phối hợp với Công an cấp xã thực hiện xác minh;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ gửi văn bản thông báo kết quả xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) cho Sở Tư pháp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác minh;

d) Trường hợp Sở Tư pháp trực tiếp xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú sau khi chấp hành xong bản án, thì việc trực tiếp xác minh phải được lập thành biên bản. Biên bản làm việc phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản, họ tên, chức vụ của người tham gia, nội dung làm việc, kết quả xác minh, giấy tờ văn bản kèm theo (nếu có). Biên bản được lập thành hai bản, có chữ ký của người đại diện các cơ quan tham gia và phải được đóng dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi thực hiện việc xác minh.

2. Trường hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia tiến hành xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cập nhật vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp kết quả xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này cho thấy người bị kết án có thể đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp thực hiện xác minh tại cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan để làm rõ về việc người bị kết án có đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay không. Việc tiến hành xác minh được thực hiện như sau:

a) Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp gửi văn bản yêu cầu xác minh (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch);

b) Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có nhiệm vụ gửi văn bản thông báo kết quả xác minh (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đã yêu cầu trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan Thi hành án dân sự có nhiệm vụ gửi văn bản thông báo kết quả xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi nhận được yêu cầu của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.

 

Mau 06. Cong van de nghi phoi hop xac minh dieu kien duong nhien xoa an tich.doc

Mau 07. Tra loi KQ xac minh dieu kien duong nhien xoa an tich.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.21. Tra cứu thông tin có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 tại Tòa án)

Điều 15.4.NĐ.1.18. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về đương nhiên được xóa án tích sau khi có kết quả xác minh

(Điều 18 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Căn cứ vào kết quả xác minh theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp cập nhật thông tin vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án như sau:

1. Ghi vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án là “đã được xóa án tích” nếu người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không phạm tội mới trong thời hạn đang có án tích theo quy định của Bộ luật hình sự;

b) Có án tích về một tội mà lại bị kết án hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội xảy ra trước hoặc sau thời hạn đang có án tích về tội đó theo quy định của Bộ luật hình sự.

2. Trường hợp người đang có án tích về một tội mà lại bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội xảy ra trong thời hạn đang có án tích về tội đó theo quy định của Bộ luật hình sự thì ghi là “có án tích” đối với tội đó.

3. Nếu người có án tích về một tội mà đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc bị kết án nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội xảy ra trong thời hạn đang có án tích về tội đó theo quy định của Bộ luật hình sự thì chưa cập nhật thông tin về đương nhiên xóa án tích trong Lý lịch tư pháp của người đó mà chờ kết quả xét xử của Tòa án.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TT.1.7. Ghi thông tin về án tích trong Lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TT.1.15. Thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung

(Điều 15 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011, có nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền có thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

 

Điều 15.4.LQ.45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1

(Điều 45 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:

a) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

b) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:

a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.  

3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

4. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này.

5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.42. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1Điều 15.4.LQ.46. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2Điều 15.4.LQ.49. Từ chối cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 30.3.NĐ.2.4. Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tùĐiều 15.4.TT.1.3. Ban hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.19. Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.LQ.46. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2

(Điều 46 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.

Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.43. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2Điều 15.4.LQ.45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1Điều 15.4.LQ.49. Từ chối cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.19. Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.19. Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp

(Điều 19 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp.

Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp bản chụp Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cá nhân ủy quyền cho người khác (không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con) làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải có văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người ủy quyền là người nước ngoài đã rời Việt Nam thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt.

2. Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thành lập 01 bộ và nộp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1Điều 15.4.LQ.46. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2)

Điều 15.4.LQ.47. Tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp

(Điều 47 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp chỉ có một nơi thường trú duy nhất tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.

2. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

3. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

4. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.48. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.23. Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp tại cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

(Điều 23 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 được thực hiện tại cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia theo quy định tại Điều 47 Luật Lý lịch tư pháp.

2. Trường hợp người bị Tòa án kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 nhưng từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đã lập Lý lịch tư pháp của người đó theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP thì việc tra cứu thông tin được thực hiện tại cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp để cấp Phiếu lý lịch tư pháp của người đó khi có yêu cầu.

 

Điều 15.4.LQ.48. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp

(Điều 48 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.

2. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.47. Tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.52. Quyền khiếu nại)

Điều 15.4.LQ.49. Từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp

(Điều 49 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

1. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;

2. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật này;

3. Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.

Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1Điều 15.4.LQ.46. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2Điều 15.4.LQ.52. Quyền khiếu nại)

Điều 15.4.LQ.50. Bổ sung, đính chính, thu hồi, hủy bỏ Phiếu lý lịch tư pháp

(Điều 50 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp có trách nhiệm bổ sung, đính chính, thu hồi, hủy bỏ Phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp Phiếu lý lịch tư pháp được cấp có nội dung không chính xác hoặc trái pháp luật.

 

Chương V

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁOVỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Điều 15.4.LQ.51. Xử lý vi phạm

(Điều 51 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Người có thẩm quyền trong quản lý lý lịch tư pháp vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người nào vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 8. Các hình thức kỷ luật của Nghị định 34/2011/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức ban hành ngày 17/05/2011Điều 1. của Nghị định 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã ban hành ngày 14/08/2015Điều 13. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chínhĐiều 14. Cơ quan có trách nhiệm bồi thườngĐiều 17. Thụ lý đơn yêu cầu bồi thườngĐiều 20. Quyết định giải quyết bồi thườngĐiều 21. Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thườngĐiều 56. Nghĩa vụ hoàn trả và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụĐiều 62. Thực hiện việc hoàn trả của Luật 35/2009/QH12 Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ban hành ngày 18/06/2009Điều 5.2.LQ.52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chứcĐiều 38. Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư phápĐiều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấpĐiều 67. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra Tư pháp của Nghị định 110/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã ban hành ngày 24/09/2013)

Điều 15.4.LQ.52. Quyền khiếu nại

(Điều 52 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có quyền khiếu nại trong các trường hợp sau đây:

a) Có căn cứ cho rằng việc từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp là trái pháp luật hoặc việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp quá thời hạn quy định xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

b) Có căn cứ cho rằng Phiếu lý lịch tư pháp được cấp có nội dung không chính xác, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này là 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo việc từ chối hoặc kể từ ngày hết thời hạn giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc kể từ ngày nhận được Phiếu lý lịch tư pháp; trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hiệu khiếu nại là 60 ngày.

Thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền. 

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.48. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.49. Từ chối cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.LQ.53. Thẩm quyền giải quyết khiếu nạiĐiều 18.1.LQ.7. Trình tự khiếu nạiĐiều 18.1.LQ.8. Hình thức khiếu nạiĐiều 18.1.LQ.9. Thời hiệu khiếu nạiĐiều 18.1.LQ.10. Rút khiếu nạiĐiều 18.1.LQ.12. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại)

Điều 15.4.LQ.53. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

(Điều 53 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Giám đốc Sở Tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của mình quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

2. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với hành vi của mình quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp không giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

4. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Thời hạn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp là 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.52. Quyền khiếu nạiĐiều 18.1.LQ.14. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầuĐiều 18.1.LQ.15. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần haiĐiều 18.1.LQ.28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầuĐiều 18.1.LQ.37. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai)

Điều 15.4.LQ.54. Tố cáo

(Điều 54 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong quản lý lý lịch tư pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tố cáo.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.1.LQ.9. Thời hiệu khiếu nạiĐiều 18.1.LQ.11. Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết)

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15.4.LQ.55. Hiệu lực thi hành

(Điều 55 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

 

Điều 15.4.LQ.56. Điều khoản chuyển tiếp

(Điều 56 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

1. Đối với thông tin lý lịch tư pháp về án tích, thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có trước ngày Luật này có hiệu lực thì Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ cung cấp cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp để phục vụ việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc tổ chức thực hiện việc trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích,  thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có trước ngày Luật này có hiệu lực để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

3. Chính phủ phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tra cứu, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.1. Phạm vi điều chỉnh)

Điều 15.4.NĐ.1.24. Xác định nơi tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 24 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 để cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện tại cơ sở dữ liệu của ngành Công an theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.

2. Trường hợp kết quả tra cứu thông tin tại cơ sở dữ liệu của ngành Công an chưa có đủ căn cứ để kết luận về tình trạng án tích của người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc trường hợp quy định tại Điều 27 của Nghị định này thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp liên hệ với Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng để tra cứu thông tin theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Nghị định này.

3. Trường hợp cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có đầy đủ thông tin lý lịch tư pháp có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 của những người quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 8 của Nghị định này thì việc tra cứu thông tin được thực hiện tại cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.8. Phạm vi xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.25. Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại cơ quan Công anĐiều 15.4.NĐ.1.26. Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Tòa ánĐiều 15.4.NĐ.1.27. Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng)

Điều 15.4.NĐ.1.25. Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại cơ quan Công an

(Điều 25 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Trường hợp Sở Tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì việc tra cứu thông tin được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp hợp lệ, Sở Tư pháp gửi Phiếu xác minh lý lịch tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ cho cơ quan Công an cùng cấp;

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu xác minh lý lịch tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh thực hiện tra cứu thông tin về tình trạng án tích của đương sự và gửi cho Sở Tư pháp kết quả tra cứu; trường hợp phải tra cứu thông tin trong hệ thống hồ sơ, tàng thư của Bộ Công an thì thời hạn không quá 09 ngày làm việc.

2. Trường hợp Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì việc tra cứu thông tin được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp hợp lệ, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia gửi Phiếu xác minh lý lịch tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ cho cơ quan quản lý hệ thống hồ sơ, tàng thư của Bộ Công an;

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu xác minh lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý hệ thống hồ sơ, tàng thư của Bộ Công an thực hiện tra cứu thông tin và gửi kết quả tra cứu cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

3. Trong trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, ngay sau khi nhận được yêu cầu, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an thực hiện tra cứu thông tin lý lịch tư pháp của đương sự và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.24. Xác định nơi tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích)

Điều 15.4.TL.1.20. Tra cứu, xác minh thông tin có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 tại cơ quan Công an

(Điều 20 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát thuộc Bộ Công an, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an cấp tỉnh thực hiện tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích để cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này).

Khi nhận được đề nghị của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp, Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát thuộc Bộ Công an, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án đã chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, đại xá tra cứu, xác minh để thực hiện cung cấp thông tin về việc chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, đại xá có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 để lập Lý lịch tư pháp của người bị kết án theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP.

2. Việc trích chuyển số tiền lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp được để lại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp cho cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp xác minh thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện theo quy định của Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

 

Mau 03. Phieu xac minh thong tin LLTP.doc

Mau 04. Thong bao KQ xac minh thong tin LLTP.doc

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.6. Lệ phí và miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.NĐ.1.9. Phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.26. Phối hợp rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.NĐ.1.26. Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Tòa án

(Điều 26 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Trường hợp sau khi đã tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng đương sự có hay không có án tích thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp liên hệ với Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến đương sự để tra cứu hồ sơ.

Thời hạn tra cứu hồ sơ tại Tòa án không quá 5 ngày làm việc.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.24. Xác định nơi tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích)

Điều 15.4.TL.1.21. Tra cứu thông tin có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 tại Tòa án

(Điều 21 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Trong trường hợp kết quả tra cứu thông tin lý lịch tư pháp của cơ quan Công an vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án hoặc Tòa án đã xét xử phúc thẩm vụ án liên quan đến đương sự để tra cứu hồ sơ, nhằm khẳng định người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp có án tích hay không có án tích.

Trường hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp trực tiếp xác minh thì việc trực tiếp xác minh phải được lập thành biên bản theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 25 Thông tư liên tịch này. Trường hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị tra cứu thông tin thì văn bản đề nghị phải ghi rõ thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ tên cha, mẹ, vợ, chồng và thông tin về bản án liên quan đến đương sự (nếu có).

Việc tra cứu thông tin tại Tòa án trong trường hợp này được tiến hành ngay sau khi nhận được kết quả tra cứu xác minh thông tin của cơ quan Công an.

2. Tòa án nơi nhận được đề nghị tra cứu thông tin thực hiện tra cứu hồ sơ và thông báo kết quả cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đã đề nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tra cứu thông tin.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.25. Phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích)

Điều 15.4.NĐ.1.27. Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng

(Điều 27 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng để tra cứu thông tin.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.24. Xác định nơi tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.TL.1.22. Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 tại cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng)

Điều 15.4.TL.1.22. Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 tại cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng

(Điều 22 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho những người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Tòa án quân sự Trung ương tra cứu thông tin.

2. Tòa án quân sự Trung ương thông báo kết quả tra cứu thông tin cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đã đề nghị trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tra cứu thông tin.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.NĐ.1.27. Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng)

Điều 15.4.NĐ.1.28. Tra cứu thông tin lý lịch tư pháp đối với trường hợp đã được xác định không có án tích trước ngày 01 tháng 7 năm 2010

(Điều 28 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Trường hợp người đã được cấp Phiếu lý lịch tư pháp kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 mà đã được xác định không có án tích trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 thì khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp lần thứ hai cho người đó không bắt buộc phải tra cứu thông tin tại các cơ quan Công an, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định tại Chương này.

 

Điều 15.4.TL.1.4. Trường hợp đề nghị cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích

(Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Trường hợp cần có thêm thông tin về tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, tình trạng thi hành án của người đã bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 để lập Lý lịch tư pháp của người đó theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp của người đó theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp, khoản 2, khoản 3 Điều 8, Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp (sau đây gọi là Nghị định số 111/2010/NĐ-CP) thì Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan, đơn vị sau đây tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, cụ thể như sau:

a) Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cung cấp bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì Tòa án đã xét xử phúc thẩm cung cấp bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm; trường hợp bản án được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao cung cấp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm;

b) Tòa án đã ra quyết định thi hành án hình sự cung cấp quyết định thi hành án hình sự;

c) Tòa án đã cấp giấy chứng nhận đặc xá trong trường hợp hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cung cấp thông tin về việc đặc xá;

d) Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh thực hiện cung cấp thth về việc thi hành án phạt trục xuất;

đ) Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện đã ra quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự; quyết định đình chỉ thi hành án; cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án liên quan đến thi hành phần dân sự trong bản án hình sự cung cấp thông tin về việc thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác, thông tin về đình chỉ thi hành án, kết quả thi hành án của người bị kết án;

e) Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân cung cấp thông tin về việc chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo và các hình phạt bổ sung này;

g) Tòa án quân sự Trung ương cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết án.

2. Trường hợp cần có thêm thông tin để lập Lý lịch tư pháp đối với người bị kết án mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp, khoản 2, khoản 3 Điều 8, Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đề nghị các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.LQ.26. Lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.NĐ.1.8. Phạm vi xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án tíchĐiều 15.4.NĐ.1.11. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010Điều 15.4.NĐ.1.12. Lập Lý lịch tư pháp đối với người bị kết án trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 và đã được Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.9. Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư phápĐiều 15.4.TT.2.11. Lập Lý lịch tư phápĐiều 15.4.TT.2.13. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung)

Điều 15.4.TL.1.5. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến bản án hình sự, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và quyết định thi hành án hình sự

(Điều 5 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, Tòa án có nhiệm vụ gửi thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đã đề nghị, cụ thể như sau:

1. Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án hoặc Tòa án đã xét xử phúc thẩm vụ án có nhiệm vụ gửi bản án hình sự hoặc trích lục bản án hình sự.

2. Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.

3. Tòa án đã ra quyết định thi hành án hình sự có nhiệm vụ gửi quyết định thi hành án hình sự.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.6. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc đặc xá

(Điều 6 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

Tòa án đã cấp giấy chứng nhận đặc xá trong trường hợp người bị kết án được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có nhiệm vụ cung cấp thông tin về việc đặc xá cho Trung tâm Lý lịch tư pháp hoặc Sở Tư pháp đã đề nghị.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.12. Thời hạn cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.7. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc thi hành án phạt trục xuất

(Điều 7 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh có nhiệm vụ cung cấp thông tin về việc thi hành án phạt trục xuất cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đã đề nghị.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.12. Thời hạn cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.8. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc thi hành án dân sự

(Điều 8 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện đã ra quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án trong bản án hình sự; quyết định đình chỉ thi hành; cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án liên quan đến thi hành phần dân sự trong bản án hình sự có nhiệm vụ cung cấp thông tin về việc thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác, thông tin về đình chỉ thi hành án, kết quả thi hành án của người bị kết án cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đã đề nghị.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.12. Thời hạn cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.9. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo và các hình phạt bổ sung

(Điều 9 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân có nhiệm vụ cung cấp thông tin về việc chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đã đề nghị.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.12. Thời hạn cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.27. Hiệu lực thi hành)

Điều 15.4.TL.1.10. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết án

(Điều 10 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

Tòa án quân sự Trung ương có nhiệm vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết án cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đã đề nghị.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.12. Thời hạn cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.11. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

(Điều 11 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

Tòa án đã ra quyết định tuyên bố phá sản công nghiệp, hợp tác xã trong đó có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có nhiệm vụ gửi quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực pháp luật cho Sở Tư pháp nơi Tòa án có trụ sở.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.2. Bộ phận đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư phápĐiều 15.4.TL.1.12. Thời hạn cung cấp thông tin lý lịch tư pháp)

Điều 15.4.TL.1.12. Thời hạn cung cấp thông tin lý lịch tư pháp

(Điều 12 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

Thời hạn cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo quy định tại các điều từ Điều 6 đến Điều 11 Thông tư liên tịch này là 10 ngày làm việc, kể từ ngày các cơ quan, tổ chức nhận được văn bản đề nghị cung cấp thông tin của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.6. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc đặc xáĐiều 15.4.TL.1.7. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc thi hành án phạt trục xuấtĐiều 15.4.TL.1.8. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc thi hành án dân sựĐiều 15.4.TL.1.9. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo và các hình phạt bổ sungĐiều 15.4.TL.1.10. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người bị Tòa án quân sự kết ánĐiều 15.4.TL.1.11. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã)

Điều 15.4.LQ.57. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

(Điều 57 Luật số 28/2009/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2010)

 

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.       

 

Điều 15.4.NĐ.1.29. Hiệu lực thi hành

(Điều 29 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2011.

 

Điều 15.4.NĐ.1.30. Trách nhiệm thi hành

(Điều 30 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2011)

 

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ và Công an địa phương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan trong Quân đội tổ chức tra cứu, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp có trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định và những nội dung cần thiết khác của Nghị định để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp./.

 

Điều 15.4.TT.1.18. Hiệu lực thi hành

(Điều 18 Thông tư số 13/2011/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/08/2011)

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2011.
2. Bãi bỏ mẫu Đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và mẫu Phiếu lý lịch tư pháp ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết./.

 

Điều 15.4.TT.1.20. Hiệu lực thi hành

(Điều 3 Thông tư số 16/2013/TT-BTP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp ngày 11/11/2013 của Bộ Tư pháp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2014)

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2014.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết./.

 

 

Điều 15.4.TL.1.27. Hiệu lực thi hành

(Điều 27 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/06/2012)

 

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 6 năm 2012.

2. Việc gửi giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân có từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 đến ngày 30 tháng 6 năm 2011 hướng dẫn tại khoản 4 Điều 16 Thông tư liên tịch này do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức được giao thi hành các loại án này thực hiện.

3. Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08 tháng 02 năm 1999 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức báo cáo về Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng để hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

 

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 15.4.TL.1.9. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo và các hình phạt bổ sungĐiều 15.4.TL.1.16. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích do cơ quan Công an cung cấp.)

Điều 15.4.TT.2.39. Hiệu lực thi hành

(Điều 39 Thông tư số 06/2013/TT-BTP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2013)

 

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2013.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 
 
 
 

 

Thư viện ảnh
Xem thêm
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?